Google analytics update 2022: Tính năng và lưu ý không thể bỏ qua

Google Analytics là công cụ được sử dụng phổ biến trong marketing. Hầu hết các marketers đều phải tiếp cận và nắm bắt cách thức sử dụng công cụ này. Năm 2022, công cụ này có đợt update mới và đã khiến nhiều người dùng hoang mang về thông báo Google Analytics 4 (GA4) sẽ chính thức thay thế Universal Analytics (UA). Hãy cùng Chin Media tìm hiểu thực hư về đợt update này.

                                                                           Google Analytics 2022

Google Analytics 2022

Google analytics là gì?

Google Analytics (GA) là một dịch vụ phân tích website, là một phần của Google Marketing Platform và được cung cấp miễn phí người dùng có tài khoản Google. Khi cài đặt GA vào website cung cấp số liệu thống kê và các công cụ phân tích cơ bản phục vụ hoạt động cho SEO (search engine optimization) và các mục đích marketing.

Trong hoạt động marketing, Google Analytics được sử dụng để theo dõi hiệu suất website, chi tiết về truy cập của người dùng. Các chỉ số từ GA giúp doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả kinh doanh, phân tích hành vi người dùng và dựa vào đấy để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả.

Chẳng hạn, trên GA, bạn có thể xem lượng người dùng truy cập vào website, họ là người dùng cũ hay mới, họ đến từ các nguồn nào, họ thực hiện những thao tác gì trên trang và khách hàng rời đi ở giai đoạn nào trước khi tiến hành mua hàng,… Thông qua những chỉ số này, marketers sẽ có những chiến lược phù hợp để tối ưu chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng conversion rate.

Google Analytics còn là một vũ khí đắc lực cho người làm SEO. GA cho biết các chỉ số tương tác của người dùng với website như time on page (thời gian trên trang), session (số phiên), bounce rate (tỷ lệ thoát trang),… Các chỉ số này giúp team SEO đánh giá được hiệu quả SEO, có chiến lược tối ưu onpage hay offpage phù hợp. Ví dụ, khi bounce rate cao có thể content (nội dung) chưa hấp dẫn, page loading speed (tốc độ tải trang) chậm,…thì người làm SEO phải tiến hành tối ưu page loading speed, bổ sung hoặc làm mới content,…

=> Tham khảo bài viết: Những lỗi SEO phổ biến có thể làm giảm hiệu suất chiến dịch

Google Analytics update 2022

                                                                                  GA4 2022

GA4 2022

Trong đầu năm Google Analytics tiến hành update và ra mắt nền tảng GA4. Nhiều marketers tỏ ra khá bối rối vì đã quan dùng với Universal Analytics (UA). Nhiều người đặt ra vấn đề liệu có thể tiếp tục sử dụng UA làm nền tảng thay vì chuyển sang GA4.

Tuy nhiên, sau đó thông báo từ Google vào ngày 16 tháng 3 năm 2022 đã đánh bay mọi lo lắng vì theo thông báo này GA4 sẽ là lựa chọn duy nhất kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Điều này đồng nghĩa người dùng không có lựa chọn nào khác ngoài GA4. Chúng ta không thể làm gì ngoài tận dụng những thời gian cuối này để sử dụng nền tảng UA và bắt đầu làm quen với nền tảng mới.

GA4 là kết quả tổng hợp từ những lần update trước của Google Analytics. GA4 mang đến giao diện người dùng mới, thay đổi từ phụ thuộc vào cookie của bên thứ ba sang việc sử dụng máy học giúp phân tích dữ liệu chính xác hơn. Hãy cùng điểm qua các tính năng mới trong GA4.

Công cụ học máy và trí tuệ nhân tạo (AI)

Bằng cách áp dụng mô hình học máy nâng cao của Google, GA4 có thể tự động cảnh báo về các xu hướng quan trọng trong dữ liệu của bạn. Chẳng hạn, các sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng do nhu cầu mới của khách hàng.

Ngoài ra, GA4 còn giúp bạn dự đoán các hành động trong tương lai của khách hàng với những bổ sung chỉ số dự đoán mớ như doanh thu tiềm năng mà bạn có thể kiếm được từ một nhóm khách hàng cụ thể. Sự nâng cấp này giúp bạn phân tích sâu hơn về hành vi tiêu dùng của từng nhóm khách hàng từ đó có những kế hoạch marketing phù hợp theo nhóm.

