Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search) tác động thế nào đến SEO 2022?

Vào năm 2014, Google đã ủy quyền cho Northstar Research thực hiện một cuộc khảo sát về sự phổ biến của công nghệ voice search. 1400 người Mỹ ở nhiều nhóm tuổi khác nhau đã được tham gia vào cuộc khảo sát này. Kết quả cho thấy thanh thiếu niên luôn đi đầu trong việc tận dụng lợi thế của những sản phẩm công nghệ mới.

Chức năng này không chỉ phổ biến với thế hệ trẻ mà ngay cả thế hệ trung niên cũng khám phá ra rất nhiều cách mới để ứng dụng voice search trong cuộc sống hàng ngày. Voice search ngày càng phổ biến cũng là lý do chính mà những người làm SEO sẽ phải thay đổi một số kỹ thuật khi tiến hành bất kỳ kế hoạch Digital Marketing nào.

Xu hướng sử dụng Voice Search (cre: Search Engine Journal)

Xu hướng sử dụng Voice Search (cre: Search Engine Journal)

Người dùng đang sử dụng voice search như thế nào?

Theo nghiên cứu của Northstar Research, Millennials là thế hệ sử dụng voice search thường xuyên nhất và mục đích sử dụng thường là để bắt đầu cuộc gọi điện thoại, tìm đường trên Google Map, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, tra cứu lịch chiếu phim và kiểm tra thời tiết hàng ngày.

Bên cạnh đó, những người dùng ở độ tuổi trung niên chủ yếu sử dụng voice search để nhận chỉ đường, đọc chính tả văn bản và tìm kiếm số điện thoại để thực hiện cuộc gọi. Họ ít chú trọng đến các vấn đề giải trí như âm nhạc hay phim ảnh. Tuy nhiên, gần đây, nhiều người trả lời rằng họ sử dụng tính năng voice search để tra cứu công thức hay thực hiện các thao tác di động cơ bản khác.

Sức hấp dẫn của voice search nằm ở tính tiện dụng, cho phép bạn không cần sử dụng tay nhưng vẫn có được kết quả nhanh chóng và đồng thời làm những công việc khác khi sử dụng điện thoại. Trên thực tế, đại đa số người tham gia cuộc khảo sát cho biết voice search giúp họ làm việc hiệu quả hơn và cũng cảm thấy an toàn hơn.

Voice search tác động đến SEO thế nào?

Mặc dù tìm kiếm bằng giọng nói đã xuất hiện (và ngày càng phổ biến) kể từ năm 2014, nhưng giờ đây đã đến thời điểm mà việc tối ưu hóa trang web của bạn cho các kết quả tìm kiếm bằng giọng nói là rất quan trọng. Voice search đứng thứ ba trong danh sách các xu hướng SEO nổi bật nhất trong tương lai theo khảo sát của 39 chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực SEO.

Trong một bài phát biểu quan trọng khác của I/O, với sự ra đời của Google Home (một tính năng cạnh tranh trực tiếp với Amazon Echo), đã tiết lộ rằng trong năm qua có tới 20% tất cả các truy vấn tìm kiếm ở Mỹ được thực hiện bằng chức năng voice search. Thông tin này đặt ra một câu hỏi thú vị cho những người làm SEO bởi các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói rất khác với tìm kiếm bằng văn bản.

Hơn nữa, khi chúng ta nhập một từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm, Google sẽ lập tức gợi ý các truy vấn liên quan nhưng khi dùng voice search, keyword tìm kiếm lại không giống như vậy. Điều này đòi hỏi sự thích nghi và thay đổi lớn trong tư duy của người làm SEO.

Ảnh hưởng của voice search đến SEO (cre: Nightwatch.io)

Ảnh hưởng của voice search đến SEO (cre: Nightwatch.io)

Ảnh hưởng trực tiếp của voice search đến SEO nằm ở việc bạn phải chú trọng vào tối ưu hóa nội dung theo từ khóa ngắn hay dài. Nhiều chuyên gia SEO trong quá khứ đã liên tục khuyến khích việc sử dụng các từ khóa ngắn bao gồm từ một đến ba từ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của voice search, bạn sẽ cần chú ý đến các keyword dài. Các từ khóa ngắn ít có cơ hội thúc đẩy trang web của bạn lên các vị trí cao trên Google Search.

