Hiểu đúng Google Pagespeed Insights và tối ưu điểm cho người mới

Google Pagespeed Insights là công cụ miễn phí được ra mắt bởi nhà phát triển Google. Tuy nhiên đối với người mới, những tính năng từ công cụ này vẫn chưa được khai thác hết. Vì vậy, hãy cùng Chin Media theo dõi nội dung dưới đây để nắm bắt kiến thức cơ bản.

Bạn biết gì về Google Pagespeed Insights?

Google Speed Insights là gì?

Trong lần cập nhật vào tháng 6/2021, nhà phát triển Google chính thức đưa các chỉ số về trải nghiệm người dùng vào đánh giá thứ hạng website. Từ đó, marketer có thể đo lường được hầu như chính xác chỉ số trải nghiệm người dùng web thông qua công cụ Google Speed Insights. Nói đơn giản hơn, Google Speed Insights là công cụ được phát triển nhằm đánh giá hiệu suất website đồng thời đề xuất những phương án giúp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Công cụ này chủ yếu tập trung 2 yếu tố chính là tốc độ tải trang và yếu tố thân thiện với người dùng. Theo đó, bạn sẽ nhận được những đề xuất thông qua phân tích, đánh giá để hiểu rõ hơn thực trạng website. Lưu ý rằng những chỉ số này được đánh giá dựa trên những tiêu chí Google đặt ra cho một trang web, vì vậy bạn sẽ kiểm tra được liệu website của mình có đang hiệu quả với người dùng thông qua Google hay không.

google pagespeed insights
Tốc độ tải trang càng nhanh, trải nghiệm người dùng càng được nâng cao.

Đọc thêm bài viết: Vì sao trải nghiệm người dùng là chìa khóa thành công trong digital marketing?

Các thông tin Google Insights cung cấp cho bạn

Khi quét phân tích website, một số chỉ số mà công cụ trả kết quả về bao gồm:

  • Speed core: Đây được xem là điểm đánh giá tốc độ website, cụ thể hơn là tốc độ tải trang hoặc độ mượt mà khi trong quá trình sử dụng.
  • Field data: Field data còn được gọi là số liệu thực bao gồm First Contentful Paint (FCP) và First Input Delay (FID). FCP đo lường khoảng thời gian người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh đầu tiên trên website với ý nghĩa tốc độ càng nhanh, tỷ lệ giữ chân người dùng sẽ càng cao. Mặt khác, FID thể hiện trải nghiệm người dùng khi họ không được phản hồi dù đã cố gắng tương tác với website. Vì vậy, FID nên được giảm thiểu đến mức tối đa.
  • Lab Data: Đây là chỉ số đánh giá các yếu tố tải trang với nhiều trường hợp sử dụng mạng và di động. Hiện nay, Lab Data được đo lường bởi Google Lighthouse và kết quả vẫn đảm bảo tính giá trị cao, không bị sai sót so với thực tế.
  • Opportunities: Đây là phần đề xuất cải thiện dành cho website. Google Pagespeed Insights sẽ ước tính tốc độ tải trang nhanh nhất và tiết kiệm nhiều thời gian nhất cho website.
  • Passed audits: Trong phần này, các yếu tố đã và đang hoạt động tốt trên website sẽ được báo cáo cụ thể.
google pagespeed insights
Lab Data được đo lường bởi Google Lighthouse và kết quả vẫn đảm bảo tính giá trị cao, không bị sai sót so với thực tế.

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn cách phân tích website chi tiết, hiệu quả nhất

Cách tối ưu điểm Google Pagespeed Insights cho người mới

Có nhiều cách để tối ưu điểm Google Pagespeed Insights cho người mới. Dưới đây là 6 cách phổ biến nhất hiện nay giúp bạn thực hiện hiệu quả:

  • Giải nén server: Bạn có thể sử dụng chức năng giải nén bằng Google Pagespeed Insights để nhận được kết quả những tài nguyên được nén của trang web. Thực tế, quá trình nén tài nguyên này được thực hiện khi truyền qua các HTTP request giúp tiết kiệm băng thông khi truyền tải dữ liệu.
  • Giảm thiểu tài nguyên hiện có trên website: Chức năng này đòi hỏi quản trị phải có kiến thức cơ bản về code khi các mã code và một số comment trong mã không cần thiết nên được xóa đi. Sau đó, quản trị tiến hành thiết lập các hàm và biến ngắn hơn đồng thời hủy toàn bộ các dòng trống không cần thiết. Quy trình này giúp hạn chế hao tốn tài nguyên website.
  • Giảm thiểu thời gian phản hồi từ server chính: Quản trị cần cân nhắc sử dụng server cải tiến hơn về phần cứng lẫn kết nối mạng để giảm thiểu thời gian phản hồi.
  • Loại bỏ JavaScript: JavaScript có khả năng ngăn chặn hiển thị nội dung ở một số phần trên website. Chức năng loại bỏ JavaScript được kích hoạt dựa trên việc render một trang được xây dựng DOM tree.
  • Nâng cấp việc lưu vào bộ nhớ Cache: Sau một khoảng thời gian nhất định, nếu web server không phản hồi các Cache được chỉ định hoặc các tài nguyên được chỉ định Cache, bạn cần tiến hành nâng cấp việc lưu vào bộ nhớ Cache khi nhận được thông báo từ công cụ Google Speed Insights.
  • Tối ưu hóa kích thước hình ảnh hiển thị trên website: Đối với các hình ảnh có kích thước vượt ngưỡng tối đa và tối thiểu, bộ công cụ sẽ tiến hành thông báo đến quản trị ngay để có phương án điều chỉnh phù hợp.
google pagespeed insights
Google Pagespeed Insights là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị website trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động của trang web.

Tổng kết

Google Pagespeed Insights là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị website trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động của trang web. Thực tế, việc tối ưu hiệu suất hoạt động website không chỉ giúp tăng trải nghiệm người dùng và tốc độ load trang mà còn gia tăng thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm hiện nay. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu thêm những kiến thức xoay quanh digital marketing nói chung và website nói riêng thông qua các bài viết cùng chuyên mục tại blog của Chin Media.

Google Marketing