7 XU HƯỚNG CHO EMAIL MARKETING TRONG NĂM 2021
Một điều mà mọi người đều có thể dễ dàng nhận thấy sau đại dịch đó là mọi kế hoạch đều có thể bị thay đổi. Những dự đoán trong hôm nay của bạn có thể đến ngày mai đã không còn chính xác nữa. Bạn cần liên tục theo dõi các xu hướng và dự đoán mới nhất để dẫn đầu trước đối thủ.
Đầu năm 2020, có ý kiến cho rằng email marketing đã lỗi thời. Sau đó, đại dịch xuất hiện và mọi việc đã có sự thay đổi. Trong năm qua, các công ty đã nhanh chóng chuyển sang các kênh kỹ thuật số, khiến marketing qua email trở nên hot trở lại.
Hubspot đã cho biết “Email marketer đã gửi nhiều hơn 27% email so với trước khi covid-19 bắt đầu”. Mặc dù đây chắc chắn là một tin tốt, đặc biệt là vì số liệu tương tác với newsletter (bản tin) qua email cũng tăng lên nhưng mọi người cũng nên cẩn thận. Để có thể cạnh tranh tốt hơn, bạn có thể xem qua 7 xu hướng cho email marketing trong năm 2021 sau đây.
1. Kết hợp AI vào Email Marketing
Trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn là một khái niệm mới đối với rất nhiều công ty. Cả những người mới trong ngành marketing và marketer có kinh nghiệm đều chưa tự tin sử dụng AI cho marketing qua email. Sự thật là có rất nhiều dữ liệu trên Internet cần thu thập để thực hiện chiến dịch email marketing mà các công nghệ tiên tiến hay phần mềm đều không đủ để thực hiện hết việc này một cách tốt nhất.
Kết hợp AI vào email marketing (Nguồn ảnh: Top on Seek)
Ngược lại, AI có khả năng giải quyết công việc thu thập dữ liệu mà lại tiết kiệm công sức và thời gian hơn. Liệt kê các phân khúc, phân tích nội dung và tiếp cận hiệu quả là tất cả các nhiệm vụ mà AI có thể làm tốt hơn con người.
Cũng có bằng chứng cho thấy phạm vi hoạt động, có nghĩa là đã đến lúc bạn phải nắm rõ cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch marketing qua email của bạn.
2. Cá nhân hoá Email Marketing một cách tốt hơn
Có rất nhiều mục tiêu khác nhau mà một chiến dịch email marketing có thể hướng tới, bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và kết thúc bằng việc thu hút lại các khách hàng sẵn có.
Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến dịch marketing qua email nào là tạo ra nhiều doanh thu hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Trải qua thời gian dài, các marketer đã kết luận rằng một trong những cách tốt nhất để làm được điều đó là cá nhân hóa email.
Việc cá nhân hóa email cũng thường đi đôi với ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp đảm bảo cá nhân hóa dễ dàng hơn bằng cách thu thập thêm dữ liệu về khách hàng của bạn. Khách hàng hiện nay đã hiểu rõ hơn về khối lượng thông tin thu thập được về họ.
Tất nhiên, khách hàng mong đợi các thông tin đó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt hơn. Khách hàng chỉ đồng ý tiết lộ thông tin cá nhân của mình để đổi lấy những lợi ích được cá nhân hóa tốt hơn.
Cá nhân hóa email marketing (Nguồn ảnh: Mailerlite)
Tuy nhiên vẫn có những công ty không nắm bắt được tầm quan trọng của cá nhân hóa khi thực hiện email marketing. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Janrain và Blue, hầu như tất cả người tiêu dùng (96%) đã nhận được thông tin hoặc chương trình khuyến mãi bị nhắm mục tiêu sai. Các loại nội dung email được nhắm mục tiêu sai phổ biến nhất bao gồm:
- 71% khách hàng cho biết họ nhận được những khuyến mãi mà trong đó công ty không nhắm đúng khách hàng tiềm năng.
