Internal link là gì? Cách xây dựng mô hình SEO Internal link hiệu quả nhất 2022

Internal link (liên kết nội bộ) là yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai chiến dịch SEO. Bởi việc liên kết nội bộ không chỉ tác động đến trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện vị trí từ khóa của Website trên các công cụ tìm kiếm. Bài viết dưới đây, Chin Media sẽ giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về Internal link mà “SEOer” cần biết.

Internal link là gì?

Internal link (liên kết nội bộ) là điều hướng người dùng từ liên kết này trỏ đến liên kết khác trên cùng một Domain (tên miền). Một số Internal link mà bạn có thể bắt gặp như sau:

  • Liên kết từ trang chủ đến các danh mục hoặc bài viết;
  • Liên kết từ danh mục đến các bài viết;
  • Liên kết từ bài viết này đến bài viết khác;
  • Liên kết từ Footer hoặc Menu;
  • Liên kết dạng Banner đặt trên Website.

Tầm quan trọng của liên kết nội bộ trong SEO là:

  • Đối với người dùng: Internal link giúp điều hướng người dùng vào những trang mà họ quan tâm, tăng khả năng sử dụng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. 
  • Đối với công cụ tìm kiếm: Internal link giúp Google hiểu nội dung tất cả các trang trên Website của bạn một cách nhanh chóng. Hiểu đơn giản, nếu Website của bạn có Internal link mạnh mẽ, trình thu thập thông tin của Google có thể dễ dàng tìm nội dung mới mà bạn xuất bản và liên kết đến cho người tìm kiếm.
  • Đối với Website: Internal link giúp Website của bạn tối ưu hóa chuyển đổi; Giữ chân người dùng lâu hơn; Hỗ trợ phân tán liên kết Juice cho các trang.

Internal link

Điểm khác biệt giữa liên kết bên ngoài và liên kết nội bộ

External link (liên kết bên ngoài) là các liên kết trỏ đến Website của bạn từ các Website bên ngoài. Điểm khác biệt giữa liên kết bên ngoài và liên kết nội bộ là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu điểm khác biệt qua bảng so sánh dưới đây:

Internal link External Link
Dễ dàng kiểm soát, nhanh chóng, dễ sử dụng và miễn phí Khó kiểm soát
Tạo sự uy tín cho các trang trong cùng 1 Website. Từ đó tăng Page authority (chỉ số PA) của những trang được liên kết. Tạo sự uy tín từ Website bên ngoài tới Website của bạn. Từ đó tăng Domain authority (chỉ số DA) của những Website được liên kết.
Xuất hiện ở nội dung bài viết và phần định hướng Website Chỉ xuất hiện ở nội dung bài viết

Cách xây dựng mô hình SEO Internal link hiệu quả

Ngày nay có rất nhiều mô hình SEO Internal link hiệu quả được các “SEOer” áp dụng. Dựa vào mục đích SEO khác nhau, mà mỗi người sẽ lựa chọn mô hình Internal link khác nhau. Cùng Chin Media điểm qua các mô hình liên kết nội bộ dưới đây: 

Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp là hình thức đi liên kết từ trang chủ dẫn xuống các chuyên mục nhỏ hơn. Và ngược lại, các chuyên mục nhỏ sẽ trỏ liên kết ngược lại trang chủ, bằng các từ khóa liên quan. Mô hình kim tự tháp sẽ phù hợp với các Website có các chuyên mục con và trang chủ. Một lưu ý đối với những chuyên mục quan trọng, bạn nên bố trí nó nằm ở những vị trí hợp lý, giúp người dùng dễ nhìn thấy chúng. 

Internal link
Mô hình kim tự tháp

Mô hình bánh xe

Mô hình bánh xe phù hợp với các Website ưu tiên SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng 1 Domain. Nếu mô hình kim tự tháp ở trên tập trung điều hướng và tìm kiếm về một đích duy nhất, thì mô hình bánh xe sẽ chia đều ra cho các chuyên mục con trên toàn Website.

Nhược điểm của mô hình bánh xe là khá tốn thời gian trong việc SEO từ khóa. Đồng thời, mô hình này cũng không được Google đánh giá cao, bởi quy trình hoạt động của Google không tìm thấy được trang đích.

Internal link
Mô hình bánh xe

Mô hình Silo

Mô hình Silo là dạng cấu trúc được biểu diễn thông qua mô hình Internal link giúp biểu thị và kết nối quan hệ giữa các trang. Nếu bạn đi liên kết theo mô hình Silo sẽ giúp Google dễ thu thập thông tin và tiết kiệm thời gian SEO. Đồng thời, mô hình này hỗ trợ người dùng vào Website của bạn dễ dàng tiếp cận các sản phẩm hơn.

Internal link
Mô hình Silo

3 Tips xây dựng Internal link chất lượng

Liên kết tới những trang có nội dung liên quan

Bạn có thể đi Internal link tới những trang có cùng chủ đề liên quan trên Website của mình. Xây dựng Internal link chất lượng bằng việc liên kết tới những trang có nội dung liên quan:

  • Hỗ trợ Website của bạn có thể hiển thị nội dung liên kết chặt chẽ và mang lại dòng chảy thông tin giá trị tới nhu cầu của người xem nhất.
  • Giúp Google hiểu nội dung tất cả các trang trên Website của bạn một cách nhanh chóng, từ đó lập chỉ mục nhanh hơn.

Đặt trên trang có traffic cao

Bạn nên vận dụng những trang có traffic cao từ đó liên kết tới Website của bạn. Cách này sẽ hỗ trợ điều hướng người dùng sang những trang sản phẩm/ dịch vụ của bạn, hỗ trợ tối ưu SEO cho những trang mới, tăng tỉ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang của người dùng. Đồng thời cách này giúp tăng thứ hạng từ khóa SEO của bạn trên kết quả tìm kiếm Google. Bạn có thể kiểm tra Website nào có traffic cao trong vòng 3 – 6 tháng bằng công cụ Analytic.

Đa dạng Anchor Text nội bộ

Anchor Text là đoạn văn bản chứa đường liên kết được trỏ về Website của bạn. 

Đa dạng hóa Anchor Text nội bộ nên làm sao cho phù hợp và tự nhiên với từng ngữ cảnh. Những nội dung từ khóa này không nhất thiết lúc nào cũng là từ khóa SEO, nhưng phải liên quan đến nội dung cần trỏ liên kết. Điều này sẽ giúp Bot Google đánh giá nội dung của Website bạn trỏ về chính xác nhất.

Hy vọng những chia sẻ ở nội dung trên sẽ giúp “SEOer” hiểu hơn về Internal link, cũng như các mô hình và tips xây dựng liên kết nội bộ chất lượng. Chin Media hy vọng những nội dung này sẽ hữu ích và giúp quá trình SEO của bạn trở nên thành công hơn. Hãy theo dõi blog Chin Media để biết thêm nhiều hơn về kiến thức lĩnh vực SEO nhé!

SEO