4 YẾU TỐ DOANH NGHIỆP NÊN CHÚ TRỌNG KHI SỬ DỤNG GOOGLE MY BUSINESS

Google My Business là một công cụ miễn phí của công cụ tìm kiếm Google và nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xác minh quyền sở hữu, cũng như vị trí của họ trên Google. Có một số tính năng trên GMB mặc dù khá quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với trang web và cơ sở của bạn, nhưng doanh nghiệp cũng nên lưu ý một số mục quan trọng nhất để tối ưu hồ sơ doanh nghiệp.

Dưới đây là danh sách nhanh các phần Google My Business mà bạn cần tập trung vào năm 2021.

Những thay đổi mới nhất của Google My Business năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)

Những thay đổi mới nhất của Google My Business năm 2021 (Ảnh: w3-lab.com)

1. Danh mục

Danh mục là một trong những tính năng quan trọng nhất khi thiết lập Google My Business vì hai lý do:

  1. Báo hiệu cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn phù hợp cho các tìm kiếm hoặc truy vấn của họ
  2. Giúp Google lập chỉ mục bạn trong các kết quả tìm kiếm địa phương, từ đó tăng khả năng hiển thị hoặc đề xuất.

Hiện nay, với gần 4.000 danh mục có sẵn trên GMB, bạn hầu như không bị giới hạn về sự lựa chọn, nhưng nên nhớ rằng bạn cần một danh mục chính khi tiến hành xác minh doanh nghiệp của mình. Bạn có thể thêm tối đa 8 danh mục bổ sung trong trường hợp danh mục chính của doanh nghiệp không mô tả đầy đủ những gì doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

2. Nhận xét

Nếu doanh nghiệp đang muốn tập trung và đầu tư cho một yếu tố chính trên Google My Business, câu trả lời thích hợp nhất sẽ là mục đánh giá trên Google. Chúng không chỉ giúp nâng cao danh tiếng và thương hiệu của bạn mà còn hỗ trợ cải thiện thứ hạng. Nhìn chung, Google cũng vẫn là một công cụ tìm kiếm và bạn càng có nhiều bài đánh giá trên Google My Business nhiều khách hàng sẽ tìm đến bạn hơn.

Tính năng Google Reviews (Ảnh: w3-lab.com)

Tính năng Google Reviews (Ảnh: w3-lab.com)

Ngoài việc quản lý phần đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp còn cần:

  1. Thường xuyên trả lời, phản hồi và cảm ơn đến những đánh giá, bình luận từ phía khách hàng để tạo cảm giác tôn trọng và lắng nghe ý kiến từ phía người dùng.
  2. Phản hồi cả những bình luận tiêu cực và tích cực vì trong một số trường hợp, chính cách giải quyết những đánh giá tiêu cực sẽ giúp bạn có cái nhìn thiện cảm hơn với khách hàng mới.
  3. Tạo lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên luôn lưu ý rằng số lượng đánh giá tích cực trực tuyến cũng quan trọng như chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Một khách hàng thấy nhiều đánh giá tích cực hơn trên danh sách Google My Business sẽ có nhiều khả năng tương tác với bạn hơn bằng cách truy cập trang web hoặc ghé thăm cửa hàng.

3. Hỏi và Đáp

Phần Hỏi và Đáp của Google My Business có thể tương đối phức tạp đối với những doanh nghiệp nhỏ, startup chưa có đội ngũ nhân sự chất lượng để quản lý, vì với công cụ này bất kỳ ai cũng có thể đặt ra một câu hỏi và trả lời nó. Đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng điều này và bạn không thể xóa câu hỏi hoặc câu trả lời của họ trừ khi điều đó thực sự đi ngược lại nguyên tắc cộng đồng của Google.

Để tránh những hành vi làm phá hủy danh tiếng của công ty bạn, doanh nghiệp luôn luôn chủ động kiểm soát những tình huống có thể xảy đến bất cứ lúc nào, các câu hỏi phải được trả lời kịp thời, đặc biệt là trước khi bất kỳ ai có ý định xấu có thể trả lời.

Đặc biệt với mục “Câu hỏi thường gặp”, nên liệt kê càng nhiều càng tốt, thể hiện sự ngắn gọn và dễ hiểu để khách hàng xem những câu hỏi nào có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của họ.

4. Bài đăng (Google Posts)

Bài đăng trên Google giống như thông báo trạng thái trên Google My Business và chúng sẽ xuất hiện ngay lập tức trên kết quả tìm kiếm khi ai đó tìm kiếm bằng tên thương hiệu hoặc cụm từ liên quan đến thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa đánh giá cao tính năng này, nhưng những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại cho bạn có thể kể đến như:

  1. Thông báo mới nhất về công ty
  2. Quảng cáo sự kiện
  3. Quảng cáo sản phẩm mới
  4. Làm nổi bật các ưu đãi theo từng thời điểm, dịp lễ, ngày Tết,…
  5. Những thông tin mới nhất về hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến COVID-19 (thời gian đóng mở cửa, ngày làm việc trong tuần, quy tắc khi mua sắm trực tuyến và trực tiếp,…)

Có nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng, những thông báo này có thể được tận dụng để cập nhật ngay trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là khi khán giả của bạn tương tác nhiều hơn ở đó.

Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng trên Google My Business đảm bảo rằng bạn sẽ được nhìn thấy nhanh hơn trên kết quả tìm kiếm, vì không phải 100% người dùng Internet hiện nay đều sử dụng mạng xã hội và rất nhiều người trong số họ vẫn tin tưởng vào các thông tin tìm được từ Google.

Tính năng Google Posts (Ảnh: w3-lab.com)

Tính năng Google Posts (Ảnh: w3-lab.com)

Khi được sử dụng đúng cách, Google Posts có thể thu hút khách hàng, những người có nhiều khả năng sẽ tương tác với thương hiệu của bạn hơn. Hơn thế, đừng quên thêm hình ảnh, chú thích nhanh và liên kết CTA của bạn để thu hút khách hàng nhiều hơn.

Việc tập trung vào 4 yếu tố kể trên có thể đảm bảo kết quả tích cực hơn khi bạn đang cố gắng tận dụng tối đa Google My Business trong thời điểm chứng kiến nhiều chuyển biến do đại dịch gây ra.

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

Google Marketing