HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI GOOGLE MY BUSINESS BẰNG GOOGLE ANALYTICS

Google My Business và Google Analytics dần trở thành những công cụ quen thuộc đối với các doanh nghiệp hiện đại. Sử dụng Google Analytics để theo dõi các chỉ số cần thiết trong GMB sẽ giúp bạn nắm bắt được khả năng hiển thị của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những biện pháp cải thiện trong trường hợp cần thiết.

Google My Business là gì?

Công cụ Google đã trở nên thông minh hơn rất nhiều trong những năm vừa qua. Trước đây, nếu bạn muốn tìm kiếm một thông tin nào đó, chẳng hạn như “Nha sĩ”, bạn sẽ nhận được kết quả về các thông tin chung, phổ biến nhất liên quan đến nha sĩ.

Tuy nhiên, đôi khi người dùng lại không cần đến những thông tin chung chung này. Mặc dù Google đã trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu, nhưng Google vẫn thiếu đi khả năng phân tích ý định của người dùng.

Hiện nay, với tính năng mới về tìm kiếm địa phương (Local Search), Google có thể cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp dựa trên vị trí của bạn. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm “Nha sĩ ở TPHCM”, bạn sẽ nhận được các kết quả hàng đầu về thông tin của các nha sĩ trong khu vực này.

Nếu Google có quyền truy cập vào vị trí, bạn thậm chí không cần đưa tên của địa điểm đó vào ô tìm kiếm. Chỉ cần gõ “Nha sĩ” vào công cụ tìm kiếm và bạn sẽ nhận được các kết quả về thông tin của nha sĩ ở khu vực bạn sinh sống.

Như vậy, làm thế nào để Google biết được nha sĩ nào đang ở trong khu vực của bạn và đưa ra gợi ý những thông tin cần thiết?

Vào năm 2014, Google đã cho ra mắt Google My Business (GMB), một dịch vụ miễn phí dành cho các doanh nghiệp nhằm quản lý cách doanh nghiệp xuất hiện trên Google Search và Google Maps.

Đây là một công cụ đã hoàn toàn thay đổi “cuộc chơi” của các doanh nghiệp địa phương, cho phép họ bổ sung thêm nhiều thông tin chi tiết, chẳng hạn như tên, vị trí, giờ hoạt động, đánh giá trên Google, ảnh… Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp hiện nay đã có thể sử dụng GMB insights.

Google My Business giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên làm thế nào để các doanh nghiệp có thể đo lường xem kế hoạch của họ có thật sự hiệu quả hay không? Google Analytics chính là công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi số lần nhấp từ danh sách GMB và những chỉ số khác.

Thiết lập Tracking trong GMB

Mặc dù GMB là một tính năng rất hữu ích, nhưng điều quan trọng là bạn cần theo dõi kết quả thường xuyên. Cho đến nay, cách dễ nhất để thiết lập Tracking (Theo dõi) trong GMB là thêm mã UTM tùy chỉnh trong danh sách.

Cách này cho phép bạn truy cập dữ liệu từ danh sách, chẳng hạn như số lần nhấp, số lần hiển thị và các từ khóa được liên kết từ Google Analytics hoặc Google Search Console. Sử dụng GMB Google Analytics là phương pháp tốt nhất để theo dõi mức độ hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, mã Urchin Traffic Monitor (UTM) chỉ là một đoạn văn bản bổ sung được thêm vào URL nhằm mục đích theo dõi nguồn của lần nhấp, bao gồm Medium (Phương tiện) và Campaign (Chiến dịch). Mã UTM không thay đổi trang mà người dùng nhìn thấy khi họ nhấp vào liên kết. Bạn có thể tạo mã UTM cho bất kỳ liên kết nào bằng Campaign URL Builder.

Ví dụ:

“Https://www.newfoundmarketing.com” sẽ là trang đích, nhưng nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo trong LinkedIn và muốn theo dõi ai đã vào trang Web từ chiến dịch đó, bạn có thể tạo mã UTM như sau: https:// “www.newfoundmarketing.com?utm_source=linkedin&utm_medium=paidsocial&utm_campaign=fastball”

Ví dụ về mã UTM trong GMB (Ảnh: sheldonpayne.com)

Ví dụ về mã UTM trong GMB (Ảnh: sheldonpayne.com)

Trong trường hợp theo dõi kết quả GMB, bạn có thể sẽ thiết lập như sau: “www.newfoundmarketing.com?utm_source=google&utm_medium=organic&utm_campaign=gmb”

Nếu bạn truy cập danh sách GMB và thêm toàn bộ các URL này vào URL trang Web của mình, bạn sẽ theo dõi được thông tin về các nhấp chuột từ những người dùng tìm thấy doanh nghiệp thông qua tìm kiếm địa phương hoặc Google Maps.

Theo dõi GMB trong Google Search Console

Cũng giống như với Google Analytics, dữ liệu GMB của bạn sẽ không xuất hiện trong Google Search Console ngay lập tức. Bạn có thể đợi một ngày để nhận được các kết quả mà mình mong muốn. Khi dữ liệu đã được chuyển về, việc tạo bộ lọc trong Search Console cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào tập dữ liệu đó.

Bắt đầu bằng cách nhấp vào Performance và thêm một bộ lọc Page mới:

Thiết lập Tracking cho GMB bằng Google Analytics (Ảnh: sheldonpayne.com)

Thiết lập Tracking cho GMB bằng Google Analytics (Ảnh: sheldonpayne.com)

Trong mục dành cho các yếu tố có chứa URL, hãy thêm “Campaign”. Đây là những chiến dịch sẽ tự động truy xuất bất kỳ URL nào có liên kết UTM.

Cần lưu ý rằng, nếu bạn thiết lập danh sách GMB với mã UTM, bạn có thể biết được lưu lượng truy cập nào đến trang Web của mình từ Local Search và lưu lượng truy cập nào đến từ các nguồn khác.

Nếu bạn chỉ nhập trang Web công ty của mình vào URL trang Web cho cài đặt doanh nghiệp GMB, lưu lượng truy cập sẽ được gộp chung lại thành một nguồn duy nhất và bạn sẽ không thể biết được liệu danh sách GMB của mình có đem lại hiệu quả hay không.

Cách khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp

Cách khách hàng tìm thấy doanh nghiệp (Ảnh: sheldonpayne.com)

Cách khách hàng tìm thấy doanh nghiệp (Ảnh: sheldonpayne.com)

  1. Direct (Trực tiếp): Những lần hiển thị này đến từ những khách hàng đang tìm kiếm thương hiệu của bạn một cách cụ thể.
  1. Discovery (Khám phá): Những khách hàng này tìm thấy công ty của bạn thông qua proxy khi tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tương tự.
  2. Branded (Thương hiệu): Những nhấp chuột này đến từ những khách hàng đang tìm kiếm các thương hiệu được liên kết với công ty của bạn.

Hy vọng thông qua bài viết này, Chin Media đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc sử dụng Google Analytics để theo dõi các chỉ số của GMB. Đồng thời, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để thiết lập Tracking GMB một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog Chin Media để “bỏ túi” những mẹo tận dụng GMB hiệu quả hơn nhé!

Google Marketing