IMC là gì? 5 công cụ truyền thông Marketing tích hợp (IMC) Marketer cần biết
Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) đóng góp vai trò không nhỏ trong việc thực hiện truyền thông, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu bạn chưa biết IMC là gì và các công cụ truyền thông IMC khi thực hiện chiến dịch ra sao thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Dưới đây, Chin Media sẽ giới thiệu đến bạn về IMC.
IMC là gì?
IMC là gì? Integrated Marketing Communication (IMC) có nghĩa là Truyền thông Marketing tích hợp. IMC được biết đến với những hoạt động truyền thông có tính liên kết chặt chẽ đến mục tiêu truyền tải thông điệp về: dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu,… một cách rõ ràng nhất đến người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Các nhà quảng cáo Hoa Kỳ (American Marketing Association), IMC là khái niệm về hoạch định truyền thông nhằm xác định giá trị gia tăng của kế hoạch đánh giá, tổng hợp vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như: Khuyến mãi; Quảng cáo; Kinh doanh cá nhân; PR; Marketing trực tuyến. Đồng thời sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một làn sóng truyền thông đều đặn, rõ ràng và mang lại hiệu quả tối đa.
Vai trò của IMC là gì?
Cùng Chin Media tìm hiểu vai trò của IMC là gì qua nội dung dưới đây:
- IMC giúp doanh nghiệp xác định và truyền tải thông điệp một cách dễ hiểu, nhất quán và gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu.
- IMC giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn và nhanh hơn thông qua các công cụ khác nhau.
- IMC giúp doanh nghiệp tập trung vào kết quả truyền thông cụ thể như đặt mục tiêu ban đầu và tập trung vào kết quả truyền thông ấy.
- IMC còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình với các đối thủ khác nhau trên thị trường.
Ưu nhược của truyền thông Marketing tích hợp
Là một công cụ hữu ích như vậy thì ưu nhược điểm của IMC marketing là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!
Ưu điểm của IMC là gì?
Nội dung truyền thông xuất hiện khắp nơi
Nhờ vào sự kết hợp của các công cụ truyền thông, hoạt động IMC giúp nội dung truyền tải của doanh nghiệp phủ sóng hầu hết ở mọi kênh truyền thông mục tiêu. Với tần suất phủ sóng như vậy, người tiêu dùng dễ ghi nhớ, ấn tượng hay thậm chí là yêu thích thông điệp của doanh nghiệp.
Hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí
Việc sử dụng một thông điệp để truyền thông đa kênh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp người xem nhớ đến thông điệp của họ nhiều hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn trong việc đánh giá, đo lường hiệu quả của truyền thông đa kênh. Tận dụng tối đa các nguồn lực miễn phí và sẵn có cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn so với một số phương thức truyền thông khác.
Cải thiện nhận thức khách hàng
Nhận thức không đúng của khách hàng với sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp gây ra khó khăn trong việc phát triển lâu dài. Chính vì thế, IMC giúp nhận thức của khách hàng hướng gần hơn tới mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.
Để cải thiện nhận thức của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhận thức trước đây của khách hàng như thế nào từ đó đưa ra mục tiêu truyền tải IMC mới phù hợp.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Đặc điểm của IMC là làm truyền thông trên góc nhìn của khách hàng mục tiêu. Do đó, những chiến dịch IMC của doanh nghiệp đều hướng tới xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Tạo dựng niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng
Với thông điệp thương hiệu được chạy xuyên suốt và lặp đi lặp lại, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng tin tưởng cũng như trung thành hơn với sản phẩm và thương hiệu.
Nhược điểm của IMC là gì?
Tình trạng quá tải thông tin
Các chiến dịch IMC thường cung cấp lượng thông tin lớn đến từ nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì thế, ngoài ưu điểm tiếp cận được người dùng với tần suất cao, điều này dễ dẫn đến tình trạng quá tải thông tin cho người dùng.
Để khắc tình trạng này, doanh nghiệp cần đo lường số lần xuất hiện thông điệp để tránh phản tác dụng trong chiến dịch IMC.
Bất đồng giữa các bộ phận
Trong một chiến dịch IMC cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận với nhau nên việc bất đồng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, các bộ phận cần dành thời gian ngồi lại bàn bạc và đưa ra ý kiến cùng nhau, giải quyết các mâu thuẫn để đảm bảo hiệu quả của các chiến dịch.