Tích hợp sâu hơn với Google Ads

Tích hợp sâu hơn với Google Ads cho phép bạn tạo đối tượng cho chiến dịch, dễ dàng tiếp cận khách hàng của mình với những trải nghiệm hữu ích và phù hợp hơn. Cách tiếp cận mới cũng giúp bạn có phân tích sâu hơn hiệu quả marketing của mình vì GA4 cho phép phân tích traffic bắt nguồn từ những nền tảng nào.

Ví dụ, bạn có thể xem conversion từ lượt xem video trên YouTube, từ Google hay các kênh trả phí hay không trả phí không thuộc Google. Điều này sẽ chỉ ra được hiệu quả của marketing ở thời điểm bạn kiểm tra đang đến từ kênh nào và cần tối ưu ở các kênh nào.

Xem báo cáo trên GA4

Một bước tiến mới của GA4 so với GA3 là chế độ xem báo cáo trực tiếp với DebugView. Thông qua tiện ích này, bạn có thể xác thực cấu hình phân tích của mình cho website hoặc ứng dụng. Báo cáo này có thể giúp bạn thiết lập tính năng thu thập dữ liệu, khắc phục lỗi nếu có, phân tích hành vi của người dùng khi họ khám phá website hoặc ứng dụng.

Sự nâng cấp này tối ưu thời gian tracking của marketers vì trước đây bạn thường phải chia sẻ dữ liệu qua Google Data Studio để lập báo cáo.

Những lưu ý khi dùng Google Analytics 2022

                                                                        Lưu ý khi dùng GA4 2022

Lưu ý khi dùng GA4 2022

Cài đặt cả UA và GA4

Theo thông báo từ phía Google, đến tháng 7 năm 2023 phiên bản GA4 mới chính thức trở thành lựa chọn duy nhất cho website. Trong thời gian đến này này, bạn nên cài đặt cả UA và GA4 cho website của mình.

Nhiều marketer đã quen dùng với UA và nếu thay đổi đột ngột có thể dẫn đến nhiều sai sót. Đồng thời trên GA4 vẫn còn nhiều tính năng chưa thật sự hoàn thiện, tốt hơn bạn nên vừa sử dụng phiên bản cũ vừa làm quen phiên bản mới trước khi có sự thay đổi hoàn toàn.

Tạo báo cáo tùy chỉnh

Báo cáo tùy chỉnh trong Universal Analytics khác với Google Analytics 4. Nhưng với một trong hai loại thuộc tính, báo cáo tùy chỉnh có thể giúp phân tích doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn.

Tạo báo cáo trong GA4

Với Google Analytics 4, bạn có thể tạo “Khám phá” (Explorations) bằng Explore menu. Bạn có thể đồng bộ dữ liệu GA4 với Google Data Studio và tạo báo cáo. Tuy nhiên, để tiện cho việc theo dõi và chia sẻ với người khác, bạn nên đồng bộ và tạo báo cáo trên Google Data Studio vì tránh để lộ nhiều thông tin nội bộ không thể chia sẻ trên Google Analytics.

Thiết lập tìm kiếm trên trang (Site Search Setting)

Với GA4, để mang về nhiều dữ liệu hữu hiệu cho website đừng bỏ qua bước cài đặt tìm kiếm trên trang (Site Search Setting). Với thiết đặt này, bạn thu thập thêm nhiều từ khóa tìm kiếm từ người dùng trên trang, thông qua đó phân tích được hành vi của từng khách hàng.

Để cài đặt tính năng này, bạn vào menu Admin, chọn vào View Setting, chuyển trạng thái ON cho phần Site Search Setting.

Google Analytics 4 quả thực là sự update đáng chú ý. Nếu diễn ra như đúng thông báo của  Google thì GA4 sẽ là lựa chọn duy nhất là bắt buộc marketers phải làm quen với nền tảng này ngay từ bây giờ.

Mong rằng những chia sẻ của Chin Media đã giúp bạn nắm bắt được những update mới nhất trong năm 2022 của Google Analytics và đừng quên thường xuyên truy cập đến website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích.

Google Marketing