Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất hiện nay
Công cụ nghiên cứu từ khóa là một phần không thể thiếu trong quá trình làm SEO. Nó vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Dưới đây là 5 công cụ thường được dùng trong nghiên cứu từ khóa, mời bạn cùng theo dõi bài viết của Chin Media để hiểu thêm nhé!
Tại sao nên sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa?
Việc sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa mang đến nhiều giá trị to lớn cho các doanh nghiệp, có thể kể đến như:
Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Bằng việc sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa bạn có thể biết được những chủ đề, nội dung nào liên quan tới nhu cầu của khách hàng để tạo ra những nội dung phù hợp và hữu ích. Bên cạnh đó, bạn còn có thể nắm được cách mà khách hàng đang tìm kiếm thông tin trên internet với những từ khóa và thuật ngữ mà họ đang dùng để miêu tả về nhu cầu tìm kiếm của họ.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể nắm được những từ khóa mà đối thủ đang triển khai trong chiến dịch của họ khi sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa. Điều này giúp bạn phát hiện những từ khóa tiềm năng nhưng chưa từng khai thác trước đây. Bên cạnh đó, bạn còn có thể học hỏi từ đối thủ về cách thức tối ưu hóa nội dung để áp dụng vào chiến lược SEO của mình.
Tối ưu SEO tốt hơn
Khi sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ nhận biết được mức độ cạnh tranh và lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng của các từ khóa. Từ đó, bạn có thể chọn ra những từ khóa phù hợp, nó vừa liên quan tới nội dung của website vừa lượng tìm kiếm nhiều mà độ cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được thông tin về những từ khóa liên quan để tạo ra những liên kết chất lượng cho trang web.
5 công cụ nghiên cứu từ khóa thông dụng
Google Keyword Planner
Đây là công cụ miễn phí do Google cung cấp để nghiên cứu từ khóa. Bạn có thể dựa vào công cụ này để nắm được lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa tại một quốc gia cụ thể hay trên toàn thế giới.
Ưu điểm
Công cụ này được đánh giá là có thể giúp cho việc lên kế hoạch SEO và xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn. Các thông tin về từ khóa được chính Google đưa ra nên đảm bảo tính chính xác. Đặc biệt, công cụ này đưa ra list từ khóa liên quan và đề xuất các từ khóa mới dựa trên từ khóa mà người dùng cung cấp. Nhờ vậy, bạn có thể tìm được những từ khóa tiềm năng và phù hợp với chiến dịch của mình.
Nhược điểm
Để có được những thông tin chi tiết về từ khóa và sử dụng đầy đủ các tính năng của công cụ, bạn cần phải có tài khoản quảng cáo và có chiến dịch chạy quảng cáo. Bên cạnh đó, từ khóa gợi ý có phạm vi rộng nên việc chọn lọc trở nên khó khăn hơn.
Keyword Tool Dominator
Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa sử dụng dữ liệu từ Google và các trang thương mại điện tử Amazon, Ebay,… Dựa vào mức độ phổ biến của từ khóa mà công cụ sẽ sắp xếp thứ hạng của chúng theo thứ tự.
Ưu điểm
Đặc điểm của Keyword Tool Dominator là bạn có thể khai thác từ khóa mở rộng của một từ khóa bất kỳ vì mức độ đề xuất từ khóa rất phong phú. Nhờ vậy, bạn có thể mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu và tìm thêm được nhiều từ khóa tiềm năng khác. Cùng với đó, công cụ có giao diện đơn giản nên phù hợp với những người mới bắt đầu.
Nhược điểm
Không giống Google Keyword Planner có thể cung cấp dữ liệu trực tiếp, Keyword Tool sử dụng nguồn dữ liệu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bản miễn phí của Keyword Tool không thể sử dụng nhiều chức năng và số lượng từ khóa cũng bị giới hạn. Vì vậy, để có thể sử dụng các tính năng nâng cao của công cụ, bạn phải dùng bản có trả phí.