Hạn chế về mặt ý tưởng
Do hoạt động IMC thường dựa trên góc nhìn của người dùng nên doanh nghiệp dễ bỏ qua những ý tưởng sáng tạo, mới lạ. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của phòng sáng tạo và kết quả truyền thông.
Khó khăn khi đo lường ROI
Chỉ số Return on Investment (ROI) là tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng số chi phí đã bỏ ra. ROI giúp doanh nghiệp xác định độ hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn để thực hiện chiến dịch IMC. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp sẽ khó có thể đo lường ROI một cách chính xác chiến dịch truyền thông đã chạy.
>>> Xem thêm: Cách đo lường chỉ số ROI của công cụ social CRM 2022
Đối tượng của chiến dịch IMC là gì?
Từ những ưu và nhược điểm ở trên, để chiến dịch đạt kết quả tốt. Cùng Chin Media tìm hiểu đối tượng của chiến dịch Integrated marketing communication là gì qua nội dung dưới đây:
Khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là nhóm đối tượng mà công ty kỳ vọng sẽ mua và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của họ trong tương lai. Tiền kinh doanh, các doanh nghiệp thường sẽ xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng rõ ràng để tiết kiệm chi phí tiếp cận. Trong chiến dịch IMC, khi doanh nghiệp phân loại nhóm khách hàng tiềm năng càng chi tiết thì tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng sẽ càng có khả năng gia tăng.
Khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành là nhóm đối tượng gắn bó lâu dài và thường xuyên mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Nhóm đối tượng này còn giới thiệu cho doanh nghiệp một nguồn khách mới mà không tốn quá nhiều chi phí. Trong chiến dịch IMC, doanh nghiệp cần hướng đến nhóm khách hàng trung thành này.
Khách hàng cũ
Khách hàng cũ là nhóm đối tượng đã sử dụng, trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tìm cách thuyết phục nhóm đối tượng này quay lại và biến họ thành khách hàng trung thành của mình.
Cổ đông doanh nghiệp
Cổ đông doanh nghiệp là những người sở hữu một hay toàn bộ cổ phần hợp pháp của công ty. Họ có thể tham gia và có quyền được biết chiến dịch integrated marketing communications là gì. Nhờ vậy, các cổ đông sẽ biết được những lợi ích để quyết định đầu tư thêm hay rút bớt vốn chủ sở hữu trong công ty.
Chính phủ
Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu công khai thì chính phủ có vai trò trong việc đưa ra quy định của doanh nghiệp đó. Khi chiến dịch IMC hoạt động, chính phủ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong khả năng cho phép.
5 công cụ truyền thông Marketing tích hợp (IMC) Marketer cần biết
Cùng Chin Media tham khảo qua 5 công cụ truyền thông Marketing tích hợp dưới đây:
-
Direct Marketing (Marketing trực tiếp)
Direct Marketing là công cụ điển hình của truyền thông Marketing tích hợp. Đây là cách giúp truyền tải thông tin/ thông điệp của thương hiệu đến các đối tượng truyền thông một cách trực tiếp. Công cụ này được triển khai nhằm mục tiêu tăng doanh số và nhận lại phản hồi trực tiếp trong khi giao dịch. Một số hình thức Marketing trực tiếp khá phổ biến là Email marketing hay bán hàng trực tiếp.
>>> Xem thêm: Email marketing: giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
-
Advertising (Quảng cáo)
Quảng cáo có điểm mạnh là gần gũi và có khả năng thuyết phục người tiêu dùng nhanh chóng thông qua âm thanh, hình ảnh.. Tuy nhiên, quảng cáo là hình thức truyền thông tốn khá nhiều chi phí, nên không phù hợp với 1 số doanh nghiệp nhỏ, ít vốn.
>>> Xem thêm: Dịch vụ chạy quảng cáo Facebook là gì? Chi phí chạy quảng cáo Facebook 2022
-
PR
PR hay quan hệ công chúng là hình thức truyền thông có hiệu quả cao và được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Mục tiêu chính của PR là tạo ra các hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ và nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng.
