GỢI Ý 8 MẸO TĂNG THỨ HẠNG TRÊN GOOGLE MAPS TRONG NĂM 2021

Nếu bạn chưa có thứ hạng cao trên Google Maps thì hãy xem qua 8 mẹo hữu ích sau để tăng hạng trên Google Maps trong năm 2021. Đây là những cập nhật dựa trên Google Maps ranking trong năm qua để phát triển local SEO tips mới nhất.

Vì vậy dù là doanh nghiệp lớn hay công ty nhỏ thì bạn cũng sẽ thấy được những tips hữu dụng cho mình.

1. Xây dựng Backlink chất lượng cho Google Maps

Có một điều không thể phủ nhận đó là backlink đóng vai trò khá quan trọng trong việc xếp hạng doanh nghiệp trên Google Maps. Trước đây thì citation distribution từng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Local SEO.

Nhưng khi bạn đã có mặt trên Google Maps thì dù có nhiều trích dẫn hơn thì xếp hạng của bạn trên Google Maps cũng không thay đổi nhiều. Mà bạn cần tập trung hơn vào việc xây dựng backlink chất lượng.

Xây dựng backlink chất lượng cho Google Maps (Nguồn ảnh: dịch vụ SEO)

Xây dựng backlink chất lượng cho Google Maps (Nguồn ảnh: dịch vụ SEO)

High authority backlink (backlink uy tín) sẽ giúp ích rất nhiều cho site của bạn. Đừng xây dựng backlink một cách tuỳ tiện. Hãy tập trung cho các backlink có điểm DA ít nhất là hơn 40.

Đầu tư cho backlink không những giúp tăng độ tín nhiệm của bạn với Google Maps và organic search mà còn tác động trực tiếp lên thứ hạng trên Google Maps. Và thứ hạng trên Google Maps cao luôn dẫn đến traffic nhiều hơn cho website, tăng tỷ lệ chuyển đổi conversion rate và tăng doanh thu.

2. Xác minh trang Google My Business

Bước đầu tiên khi xây dựng Google Maps là phải tạo dựng trang Google My Business chất lượng và thực hiện xác minh trang. Điều này sẽ cho Google biết bạn là một doanh nghiệp có thật và đang hoạt động.

Vì Google luôn muốn mang đến những kết quả tìm kiếm chất lượng cho người dùng nên bước xác minh này rất quan trọng.

Tạo và xác minh Google My Business để tạo Google Maps (Nguồn ảnh: Infront webworks)

Tạo và xác minh Google My Business để tạo Google Maps (Nguồn ảnh: Infront webworks)

3. Sử dụng Subcategories trong Google My Business

Mẹo này đặc biệt hữu dụng đối với những công ty có nhiều chi nhánh, các chuỗi cửa hàng, trường học hay học viện. Hãy tưởng tượng bạn là một siêu thị như Kroger hay Walmart.

Tuy ngành nghề kinh doanh của bạn là tạp hoá hay siêu thị, trong cửa hàng lại có rất nhiều khu vực khác nhau như thuốc, thực phẩm, đồ dùng,…Mỗi mặt hàng như vậy lại mang đến một cơ hội khác cho bạn khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm cụ thể.

Bạn có thể tạo một trang cho trụ sở chính ở đầu Google Maps listing sau đó thêm các danh mục con cho từng ngành hàng bên dưới. Mỗi một danh mục nhỏ sẽ là một đại diện trong phân khúc đó, điều này cũng mang đến cơ hội cạnh tranh đáng kể cho bạn với local SEO.

4. Xây dựng Citation cho từng phân khúc

Citation là gì? Citation chính là trích dẫn về NAP (tên, địa chỉ và số điện thoại) của doanh nghiệp và đôi khi bao gồm cả website URL. Google xem citation là một cách để phê duyệt vị trí doanh nghiệp. Bạn cũng có thể xem các trích dẫn tương đương với backlink trong chiến lược SEO. Nguồn citation của bạn càng uy tín và chất lượng thì bạn càng có thứ hạng trên Google Maps cao.

