Các pharmaceutical marketing strategies hiệu quả marketer có thể áp dụng

Pharmaceutical marketing strategies không những mang những yếu tố đặc thù của ngành Dược mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của một chiến lược marketing. Marketer hãy cùng Chin Media tìm hiểu sâu hơn thông qua nội dung dưới đây.

Pharmaceutical marketing strategies là gì?

Pharmaceutical marketing strategies hay còn gọi là chiến lược marketing ngành Dược, việc này bao gồm marketing truyền thống và digital marketing với mục đích tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng và tăng cường kiến thức về bệnh học hoặc một loại thuốc, một sản phẩm, một phác đồ điều trị cụ thể.
Các chiến lược marketing ngành Dược có thể hướng đến đối tượng là bác sĩ hoặc người tiêu dùng. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo duy trì doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhà sản xuất dược phẩm. Pharmaceutical marketing strategies chính là sự kết hợp giữa quá trình marketing và những kiến thức về ngành Dược để có thể xây dựng nên một chiến lược tiếp cận đồng thời chuyển đổi khách hàng hiệu quả. Mặt khác, chiến lược marketing dược phẩm không chỉ phải cung cấp thông tin nhất quán, đúng sự thật mà còn đòi hỏi marketer phải sáng tạo, khéo léo trong việc kết nối và xây dựng lòng tin với khách hàng.

Đọc thêm bài viết: Top 10 xu hướng marketing ngành y tế và chăm sóc sức khỏe năm 2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến pharmaceutical marketing strategies

Quảng cáo

Quảng cáo là một trong những chiến lược hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp và marketer lựa chọn sử dụng để tiếp cận với khách hàng thông qua việc ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng. Để tối ưu hóa pharmaceutical marketing strategies, marketer và doanh nghiệp có thể cân nhắc chú trọng đến việc quảng cáo tại các phòng khám, bệnh viện, cơ sở y tế,… hoặc qua các kênh truyền thống như báo chí, tờ rơi,…

pharmaceutical marketing strategies
Quảng cáo là một trong những chiến lược hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp và marketer lựa chọn sử dụng để tiếp cận với khách hàng thông qua việc ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng.

Chú trọng việc trưng bày sản phẩm

Trưng bày sản phẩm cũng là một trong những chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả. Thông thường, khách hàng sẽ khó xác định họ cần mua chính xác sản phẩm nào nên luôn cần sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Mặt khác, nếu không nắm rõ được thông tin, họ sẽ không hoặc rất khó đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, marketer và doanh nghiệp cần chú trọng đến việc trưng bày sản phẩm kèm thông tin chi tiết tại các điểm bán để khách hàng có thể dễ nhận biết đồng thời tìm hiểu.

Xúc tiến quy mô hệ thống bán lẻ

Nhược điểm chung của nhiều doanh nghiệp thường nằm ở khâu phân phối dẫn đến phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống bán buôn. Một số trường hợp mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối không tốt cũng dẫn đến nguồn cung bán hàng bị gián đoạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý xúc tiến quy mô hệ thống bán lẻ như mở rộng kênh bán hàng trực tiếp OTC, có thể là qua nhà thuốc, siêu thị thuốc hoặc đào tạo đội ngũ trình dược viên kết nối với bác sĩ, dược sĩ.

Những pharmaceutical marketing strategies marketer có thể áp dụng

Lấy chất lượng sản phẩm làm gốc

Dược phẩm là ngành hàng nhạy cảm có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, do đó vấn đề chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này được xem là vấn đề cốt lõi dẫn đến thành công của mọi pharmaceutical marketing strategies. Để nêu bật chất lượng sản phẩm, marketer có thể lưu ý đến các yếu tố như: nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, các số liệu lâm sàng đã qua kiểm chứng, giấy tờ chứng nhận sản phẩm và bảo chứng từ các chuyên gia, bác sĩ uy tín.

Lấy việc chăm sóc khách làm trung tâm

Việc chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng quyết định tính thành công của cả 2 mục tiêu:

  • Tiếp thu ý kiến đóng góp: Những phản hồi của khách hàng là nền tảng để cải tiến chất lượng sản phẩm.
  • Tiếp cận đúng lúc: Việc tiếp cận đúng lúc hỗ trợ thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, gia tăng doanh thu và hiệu suất kinh doanh hiệu quả.

Tập trung vào truyền tải câu chuyện, cảm xúc

Trong bối cảnh bùng nổ kỹ thuật số, thông tin thật giả tràn lan khắp Internet, người dùng ngày càng cẩn thận hơn trong việc sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho marketer trong quá trình xây dựng lòng tin của khách hàng. Hiện nay, các chiến lược marketing ngành Dược có câu chuyện, truyền tải cảm xúc rõ ràng, có ý nghĩa được xem là thành công. Việc này không những tạo ra sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng mà còn tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ và tạo nên hiệu ứng phát triển tốt cho doanh nghiệp trong tương lai.

Đọc thêm bài viết: Cách viết content lĩnh vực sức khỏe đơn giản mà hiệu quả 2024

pharmaceutical marketing strategies
Trong bối cảnh bùng nổ kỹ thuật số, thông tin thật giả tràn lan khắp Internet, người dùng ngày càng cẩn thận hơn trong việc sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Tổng kết

Pharmaceutical marketing strategies được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức dược phẩm và kinh nghiệm trong quá trình thực thi quảng cáo. Bên cạnh những yếu tố truyền thông thông thường, các chiến lược marketing dược phẩm cũng phải được xây dựng dựa trên cảm xúc, thông điệp ý nghĩa để gắn kết khách hàng. Để tìm hiểu sâu hơn về marketing ngành dược phẩm, bạn có thể tham khảo thêm qua các bài viết cùng chuyên mục tại blog của Chin Media!

Digital Marketing