Ví dụ khi tìm kiếm thông thường, người dùng muốn tìm kiếm cách làm món trứng hấp sẽ nhập vào thanh công cụ tìm kiếm các cụm như “cách làm trứng hấp”, “công thức trứng hấp” càng ngắn càng tốt. Nhưng khi dùng voice search, người ta thường tìm kiếm các từ khóa theo dạng “ Làm thế nào để làm trứng hấp?”

Vì vậy, các từ khóa dài, thường bao gồm từ ba đến năm từ (hoặc nhiều hơn) và chú trọng đến tính chi tiết. Loại từ khóa này cung cấp cho công cụ tìm kiếm nhiều thông tin hơn về những gì người dùng đang tìm kiếm và đưa ra kết quả chính xác nhất. Hiện tại, smartphone ngày càng phổ biến đồng nghĩa với việc voice search cũng sẽ tiếp cận với số đông người dùng hơn.

Chính tả và phát âm không còn là vấn đề lớn

Nhờ Google cung cấp tính năng sửa lỗi chính tả trong tìm kiếm bằng giọng nói mà người dùng sẽ có thể tìm thấy đúng nội dung cần tìm hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào Google cũng sửa chính xác. Là người làm SEO của một thương hiệu, bạn sẽ nhìn nhận yếu tố này như thế nào? Bạn sẽ làm gì để tránh việc người dùng gặp vấn đề khi không tìm thấy trang web hoặc sản phẩm của bạn?

Bạn nên thu thập thông tin liên quan đến cách đọc tên thương hiệu, sản phẩm và SEO cả những từ khóa sai chính tả, hay sử dụng phương ngữ cũng là một cách hay. Bạn cũng có thể nghiên cứu các từ khóa khi lập danh sách keyword SEO trước khi sản xuất nội dung cho trang web. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng yếu tố này trong SEO vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Ở Việt Nam, các từ sai chính tả không quá nhiều và số lượt tìm kiếm cũng thấp, do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện việc này

Nhân tố chính tả và phát âm trong voice search (cre: Bigger Picture)

Nhân tố chính tả và phát âm trong voice search (cre: Bigger Picture)

Một số các yếu tố SEO khác bị ảnh hưởng bởi voice search

Tốc độ tải trang luôn đóng vai trò quan trọng, là yếu tố chính trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Với sự phát triển của công nghệ voice search, bạn càng cần phải chú ý đến việc tối ưu hóa tốc độ tải của trang. Đánh giá lại độ dài nội dung và kích thước các yếu tố liên quan (đặc biệt là hình ảnh, video) mà không ảnh hưởng đến chất lượng là một trong những cách đơn giản nhất.

Nói về hình ảnh, đây sẽ là một bước quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web của bạn cho các kết quả tìm kiếm bằng giọng nói. Bạn phải luôn đảm bảo hình ảnh chất lượng cao và hấp dẫn người xem. Website của bạn phải đủ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đưa bạn lên vị trí dẫn đầu. Lưu ý là không nên bỏ qua trang QnA của trang web của bạn.

Vì các truy vấn qua Voice Search thường ở dạng câu hỏi nên tỷ lệ xuất hiện của trang QnA sẽ cao hơn rất nhiều. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể trả lời các câu hỏi về sản phẩm và thương hiệu của mình theo cách trò chuyện tự nhiên.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua sự phổ biến của voice search trong văn hóa hiện đại, đặc biệt là nhìn nhận vấn đề từ quan điểm SEO. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được xu hướng SEO sắp tới và gợi ý cho bạn cách điều chỉnh kế hoạch SEO của mình như thế nào cho phù hợp.

Đừng quên theo dõi blog Chin Media để cập nhật ngay các thông tin SEO cũng như Digital Marketing mới nhất hiện nay.

SEO