Vì vậy hãy cố gắng sử dụng citation càng chi tiết càng tốt. Nghĩa là bạn nên tìm các website hoặc danh bạ online uy tín có nêu rõ địa điểm của bạn hoặc chỉ rõ danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

Xây dựng NAP citation và hạn chế sai lệch NAP giữa các trang (Nguồn ảnh: Quora)

Xây dựng NAP citation và hạn chế sai lệch NAP giữa các trang (Nguồn ảnh: Quora)

5. Sử dụng Schema Markup cho NAP trên website

Bạn muốn thêm NAP vào website của mình nhưng bạn nên đưa địa chỉ vào theo ngôn ngữ Schema. Ngôn ngữ Schema là một giao thức cấu trúc được thông qua bởi Google, Yahoo và Bing với mục đích quyết định một số vùng dữ liệu trên website.

Một cách hiểu đơn giản hơn của ngôn ngữ Schema là một dạng data trực tiếp giúp tối ưu các thiết lập dữ liệu quan trọng trong website. Dữ liệu trực tiếp liên quan đến local SEO của doanh nghiệp.

Chuyển đổi NAP theo dạng Schema Markup (Nguồn ảnh: businessonine)

Chuyển đổi NAP theo dạng Schema Markup (Nguồn ảnh: businessonine)

Bằng việc chuyển đổi NAP theo dạng Schema, bạn sẽ truyền tới một tín hiệu chất lượng hơn cho Google và các công cụ tìm kiếm khác về những thông tin liên quan và độ uy tín của địa chỉ doanh nghiệp.

Có nhiều bước và kỹ thuật cần sử dụng khi nhắc đến Schema Markup nhưng nhìn chung thì đây là một bước khó và cần thời gian lâu dài để đạt hiệu quả. Nhưng khi bạn đã được xếp hạng cao nhờ thủ thuật này thì thứ hạng của doanh nghiệp sẽ vững chắc hơn.

6. Kiên trì và nhất quán với citation

Giữ cho citation luôn được nhất quán và loại bỏ những biến động là điều rất quan trọng. Giống như thị trường chứng khoán lên xuống liên tục thì thứ hạng của kết quả tìm kiếm Google cũng có thể thay đổi vì những biến động khác nhau.

Những biến động về NAP citation là gì?

Khi bạn có nhiều biến khác nhau trong phần địa chỉ trên website thì bạn sẽ có biến động về NAP citation. Ví dụ:

Địa chỉ công ty của bạn là Công ty A, Đường X, Phường Y, Quận Z, Thành phố W, Zip code 700000

Phần này chính là NAP và citation. NAP là thông tin công ty và citation là kết quả của NAP khi được đăng tải trong một bài viết.

Ví dụ bạn có 10 trang danh bạ doanh nghiệp online khác nhau có đăng tải thông tin công ty như trên. Nhưng có đến hơn 50 danh bạ hoặc website khác nhau sử dụng NAP của bạn theo nhiều cách riêng.

Ví dụ một số trang sẽ viết tắt Q. thay cho quận. Những thay đổi nhỏ trong NAP này lại dẫn đến những biến động về NAP citation trên diện rộng. Và những biến động này có thể ảnh hưởng kết ranking của bạn trong local search result.

Thiết kế ngược NAP trên Google

Cách tốt nhất là loại bỏ những biến động này thông qua phân tích các trang có sử dụng NAP citation của bạn. Cụ thể như sau:

  1. Truy cập Google
  2. Tìm kiếm địa chỉ kinh doanh của bạn
  3. Xem qua những trang có citation của bạn

Sau đó xem là trang nào bạn có thể tự cập nhật địa chỉ. Một số trang có thể yêu cầu tạo tài khoản miễn phí và chứng minh tài khoản doanh nghiệp trước khi chỉnh sửa. Một số khác bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ của họ trên chatbox để yêu cầu thay đổi địa chỉ. Có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng đây là một việc đáng để bạn làm.

Với mỗi citation mà bạn chỉnh sửa đồng nhất với trang Google My Business thì bạn đã loại bỏ bớt khả năng biến động trong danh mục citation trên Google. Bạn có thể choáng ngợp trước số lượng các website có trích dẫn địa chỉ của bạn nhưng hãy nghĩ rằng mỗi lần bạn chỉnh sửa được một NAP citation đúng thì độ tín nhiệm của bạn trên công cụ tìm kiếm lại tăng thêm.