- 51% khách hàng cho biết có sự xáo trộn nhiều phương thức giao tiếp khác nhau.
- 41% khách hàng cho biết có những lỗi sai cơ bản về thông tin cá nhân của họ trong email.
Tất cả những sai lầm này có thể có những tác động bất lợi đến kết quả chiến dịch của bạn. Khi nhận được email không được cá nhân hóa hoặc được nhắm mục tiêu sai, 94% khách hàng cho biết họ đã thực hiện ít nhất một trong các hành động sau:
- 68% sẽ xóa ngay email đó.
- 54% bỏ theo dõi email.
- 45% chuyển email đó vào ‘junk’ hay ‘spam’ hay thư rác.
- 29% giảm khả năng mua hàng.
- 13% khách hàng ít xem website của công ty hơn.
- 10% không bao giờ truy cập lại website công ty nữa.
Thiếu cá nhân hóa trong các chiến dịch email marketing có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả khác nhau từ giảm liên hệ trong danh sách gửi thư, đến sự thất bại chung của cả chiến dịch email marketing vì chi phí tăng nhưng doanh thu giảm. Bên cạnh đó, cá nhân hóa email có một số lợi ích khác đã được thống kê như:
- Những email chúc mừng sinh nhật có khả năng mang đến lợi nhuận nhiều hơn đến 342% so với một email quảng cáo thông thường.
- Cá nhân hóa các thông điệp sẽ thu về ROI lên đến 122%.
- Cá nhân hoá tiêu đề có thể tăng khả năng mở thư lên đến 50% so với một bức thư tiêu chuẩn.
Xu hướng này đặc biệt quan trọng vì việc cá nhân hoá ngày càng được cải thiện. Vì vậy mà các doanh nghiệp đều mong đợi sẽ tập trung hơn vào cá nhân hóa email marketing trong năm 2021 nhiều hơn chứ không chỉ là một phần nhỏ của chiến dịch như trước đây. Dưới đây là một số cách để tận dụng xu hướng này một cách tốt nhất:
- Cá nhân hoá tin nhắn và quảng cáo theo phân khúc khách hàng
- Gợi ý sản phẩm hoặc nội dung theo phân khúc khách hàng
- Sử dụng email tự động gửi dựa trên hành vi người dùng
- Gợi ý sản phẩm và nội dung cho từng cá nhân.
3. Tự động hoá Email Marketing: sức mạnh của những chiến dịch
Theo truyền thống, các chiến dịch marketing qua email bao gồm một số email riêng biệt, tất cả đều được kiểm soát bởi marketer. Marketer sẽ quyết định khi nào và tại sao một email cụ thể được gửi đến những người đăng ký trong danh sách gửi thư.
Vào năm 2021, điều đó có lẽ sẽ thay đổi. Email marketing đã dần thoát khỏi cách làm thủ công và sử dụng các công cụ gửi mail tự động thường xuyên hơn.
Tự động hóa email marketing đề cập đến chiến lược tiếp thị qua email sử dụng chuỗi email dựa trên những công cụ tự động thay vì gửi một email riêng lẻ. Điều này đảm bảo giao tiếp nhất quán và gắn kết giữa người đăng ký và công ty. Hơn nữa, email marketing tự động mang lại cho khách hàng cảm giác kiểm soát được hộp thư đến của họ.
Vì hiện nay khách hàng thường nhận khá nhiều email nên họ mong muốn hộp thư đến của họ sẽ không xuất hiện các email không hữu dụng. Cho dù nội dung email có tuyệt vời đến đâu, một email không liên quan gửi quá nhiều cũng sẽ trở thành spam.
Đó là lý do tại sao các chiến dịch email này có xu hướng hoạt động tốt hơn các chiến dịch email thông thường. Những hành động cụ thể của người dùng sẽ kích hoạt việc gửi hàng loạt sau đó.