Việc sử dụng công cụ PR đúng cách có thể tạo ra và duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu đối với công chúng. Một số hoạt động PR quen thuộc có thể kể đến như: tài trợ sự kiện, từ thiện, tham gia hoạt động vì cộng đồng,… Ngoài ra, PR còn xuất hiện dưới dạng mẩu tin trên các phương tiện truyền thông.
-
Sales Promotion (Khuyến mãi)
Sales Promotion là hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số dựa vào sự kích thích tiêu dùng của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ đưa ra các hình thức khuyến mãi khác nhau như giảm giá, hàng dùng thử miễn phí, phiếu ưu đãi,… để kích thích người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng/ dịch vụ nhanh chóng.
-
Personal Selling (Bán hàng cá nhân)
Personal Selling là hình thức bán hàng có sự tương tác trực tiếp giữa người bán và khách hàng. Người bán hàng cá nhân sẽ thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của họ.
Công cụ IMC này giúp cho người bán đánh giá nhanh chóng phản hồi của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu của họ. Từ đó, bạn có thể xác định rõ ràng hơn tệp khách hàng tiềm năng và linh động thay đổi thông điệp truyền tải phù hợp.
Quy trình lập kế hoạch IMC
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể của từng chiến dịch
Xác định mục tiêu rõ ràng trước mỗi chiến dịch IMC sẽ giúp doanh nghiệp định hướng tốt các bước cần đi sau này. Mục tiêu cụ thể cũng giúp việc đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chin Media gợi ý cho doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu xuyên suốt, rõ ràng và cụ thể.
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Sau khi đã xác định mục tiêu của IMC là gì doanh nghiệp tiến hành xác định chân dung khách hàng mục tiêu, bao gồm các yếu tố sau: Nhân khẩu học, thói quen, sở thích, hành vi tiêu dùng,…
Doanh nghiệp có thể nghiên cứu chân dung khách hàng dựa trên số liệu thu thập đã được thống kê và nghiên cứu để đưa ra được các chỉ số chung. Hoặc doanh nghiệp có thể đi thị trường và tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, hành vi hay thói quen mua hàng của khách hàng hiện nay.
Bước 3: Xác định Insight khách hàng mục tiêu
Insight khách hàng mục tiêu trong IMC là gì? Insight là nguyên nhân sâu xa dẫn đến một hành động nào đó của khách hàng, đồng thời được đặt trong 1 bối cảnh cụ thể. Xác định Insight khách hàng là tìm kiếm những gì tồn tại trong tiềm thức của họ (mà chính bản thân khách hàng không nhận ra). Bởi vì, Insight đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến dịch IMC. Do vậy, để đưa ra thông điệp có tính truyền tải cao và gần gũi, doanh nghiệp cần xác định Insight mới lạ để thu hút khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Đưa ra ý tưởng cốt lõi
Một ý tưởng cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp hình dung dễ dàng hơn các hoạt động tiếp theo trong IMC. Ý tưởng cốt lõi đưa ra cần phù hợp với Insight khách hàng, ngân sách, đảm bảo tính khả thi cao và đặc biệt phải thể hiện vai trò của thương hiệu.
Bước 5: Triển khai kế hoạch IMC
Sau khi xác định rõ mục tiêu cụ thể, chân dung, Insight khách hàng và ý tưởng cốt lõi của IMC là gì. Doanh nghiệp có thể tự tin triển khai kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp của mình.
Một lưu ý nhỏ cho kế hoạch truyền thông IMC cần chi tiết nhất có thể và bao gồm các thông tin minh bạch như: công việc, thời gian thực hiện, nhân sự thực hiện, ngân sách,…
Bước 6: Lượng giá hiệu quả truyền thông
Việc lượng giá lại những gì đã đạt được và chưa làm được là điều bắt buộc phải làm sau mỗi chiến dịch IMC. Từ đây, doanh nghiệp có thể dễ dàng rút ra được các bài học cho những chiến dịch sau này.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cho bạn cái nhìn rõ nét về IMC là gì. Hy vọng rằng Marketer có thể chọn ra cho mình công cụ truyền thông tích hợp phù hợp. Nếu bạn đang tìm dịch vụ lập kế hoạch truyền thông uy tín, hãy ghé Chin Media ngay nhé!