>>Xem thêm: Bài viết chuẩn SEO
Ahrefs
Công cụ hỗ trợ SEO Ahrefs có cơ sở dữ liệu khổng lồ và thông tin luôn được cập nhật thường xuyên, trung bình cứ 15 – 30 phút/lần. Cách thức hoạt động của nó cũng tương tự với Google, nó sẽ sử dụng những con bọ để đi quét và thu thập thông tin trên các trang web.
Ưu điểm
Bên cạnh khả năng nghiên cứu từ khóa chi tiết và độ khó từ khóa chính xác thì Ahrefs còn có nhiều tính năng nổi bật khác để hỗ trợ SEO như: thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, backlink…. Chính vì thế, đây được xem là một công cụ khá toàn năng.
Nhược điểm
Để có đầy đủ thông tin về từ khóa bắt buộc bạn phải sử dụng bản có trả phí. Bên cạnh đó, bạn không thể kiểm tra quá nhiều từ khóa trong ngày hoặc trong tháng vì công cụ giới hạn mỗi ngày chỉ có 25 lượt tìm kiếm và mỗi tháng không quá 100 lượt.
>>>Xem thêm: Web chuẩn SEO
Google Trend
Google Trend ra đời từ năm 2006, đây là công cụ cung cấp thông tin về những xu hướng mới đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, khi sử dụng Google Trend, người dùng có thể điều chỉnh kết quả tìm kiếm với các tùy chọn như sau: thời gian, vị trí,, danh mục, kênh tiếp cận.
Ưu điểm
Khi sử dụng công cụ Google Trend bạn có thể tìm thấy những biến thể từ khóa khác nhau tại các quốc gia, vùng miền. Nhờ vậy, việc tìm kiếm từ khóa SEO cho những đơn vị địa phương trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể cập nhật được những thông tin về xu hướng tìm kiếm trong thời gian thực để theo dõi sự thay đổi cùng các xu hướng mới. Đồng thời, Google Trend còn có khả năng cung cấp các từ khóa liên quan để nghiên cứu với phạm vi rộng hơn.
Nhược điểm
Số liệu cung cấp chỉ mang tính tương đối và không thể hiện chi tiết về số lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của từ khóa. Đặc biệt, số lượng từ khóa hạn chế và một số từ không bám sát với mục đích tìm kiếm.
Shopee Keyword Tool
Công cụ nghiên cứu từ khóa shopee là công cụ được Shopee cung cấp cho nhà bán hàng trên sàn này. Để sử dụng công cụ, bạn phải thỏa mãn 2 điều kiện: Bạn đã có tài khoản bán tích hợp với tài khoản mua ở trên Shopee và đã từng bán ít nhất 1 sản phẩm.
Ưu điểm
Khi sử dụng Shopee Keyword Tool bạn được cung cấp một danh sách các từ khóa liên quan tới sàn Shopee. Nhờ đó, bạn có thể nắm được xu hướng tìm kiếm để xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp. Đồng thời, bạn cũng đánh giá được sự thay đổi và sự phát triển của các từ khóa trên sàn theo thời gian.
Nhược điểm
Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về từ khóa trên Shopee sẽ khá khó khăn bởi dữ liệu và từ khóa bị giới hạn. Bên cạnh đó, công cụ đang tập trung chủ yếu vào các xu hướng tìm kiếm ở trên Shopee.
Bên cạnh những công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa thông dụng được giới thiệu ở trên thì công cụ nghiên cứu từ khóa facebook cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công cụ nghiên cứu từ khóa chính thức. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể nghiên cứu từ khóa dựa trên công cụ của một bên thứ ba như SEMrush để nắm thông tin về số lượng tìm kiếm mỗi tháng và mức độ cạnh tranh.
Tổng kết
5 công cụ nghiên cứu từ khóa với những ưu nhược điểm riêng mà Chin Media vừa tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cập nhật thêm kiến thức thú vị về lĩnh vực marketing, hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Blog của Chin Media mỗi ngày nhé!