NHỮNG YẾU TỐ DOANH NGHIỆP NÊN CÂN NHẮC ĐỂ CHIẾM ƯU THẾ TRÊN GOOGLE SEARCH RANKING

Cải thiện xếp hạng của Google Search là nhiệm vụ quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn kinh doanh, thứ hạng trang web thuộc top tìm kiếm là một trong những yếu tố giúp cải thiện doanh số bán hàng. Vì top 1 kết quả của công cụ tìm kiếm là nơi đầu tiên mà tất cả người dùng có thể bắt gặp doanh nghiệp.

Cải thiện thứ hạng Google Search Ranking (Ảnh: w3-lab.com)

Cải thiện thứ hạng Google Search Ranking (Ảnh: w3-lab.com)

Tuy nhiên, kết quả trang một là điều mà mọi doanh nghiệp đang cố gắng đạt được. Sẽ luôn có một số cạnh tranh trong quá trình thực hiện các chiến lược SEO để cải thiện xếp hạng của Google Search, vì vậy hãy ghi nhớ điều này. Mặc dù kết quả trang một không phải là không thể đạt được, nhưng bạn chắc chắn nên trang bị kiến thức hữu ích nhất để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên (SEO) bằng một chiến lược vững chắc.

1. Đầu tư cho công cụ SEO

SEO là một cuộc cạnh tranh lớn giữa nhiều đối thủ, nhất là những thương hiệu nằm trong cùng một địa phương, khu vực nhỏ. Do đó, việc cải thiện thứ hạng trên Google Search cần nhiều thời gian và khá nhiều công sức, đôi khi nhiều hơn những thứ khác.

Cân nhắc đầu tư vào các dịch vụ SEO được cung cấp bởi một công ty SEO chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi cơ bản để tối ưu Google Search Ranking trong tương lai.

2. Tối ưu hóa trên thiết bị di động

Tối ưu khả năng tìm kiếm trên thiết bị di động (Ảnh: w3-lab.com)

Tối ưu khả năng tìm kiếm trên thiết bị di động (Ảnh: w3-lab.com)

Phần lớn các tìm kiếm của công cụ tìm kiếm đều được thực hiện trên thiết bị di động, nhờ vào tính phổ biến của smartphone trong thời điểm hiện tại. Nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa để sử dụng trên thiết bị di động, bạn sẽ bỏ lỡ số lượng lớn khán giả của mình.

  1. Đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện bất kỳ tác vụ nào trên phiên bản di động mà họ có thể thực hiện trên phiên bản máy tính để bàn để trải nghiệm người dùng được liền mạch.
  2. Đo lường và theo dõi thường xuyên thời gian tải và hiệu suất sử dụng của người dùng trên smartphone. Nếu trang web của bạn mất quá nhiều thời gian để tải, người dùng sẽ cảm thấy nhàm chán và chuyển sang một trang khác.

3. Tối ưu hóa tốc độ trang web

Một trong những yếu tố mà Google sử dụng để xếp hạng trang web của bạn là tốc độ trang web. Tốc độ trang web chậm có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trên Google của bạn và khiến khách hàng rời đi, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang web của mình thông qua nhiều công cụ trực tuyến miễn phí. Nếu trang web của bạn bị chậm, bạn có thể cải thiện hiệu suất bằng cách nén các tệp hình ảnh, thay đổi nội dung trang và đánh giá máy chủ lưu trữ của trang web.

4. Tăng số lượng liên kết ngược (backlink)

Một trong những yếu tố xếp hạng của Google quan trọng nhất là số lượng liên kết ngược mà trang web của bạn có. Backlink (Liên kết ngược) là các liên kết từ các trang khác đến trang của bạn. Các trang web có thẩm quyền cao liên kết đến trang web của bạn sẽ làm tăng uy tín cho trang web cao hơn, đôi khi sẽ mang lại lưu lượng truy cập và cải thiện xếp hạng tìm kiếm của bạn.

5. Sử dụng thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề giúp chia nhỏ nội dung của bạn và làm cho nội dung dễ đọc hơn bằng cách tăng kích thước và giúp phần tiêu đề thu hút được nhiều người dùng hơn trong quá trình tìm kiếm.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận ra được mối tương quan chặt chẽ giữa xếp hạng tìm kiếm của Google và việc sử dụng thẻ tiêu đề trong phần nội dung của bạn vì chúng cũng giúp khán giả của bạn tương tác nhiều hơn và trên trang vì nội dung được sắp xếp hợp lý hơn và dễ đọc hơn.

6. Tối ưu hóa cho tìm kiếm địa phương

Tối ưu tìm kiếm địa phương năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)

Tối ưu tìm kiếm địa phương năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)

Cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp của bạn là thực hiện và tối ưu ở cấp địa phương và những khu vực nhỏ. Xác nhận doanh nghiệp của bạn thông qua danh sách Google My Business và cung cấp những nội dung có liên quan trong Google Bài đăng để doanh nghiệp của bạn xuất hiện trong các tìm kiếm và thư mục địa phương. Điều này vừa làm tăng độ uy tín vừa giúp khả năng hiển thị khi khách hàng địa phương tìm kiếm bạn được cao hơn.

7. Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói

Người dùng ngày nay thường tiết kiệm thời gian bằng cách tìm kiếm câu trả lời thông qua chức năng giọng nói trên smartphone hoặc thiết bị trợ lý ảo. Đừng bỏ lỡ việc nhận được những lần truy cập này vì trang web của bạn không được tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói. Kết hợp các cụm từ tìm kiếm giọng nói chính bằng cách sử dụng các câu đầy đủ được diễn đạt theo phong cách hội thoại tự nhiên thay vì các từ khóa đơn lẻ.

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

SEO