Email được gửi đi dưới dạng chiến dịch nhỏ giọt sẽ thu về phản hồi nhanh hơn và tạo ra sự giao tiếp ‘thân thiện hơn’ với khách hàng. Cùng lúc đó, khách hàng cũng sẽ nhận được phần thông tin chính xác mà họ đang cần.
Ví dụ của chiến dịch nhỏ giọt (Nguồn ảnh: Zapier)
Epsilon đã nói “Các email tự động khiến tỷ lệ click lên đến 119% so với email thông thường”. Đến đây thì lại có một xung đột về mặt lợi ích. Một mặt, công ty muốn có người tiêu dùng. Mặt khác thì các khách hàng không muốn nhận email spam. Mọi người đều không thích việc phải dành hàng giờ chỉ để ngồi xóa mail.
Nhưng cũng có số liệu thống kê chứng minh rằng những nhà bán lẻ gửi một loạt email chào mừng sẽ có doanh thu cao hơn 13% so với những người bỏ cuộc sau khi chỉ gửi một email (Internet Retailer 500). Điều này có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ cơ hội quý giá nếu chỉ dừng lại ở một email.
Giải pháp khả thi duy nhất ở đây là chỉ gửi email khi bạn biết rằng người nhận muốn nhận chúng. Một chiến dịch nhỏ giọt chính là những gì bạn cần. Tự động hóa email dựa trên hành vi có thể giúp bạn cải thiện kết quả email marketing của mình vào năm 2021 vì có thể giải quyết những khó khăn mà các marketer và người dùng đang gặp phải.
Nếu bạn muốn tạo các email tự động chính xác nhất, bạn cần có cả một quy trình hệ thống. Để kiểm soát tất cả các quy trình, bạn nên sử dụng một hệ thống CRM chuyên dụng. CRM sẽ giúp bạn kiểm soát được các nhân tố và thời gian trong chuỗi bán hàng của mình.
4. Nội dung do người dùng tự sáng tạo
Một xu hướng lớn khác xuất hiện vào đầu năm nay và dự kiến sẽ phát huy hết tiềm năng vào năm 2021, là sử dụng nội dung do người dùng tạo trong các chiến dịch email marketing. Nội dung do người dùng tạo (UGC) bao gồm bất kỳ dạng nội dung nào như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh.
Có bằng chứng cho thấy rằng nội dung do người dùng tạo sẽ thúc đẩy chuyển đổi cao hơn. Phần lớn người tiêu dùng (82%) cho rằng các bài đánh giá do người dùng tạo ra là cực kỳ có giá trị. Khoảng 70% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các đánh giá và xếp hạng từ những người dùng khác.
Do đó, khi các marketer đưa những đánh giá này vào trong email, các khách hàng nhận email sẽ tin tưởng các sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng bá hơn. Ngoài ra, UGC cũng có thể trở thành một nội dung riêng biệt. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sáng tạo nội dung thì bạn có thể dựa vào các UGC để làm điểm nhấn cho chiến dịch.
5. Email mang tính tương tác
Xu hướng này đã xuất hiện được một thời gian và sẽ còn phát triển mạnh hơn vào năm 2021. Email tạo các phản hồi mang tính tương tác là chìa khóa quan trọng trong email marketing. Chúng thúc đẩy sự tham gia của khách hàng và tăng đáng kể tương tác qua email. Một số yếu tố email tương tác dự kiến sẽ gây sốt vào năm 2021 như:
- Các nút hoặc lời kêu gọi hành động dạng hoạt hình
- Hiệu ứng cuộn ngang để hiển thị nhiều quảng cáo sản phẩm hơn
- Vòng lặp hình ảnh và sản phẩm mang tính tương tác cao điều khiển bởi người dùng
- Các tính năng giúp email dài trở nên gọn gàng hơn
- Khảo sát, nêu ý kiến và nội dung được tạo bởi người dùng.
Email mang tính tương tác còn có thể liên quan đến một xu hướng khác của email marketing là gamification (dựa trên trò chơi). Các giải pháp được dựa trên game mang lại lợi thế cạnh tranh bằng cách làm cho email nổi bật giữa các email còn lại trong hộp thư đến của người đăng ký.
