Multi channel là gì? Cách tạo chiến dịch Multi channel thành công

Multi channel là hình thức marketing đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong việc tiếp cận và bán hàng thông qua các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Để đạt được thành công khi triển khai, bạn cần hiểu rõ multi channel là gì và các thông tin liên quan đến nó. Hãy cùng với Chin Media khám phá chi tiết về đề hình thức marketing và cách áp dụng nó để tăng doanh số bán hàng.

Multi channel là gì?

Multi channel là hình thức marketing sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tương tác và bán hàng cho khách hàng. Mục tiêu là tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi giai đoạn của hành trình mua sắm, mang đến trải nghiệm liền mạch và nhất quán trên mọi kênh.

multi channel là gì
Multi channel là gì? Cách tạo chiến dịch Multi channel thành công

Kênh trực tiếp:

  • Cửa hàng bán lẻ: tương tác trực tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tư vấn bán hàng.
  • Danh mục sản phẩm: cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, giá cả và khuyến mãi.
  • Thư trực tiếp: gửi thư chào hàng, thông báo sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi đến khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại.

Kênh gián tiếp:

  • Website: cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, cho phép mua hàng trực tuyến.
  • Mạng xã hội: tương tác với khách hàng, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
  • Email marketing: gửi thông tin sản phẩm, khuyến mãi, nội dung hữu ích đến khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại.
  • Content marketing: tạo và chia sẻ nội dung có giá trị thu hút khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu.
  • Quảng cáo trực tuyến: tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads.
  • Tiếp thị di động: tiếp cận khách hàng qua tin nhắn SMS, ứng dụng di động, thông báo đẩy.

>> Xem thêm: Top 3 khóa học Content marketing hiệu quả không nên bỏ qua

Lợi ích khi sử dụng multi channel

Lợi ích khi khi triển khai multi channel là gì? Bằng cách kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau và tận dụng các công nghệ mới, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, tăng cường trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả chiến dịch.

Mở rộng phạm vi tiếp cận

Multi channel giúp doanh nghiệp “mở rộng cánh cửa” kết nối với nhiều tệp khách hàng tiềm năng hơn, vượt qua ranh giới của một kênh đơn lẻ. Nhờ sự hiện diện đa dạng trên các nền tảng như website, mạng xã hội, email, v.v., doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn hành trình mua sắm, từ tìm kiếm thông tin đến quyết định mua hàng.

Tăng sự nhận diện thương hiệu

Sự xuất hiện nhất quán trên nhiều kênh truyền thông giúp củng cố nhận diện thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên quen thuộc và dễ ghi nhớ hơn trong tâm trí khách hàng. Nhờ đó, khách hàng dễ dàng nhận ra và tin tưởng thương hiệu hơn khi mua sắm.

Tạo trải nghiệm liền mạch 

Khách hàng mong muốn trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán trên mọi kênh. Multi channel đáp ứng nhu cầu này của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin và dịch vụ đồng nhất trên tất cả các nền tảng. Ví dụ, khách hàng có thể xem sản phẩm trên website, sau đó đặt hàng qua ứng dụng di động và nhận thông báo giao hàng qua email.

multi channel là gì
Lợi ích khi sử dụng multi channel là gì?

Tăng mức độ tương tác

Multi channel khuyến khích việc tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi, giải đáp thắc mắc và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng thông qua các kênh truyền thông như mạng xã hội, email và tin nhắn.

Tiếp cận người dùng theo kênh ưa thích của họ

Ngày nay, người tiêu dùng không ngừng tương tác với vô số kênh truyền thông khác nhau mỗi ngày. Thay vì thụ động chờ đợi khách hàng tìm đến, nhà thông minh cần chủ động “tìm kiếm” và “gặp gỡ” họ tại những kênh mà họ thường xuyên sử dụng.

