THẺ META KEYWORDS VÀ CẬP NHẬT MỚI TRONG NĂM 2021 MARKETERS CẦN BIẾT

Meta Keywords từ lâu đã trở thành một công cụ hữu hiệu để cải thiện SEO cho doanh nghiệp, tuy vậy liệu bạn đã nắm bắt những cập nhật mới nhất của công cụ này để tối ưu chiến lược marketing trong năm 2021 hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn kịp thời cập nhật những thay đổi mới nhất về Meta Keywords.

Tìm hiểu về Meta Keywords (Ảnh: w3-lab.com)

Tìm hiểu về Meta Keywords (Ảnh: w3-lab.com)

Tìm hiểu về Meta Keywords

Meta Keywords là các thẻ meta mà bạn có thể sử dụng để cung cấp cho công cụ tìm kiếm thêm thông tin về nội dung của trang. Chúng được tìm thấy trong mã nguồn HTML của trang web và không hiển thị với khách truy cập. Dưới đây là ví dụ về thẻ meta từ khóa:

Google đã không sử dụng thẻ Meta Keywords để giúp xếp hạng các trang web trong ít nhất một thập kỷ vừa qua. Cho đến năm 2020, theo một cuộc thăm dò gần đây trên Twitter của Bill Slawski, hầu hết các chuyên gia SEO không còn sử dụng thẻ Meta Keywords nữa. Tuy nhiên, liệu doanh nghiệp của bạn có nên tiếp tục sử dụng công cụ này trong chiến lược SEO của mình?

Cách sử dụng Meta Keywords trong chiến lược Content Marketing

Cho dù bạn tạo và sắp xếp các từ khóa meta của mình bằng cách truyền thống hay sử dụng phần mềm hiện đại, điều quan trọng nhất cần đảm bảo là các từ khóa bạn chọn có liên quan đến trang được đề cập. Một câu hỏi phổ biến khác mà doanh nghiệp thường đặt ra hàng đầu khi tận dụng Meta Keywords là

  1. Nên sử dụng bao nhiêu từ khóa meta: Theo quy tắc chung, không sử dụng nhiều hơn 10 Meta Keywords cho một trang.
  2. Bạn có thể đặt bao nhiêu từ vào thẻ này: Meta Keywords về cơ bản không giống như Meta Description hoặc Title Tag nên tốt nhất nên giữ độ dài ở mức 10-15 từ khóa và không lặp lại từ.
  3. Làm cách nào để nhập những từ khóa này: Viết tất cả các từ khóa và phân tách chúng bằng dấu phẩy và dấu cách “,”.
  4. Điều gì xảy ra nếu sử dụng quá nhiều Meta Keywords: Việc lạm dụng thẻ này và đặt quá nhiều từ khóa có thể bị gắn cờ vi phạm trong các công cụ tìm kiếm và tác động tiêu cực đến trang web của bạn.
  5. Có nên sử dụng các từ khóa giống nhau trên tất cả các trang không: Thẻ từ khóa của mỗi trang chỉ nên có các từ khóa cụ thể của trang.
Sử dụng thẻ Meta Keywords trong chiến lược SEO (Ảnh: w3-lab.com)

Sử dụng thẻ Meta Keywords trong chiến lược SEO (Ảnh: w3-lab.com)

Ngoài những câu hỏi quan trọng về số lượng và mức độ liên quan, khi chọn từ khóa cần lưu ý những yếu tố sau:

  1. Những lỗi chính tả phổ biến
  2. Long-Tail Keywords (Từ khóa dạng dài): Các biến thể từ khóa, đặc biệt là từ khoá dạng dài ngày nay đang là một trong những dạng từ khóa được tối ưu nhiều nhất nhờ mang lại khả năng chuyển đổi cao.
  3. Real Searches (Tìm kiếm thực tế): Các cụm từ tìm kiếm thực đã đưa người dùng đến trang của bạn trong quá khứ có thể là dữ liệu tốt nhất khi tạo danh sách từ khóa meta. Kiểm tra phân tích hoặc lịch sử dữ liệu của bạn để tìm các từ khóa đó và sử dụng các công cụ từ khóa để sao lưu dữ liệu của bạn.

Meta Keywords có còn mang lại hiệu quả trong năm 2021?

Google đã không còn sử dụng Meta Keywords để giúp xếp hạng các trang web trong ít nhất một thập kỷ vừa qua. Matt Cutts, cựu Trưởng nhóm Webspam của Google, đã phát hành một video vào năm 2009 và trong đó có đề cập đến vấn đề này. Đến năm 2020, theo một cuộc thăm dò gần đây trên Twitter của Bill Slawski, hầu hết các chuyên gia SEO không còn sử dụng thẻ meta từ khóa nữa.

Meta Keywords liệu có còn mang lại hiệu quả? (Ảnh: w3-lab.com)

Meta Keywords liệu có còn mang lại hiệu quả? (Ảnh: w3-lab.com)

Tuy nhiên, điều quan trọng mà doanh nghiệp nên quan tâm là SEO có nhiều yếu tố hơn cả Google, vì vậy có một số lý do khiến bạn có thể vẫn muốn sử dụng Meta Keywords:

  1. Yandex: Yandex là công cụ tìm kiếm của Nga lớn nhất trên Internet, với thị phần gần bằng thị phần của Google ở ​​Nga. Tài liệu chính thức đã nói rằng từ khóa meta “có thể được sử dụng khi xác định mức độ liên quan của trang với các truy vấn tìm kiếm”
  2. Bing: Vào năm 2014, Bing đã tuyên bố trong một bài đăng trên blog rằng thẻ meta keyword đã không còn mang lại giá trị SEO. Tuy nhiên, vào năm 2011, Bing ám chỉ rằng từ khóa có thể được sử dụng như một tín hiệu spam để giúp xác định các trang chất lượng thấp, nhưng không còn là một yếu tố đánh giá xếp hạng hiệu quả.
  3. Naver: Theo Wikipedia, Naver xử lý 74,7% tổng số tìm kiếm trên web ở Hàn Quốc. Hiện nay không có bất cứ đề cập nào liên quan đến từ khóa meta trong toàn bộ tài liệu mở rộng của họ về việc tối ưu hóa trang web
  4. Được sử dụng cho một số tìm kiếm trang web nội bộ: Hầu hết các CMS phổ biến không sử dụng thẻ meta keyword cho các tìm kiếm trang web nội bộ. Nhưng một số hệ thống tìm kiếm nội bộ khác bao gồm SOLR, Algolia,…lại được xây dựng trên Elasticsearch.

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

SEO