6. Thiết kế lại email
Mọi người chắc hẳn không còn xa lạ với điều này. Thiết kế email cho đến nay là một trong những phần linh hoạt và năng động nhất của email marketing. Việc thiết kế lại email đòi hỏi sáng tạo nhưng cũng mang tính chủ quan vì sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Hàng năm, các tuần lễ thời trang trên khắp thế giới cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về thời trang trong những mùa sắp tới như màu sắc, loại vải và hình tượng thời trang nổi bật nhất. Tương tự như vậy, xu hướng thiết kế web cũng thay đổi theo mùa và điều này sẽ quyết định thiết kế email thế nào được gọi là đẹp mắt.
Tuy nhiên, khi nhắc đến email marketing, có nhiều lý do đằng sau sự thay đổi đột ngột về hình thức của email hơn là tính thẩm mỹ. Ngày nay, 81% người sẽ xem email bằng thiết bị di động. Để bắt kịp điều đó thì các email marketer cần điều chỉnh thiết kế email để phù hợp với màn hình của smartphone.
Một số xu hướng thiết kế email nổi bật trong năm 2021 như:
- Phong cách tối giản. Rất nhiều marketer dự đoán rằng mọi người sẽ yêu thích sự tối giản trong các chiến dịch email. Các email gọn gàng, được hệ thống tốt với một mục tiêu duy nhất và những yếu tố liên quan đến phong cách tối giản sẽ là xu hướng trong năm tới.
- Chế độ tối. Kể từ khi Apple giới thiệu chế độ tối cho thiết bị di động, dark mode đã trở thành tiêu chuẩn mới để cho mọi người dựa theo đó và điều chỉnh độ sáng.
- Màu sắc tươi sáng và đậm. Là một phần quan trọng để bạn nổi bật hơn. Đừng để một email quá tải với nhiều hình ảnh, nhưng bạn phải chắc chắn thu hút được sự chú ý của người xem mail bằng các khối màu táo bạo.
7. Chú ý đến quyền riêng tư
Khi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) được đưa ra vào năm 2018, việc marketing bằng email cũng đã thay đổi. Tuy chưa hoàn toàn được áp dụng triệt để trong hai năm qua nhưng vào năm 2021, tập trung vào quyền riêng tư dữ liệu vẫn là một xu hướng tiếp thị qua email. Theo NTT data thì “Chỉ 8% người tiêu dùng tin tưởng các thương hiệu giữ an toàn thông tin cá nhân của họ”.
Sự chu đáo và cung cấp cho người đăng ký của bạn một tùy chọn để hủy đăng ký khỏi danh sách gửi thư đảm bảo một danh sách gửi thư luôn được cập nhật. Khi những người không còn muốn nhận tin nhắn từ bạn rời đi, bạn có thể tập trung tốt hơn vào những người ở lại và thu hút những người đăng ký mới quan tâm đến những gì bạn cung cấp.
Doanh nghiệp nên xem xét tất cả các luật liên quan đến quyền riêng tư điện tử, bao gồm tất cả các yếu tố trong các chiến dịch email marketing tương lai để đảm bảo tuân thủ đầy đủ những điều đó.
Quyền riêng tư cũng quan trọng trong email marketing (Nguồn ảnh: Mailup Blog)
Có thể nói năm 2021 sẽ là một năm đầy thử thách nhưng cũng đầy thú vị. Có rất nhiều xu hướng hoàn toàn mới đang nổi lên và những xu hướng cũ hơn vẫn còn hiệu lực. Nhưng việc áp dụng những xu hướng này vào các chiến dịch marketing vãn dựa vào bản thân các marketer và doanh nghiệp là chính.
Bạn cũng đừng quên sự trợ giúp đắc lực của những agency như Chin Media để thương hiệu của mình nổi bật hơn trong năm 2021.