TÌM HIỂU CHỨC NĂNG BÀI ĐĂNG TRÊN GOOGLE MY BUSINES

Google My Business Post (bài đăng) là công cụ giúp doanh nghiệp trực quan ý tưởng, đánh giá về một chủ đề cụ thể nhằm mang lại những kiến thức bổ ích cho người dùng.

Khi tiếp thị kỹ thuật số đang mở rộng song song cùng với nền công nghệ hiện đại, mạng xã hội và internet cung cấp thông tin cốt lõi, đáng tin cậy chính là một trong những điều mà người dùng đang tìm kiếm.

Tìm hiểu chức năng bài đăng trên Google My Business (Ảnh: hackermoon.com)

Tìm hiểu chức năng bài đăng trên Google My Business (Ảnh: hackermoon.com)

Hiểu về công cụ Google My Business Posts

Google My Business Posts là một trong những công cụ được Google giới thiệu để giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả chiến lược tối ưu trên nền tảng Google My Business cũng như giúp bài đăng của họ tiếp cận được lượng người xem tối đa.

  1. Công cụ này đặc biệt được thực hiện cho các bài đăng kinh doanh được đăng bởi công ty để quảng bá sản phẩm. Đây là cách dễ kết nối trực tuyến với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.
  2. Cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp bổ sung thông tin để khách hàng tiềm năng tìm kiếm doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về những gì bạn cung cấp, ngoài những sản phẩm và dịch vụ.

Các doanh nghiệp ngày nay mong muốn sử dụng các bài đăng hoặc blog để có xếp hạng SEO tốt hơn. Theo báo cáo gần đây, đối với bất kỳ thông tin nào, công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất là ‘Google’, mọi người rất quen thuộc với điều này và đó là lý do tại sao Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất.

Điều tuyệt vời về Google Post là khi một khách hàng tiềm năng tìm kiếm một doanh nghiệp cụ thể trên Google, bài đăng sẽ hiển thị ở vị trí trung tâm trong trang chủ của doanh nghiệp. Vậy cần làm gì để tối ưu chức năng bài đăng này nhằm cải thiện tương tác?

Tối ưu chức năng Google My Business Posts như thế nào?

1. Sắp xếp và cập nhật hồ sơ Google My Business (GMB) thường xuyên

Sau khi hồ sơ Google My Business của bạn được thiết lập, doanh nghiệp nên tải ứng dụng Google My Business dành cho thiết bị di động để tích hợp chiến lược GMB với các kênh tiếp thị truyền thông xã hội khác của bạn. Đây là một trong những bước quan trọng trong việc tiếp cận người dùng với chức năng bài đăng.

2. Chọn loại bài đăng phù hợp nhất với doanh nghiệp

Bài đăng phù hợp có nghĩa là bài đăng có chứa những nội dung chi tiết về sự kiện hoặc hội thảo, có sự hấp dẫn về mặt hình ảnh mà qua đó bài đăng của bạn có thể tiếp cận được lượng người xem tối đa. Bài đăng của bạn nên bao gồm:

  1. Tính năng mới nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ
  2. Sự kiện: Tất cả thông tin về sự kiện hoặc hội thảo sẽ được tiến hành, bao gồm ngày, địa điểm, thời gian,…
  3. Ưu đãi: Mọi ưu đãi theo mùa, ưu đãi hấp dẫn với thời gian sử dụng ngắn, chương trình miễn phí, ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết và khách hàng mới.
  4. Sản phẩm: Hãy phân tích tầm quan trọng của sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp: công dụng, ưu, nhược điểm, giá cả, các thông tin chi tiết khác.

3. Tạo bài đăng hấp dẫn, thu hút

Để tạo bài đăng một cách hấp dẫn và thu hút người xem, nên lưu ý những vấn đề sau:

  1. Loại bài đăng phù hợp với bối cảnh hiện tại
  2. Ảnh/Video: Hình ảnh phải rõ ràng, tươi sáng, kích thước tốt nhất để đăng ảnh là 750×750 ở định dạng JPG hoặc PNG. Kích thước tối thiểu để đăng là 250×250 trên 10KB. Kích thước tối đa là 10.000×10.000 với 25 mb.
  3. Video: Video cần có định dạng AVI, MP4, MOV, FLV, WMV, MPG, MKV, M2TS và MTS. Kích thước tối đa là 100mb.
Tạo bài đăng hấp dẫn trên GMB (Ảnh: w3-lab.com)

Tạo bài đăng hấp dẫn trên GMB (Ảnh: w3-lab.com)

  1. Tiêu đề: Tiêu đề cần có sự hấp dẫn và nên được mô tả trong 4 đến 5 từ, hay khoảng 58 ký tự.
  2. Thêm mô tả chi tiết: Bạn có tối đa 300 từ hoặc 1500 ký tự cho các chi tiết của bài đăng, những doanh nghiệp nên đầu tư cho khoảng 100 từ đầu tiên để gây ấn tượng hơn vì đây là những từ sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm để thu hút khách hàng và khiến họ tò mò để nhấp vào bài viết.
  3. Kêu gọi hành động (CTA): CTA bao gồm các nội dung như “Đặt phòng trực tuyến”, “Mua”, “Gọi”, “Tìm hiểu thêm” hoặc “Truy cập”.

4. Kiểm tra và chỉnh sửa

Hiển thị bài viết trên Google My Business (Ảnh: hackermoon.vn)

Hiển thị bài viết trên Google My Business (Ảnh: hackermoon.vn)

Sau khi tạo bài đăng của bạn, hãy xem trước bài viết đó và chỉnh sửa cho phù hợp. Bài đăng này sẽ được xuất hiện trên thanh tìm kiếm và bản đồ trên 3 nền tảng:

  1. Trên thiết bị di động: hiển thị trên thanh tìm kiếm và bản đồ.
  2. Trên máy tính, laptop
  3. Trang web Google My Business

5. Phân tích và đo lường chiến dịch định kỳ

Doanh nghiệp nên sử dụng Google Analytics, Hotjar để kiểm tra tỷ lệ tương tác cho mỗi bài đăng. Google có rất nhiều thông tin chi tiết thú vị để bạn kiểm tra sau khi bạn đã thiết lập và chạy một số bài đăng.

Hãy theo dõi lượt xem bài đăng và xem khách hàng đang tương tác với hồ sơ của bạn như thế nào. Sau đó, cung cấp cho họ nhiều hơn những gì họ đang tìm kiếm. Theo người tiêu dùng, những doanh nghiệp phản hồi bài đánh giá đáng tin cậy hơn 1,7 lần so với những doanh nghiệp không phản hồi.

Kết luận

Google My Business Posts đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp của bạn, vì vậy doanh nghiệp nên tận dụng hiệu quả mạnh mẽ mà công cụ này mang lại ngay hôm nay.

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

Google Marketing