Biến động càng ít thì thứ hạng của bạn càng bền vững. Đối với những ngành ít cạnh tranh thì yếu tố biến động này không đóng vai trò quá quan trọng nhưng với những lĩnh vực cạnh tranh cao thì một thay đổi nhỏ cũng dẫn đến những kết quả khác nhau trong 3 kết quả đầu của kết quả tìm kiếm.

Với những doanh nghiệp có lượng citation cần được chỉnh sửa quá lớn thì cũng có những nền tảng giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Ví dụ như MOZ Local là một nền tảng được dùng để xử lý và phân phối citation portfolio.

Hoặc bạn có thể sử dụng Yext, nhưng chi phí của Yext khá cao so với doanh nghiệp nhỏ. Cả hai công cụ này đều là giải pháp tự động giúp loại bỏ biến động NAP citation và tăng hạng trên Google Maps.

7. Tối ưu Website Homepage

Khi tạo Google Maps business listing thì một phần mà bạn cần điền là website URL. Việc thêm website URL vào Google My Business page cũng giống như đang tạo landing page cho Google Maps listing nên sẽ có vai trò rất quan trọng trong local SEO strategy.

Website bạn liên kết với Google Maps listing sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và độ tín nhiệm của bạn trên kết quả tìm kiếm. Google sử dụng website để kiểm tra Google Maps của bạn có liên quan không dựa vào từ khóa, danh mục doanh nghiệp và độ uy tín của domain.

Các yếu tố cần tối ưu trên website

  1. Thẻ tiêu đề: Đây chính là meta tag trên homepage và cần bao gồm vị trí địa lý, loại hình kinh doanh và tên doanh nghiệp. Ví dụ như “Dịch vụ nha khoa tại quận 1 – Nha khoa Kim Cương chất lượng, giá tốt”. Bạn nên làm theo công thức này để khi xem xét website là một landing page của Google Maps listing thì Google sẽ lấy thông tin từ các phần này để đánh giá độ liên quan của bạn và xếp hạng doanh nghiệp trên Maps.
  2. Thẻ mô tả:  Yếu tố quan trọng tiếp theo là meta description. Hãy nhấn mạnh lại lần nữa vị trí địa lý và ngành nghề kinh doanh ở đây.
  3. Nội dung trên trang:  Để hoàn tất việc tối ưu hoá homepage của website thì nội dung trên trang cũng phải chứa các thông tin về vị trí, loại hình kinh doanh và tên doanh nghiệp. Sử dụng tag, từ in đậm, mật độ từ khoá cũng là cách giúp tối ưu homepage của website.
  4. NAP / Citation:  Cuối cùng bạn phải thêm vào NAP để tối ưu Google Maps listing ranking. Bạn có thể để NAP ở cuối trang của website. Nhưng tốt nhất vẫn là làm sao để thể hiện được NAP trong nội dung trang web. Và phải sử dụng NAP dưới dạng Schema như mẹo số 5 đã trình bày.

Giống như chiến lược landing page cho Google Ads, khi Google phân tích landing page của Google Ads để đánh giá điểm chất lượng thì Google cũng đánh giá kỹ website để xem xét Google Maps listing.

8. Tạo Citations và Backlinks trên danh bạ online

Bạn có thể tham khảo một vài trang danh bạ doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề của mình để xây dựng backlink. Bạn có thể tìm kiếm những trang như vậy bằng cách tìm kiếm trên Google “danh bạ doanh nghiệp” kèm theo tên thành phố của bạn. Hoặc tìm những danh bạ liên quan đến ngành của mình.

Trên đây là 8 mẹo để tăng thứ hạng của bạn trên Google Maps trong năm 2021. Nếu một số phần khá khó khăn vì liên quan đến kỹ thuật hoặc bạn chưa tìm ra giải pháp thực hiện tốt nhất, hãy liên hệ với Chin Media để được hỗ trợ.

Google Marketing