Cách để tạo chiến dịch multi channel thành công

Sau khi tìm hiểu multi channel là gì, để thành công trong việc tạo và thực thi chiến dịch multi channel, doanh nghiệp có thể áp dụng các kỹ thuật sau:

Phân tích và sử dụng dữ liệu khách hàng 

Xây dựng hồ sơ khách hàng chi tiết giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu cho từng chiến dịch marketing. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể cá nhân hóa chiến lược marketing để tăng tương tác và trải nghiệm tích cực của khách hàng.

multi channel là gì
Xây dựng hồ sơ khách hàng chi tiết giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu cho từng chiến dịch Marketing.

Một số công cụ phổ biến để phân tích dữ liệu khách hàng:

  • Google Analytics: Nền tảng cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập website, hành vi người dùng và hiệu quả chiến dịch marketing.
  • Adobe Analytics: Nền tảng phân tích dữ liệu mạnh mẽ cung cấp nhiều tính năng cho phân tích web, phân tích ứng dụng di động và phân tích dữ liệu quảng cáo.
  • Facebook Analytics: Nền tảng cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả chiến dịch marketing trên Facebook.
  • CRM (Customer Relationship Management): Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng giúp lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng.

Đảm bảo tính nhất quán

Đảm bảo tính nhất quán trên các kênh là yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực và hiệu quả. Thương hiệu cần đảm bảo tính nhất quán về logo, màu sắc, phông chữ, giọng điệu và thông điệp thương hiệu. 

Bên cạnh đó, các bộ phận marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp và hành động.

>> Xem thêm: Top 5 Google tools for SEO miễn phí và hữu ích bạn nên biết

Đo lường và phân tích hiệu suất

Sau khi triển khai chiến dịch multi channel, việc đo lường và phân tích hiệu suất là vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến dịch, xác định kênh hoạt động tốt nhất và tối ưu hóa chiến lược cho các lần sau.

Một số chỉ số hiệu suất chính (KPI) cần theo dõi:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (chuyển đổi, mua hàng).
  • Giá trị khách hàng trọn đời (CLTV): Tổng doanh thu trung bình mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong thời gian họ sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
  • Chi phí thu hút khách hàng (CAC): Chi phí trung bình để thu hút một khách hàng mới.
  • Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): Lợi nhuận thu được từ chiến dịch marketing so với chi phí đầu tư.

Lựa chọn nền tảng phù hợp

Lựa chọn nền tảng multi channel phù hợp là bước quan trọng để xây dựng chiến dịch marketing đa kênh thành công. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mục tiêu chiến dịch, ngân sách, quy mô doanh nghiệp, tính năng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng trước khi đưa ra quyết định.

  • Mục tiêu chiến dịch: Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch để lựa chọn nền tảng có tính năng phù hợp.
  • Ngân sách: Bạn cần xác định ngân sách đầu tư cho nền tảng và lựa chọn giải pháp phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
  • Quy mô doanh nghiệp: Bạn nên lựa chọn nền tảng có khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý và phân tích dữ liệu phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
  • Tính năng: Bạn cần so sánh các tính năng của các nền tảng khác nhau như quản lý chiến dịch, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình, tích hợp đa kênh,…
  • Dễ sử dụng: Bạn nên chọn nền tảng có giao diện dễ sử dụng và dễ dàng học hỏi để tiết kiệm thời gian đào tạo cho nhân viên.
  • Hỗ trợ khách hàng: Bạn cần đảm bảo nền tảng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt và kịp thời khi cần thiết.

Tổng kết

Với những lợi ích to lớn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, multi channel sẽ tiếp tục là hình thức marketing quan trọng cho các doanh nghiệp trong tương lai. Hy vọng những thông tin về multi channel là gì và cách để triển khai sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật xu hướng đồng thời áp dụng chiến lược marketing đa kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng, thu hút khách hàng thực sự và đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo dõi Blog của Chin Media ngay để cập nhật những xu hướng marketing mới nhất!

đa


tiền tố

có nghĩa là nhiều

Digital Marketing