3 CHIẾN LƯỢC CỐT LÕI GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC SEO NĂM 2021

Đối với những người hoạt động marketing trong năm qua, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là làn sóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) đồng loạt chuyển hướng kinh doanh sang hình thức online trong quý II/2020. Theo báo cáo của Global Web Index năm 2020, có 81% người tiêu dùng đã sử dụng công cụ tìm kiếm để nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ trước khi quyết định mua.

Các chuyên gia dự đoán rằng xu hướng này chắc chắn sẽ trở thành thói quen của hầu hết người tiêu dùng trong năm 2021. Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn chưa chú trọng đến SEO trong chiến lược marketing, đây sẽ là một thiếu sót lớn. Hãy tham khảo bài viết này để cập nhật 3 chiến lược cốt lõi giúp bạn thành công trong lĩnh vực SEO năm 2021.

Chiến lược SEO năm 2021 có gì thay đổi? (cre: Google Developers)

Chiến lược SEO năm 2021 có gì thay đổi? (cre: Google Developers)

1. Technical SEO

Khi bắt đầu làm quen với SEO, bạn cần phải chú ý đến 3 nhiệm vụ duy trì xuyên suốt trong suốt chiến dịch marketing: Technical SEO, SEO on-page và SEO off-page. Trong đó, Technical SEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình SEO.

Technical SEO mang lại cho khách truy cập trang web trải nghiệm người dùng tốt hơn và cung cấp cho Google những yếu tố giúp đánh giá và xếp hạng website. Trong năm 2021, người làm SEO sẽ phải chú ý đến nội dung khá mới được Google công bố mang tên Core Web Vitals.

Core Web Vitals

Vào năm 2020, Google đã công bố những cập nhật mới cho thuật toán đánh giá website, dự kiến ​​sẽ ra mắt vào năm 2021 có tên Core Web Vitals. Core Web Vitals là những chỉ số được đo lường bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Core Web Vitals được chia thành ba yếu tố chính tập trung vào trải nghiệm người dùng trên trang:

– Largest Content Paint (LCP): Tốc độ tải những phần tử có kích thước lớn nhất của trang web như hình ảnh, video,…Trước đây, Google luôn chú trọng đến tốc độ tải trang trong Technical SEO nhưng lại không đo lường rõ ràng thì hiện nay, LCP được Google đưa ra để các doanh nghiệp và cá nhân có thể tự đánh giá.

LCP chỉ tính trong phạm vi màn hình hiển thị mà người dùng nhìn thấy. Vì vậy, những gì vượt qua màn hình hiển thị đầu tiên không được tính toán trong phép đo LCP. Để tối ưu hóa chỉ số này, bạn có thể giảm kích thước ảnh hoặc chuyển các nội dung nặng và không cần thiết xuống phần dưới của trang.

– First Input Delay (FID): Chỉ số tương tác của người dùng. Tương tác có thể là nhấp vào một liên kết hoặc có thể là một nút trên trang. FID là phép đo thời gian giữa thời điểm người dùng thực hiện hành động và trang web xử lý phản hồi. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây. Điểm FID cao chủ yếu là do một trang web làm việc trên nhiều tác vụ dài cùng một lúc khi người dùng cố gắng tương tác với trang web.

– Cumulative Layout Shift (CLS): Tính ổn định của trang. Đây là sự thay đổi bất ngờ của nội dung trang khiến người dùng mất vị trí nội dung họ đang đọc hoặc vô tình nhấp vào nút chưa phù hợp, chẳng hạn như trong khi thanh toán nhấp quay về trang home. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.

Core Web Vitals nói chung là tốc độ tải trang nhưng được chia làm nhiều yếu tố để Google đánh giá độ “nhanh” của một website. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn tăng thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm của Google, hãy đảm bảo rằng bạn có bí quyết hoặc đội ngũ chuyên nghiệp để luôn giữ cho trang web tải nhanh nhất có thể.

Các chỉ số của Core Web Vitals (cre: seo-hacker.com)

Các chỉ số của Core Web Vitals (cre: seo-hacker.com)

2.  Schema Markup

Schema Markup được đánh giá là một công cụ SEO nâng cao, là loại ngôn ngữ lập trình đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data) giúp Google có thể tìm, phân loại website chính xác và nhanh chóng hơn. Chúng ta có lẽ đã khá quen thuộc với sitemap HTML và XML.

Schema Markup cũng tương tự như XML ở khía cạnh cung cấp cho công cụ tìm kiếm một báo cáo chi tiết về nội dung của bạn như chủ đề trang, cấu trúc trang,…Schema Markup rất quan trọng với các website thương mại điện tử cũng như bán hàng online.

Trong khi sitemap XML cho các công cụ tìm kiếm biết trang web của bạn có một sản phẩm cụ thể là gì, Schema Markup lại cho Google biết màu sắc, kích thước và các yếu tố đặc biệt khác của sản phẩm. Để ứng dụng công cụ này một cách hiệu quả, bạn cần xác định những trang nào trong website của bạn cần áp dụng Schema Markup. Hãy xem qua một số gợi ý như sau:

– Trang chủ giới thiệu về công ty, sứ mệnh, tầm nhìn

– Trang đánh giá sản phẩm

– Trang QnA

– Trang giới thiệu chi tiết về sản phẩm

Việc đưa sitemap HTML, XML và schema markup vào hoạt động hiệu quả sẽ làm cho trang web của bạn dễ sử dụng hơn đối với người dùng và cho phép các công cụ cung cấp kết quả tìm kiếm khớp với truy vấn mà người dùng có nhiều khả năng sẽ nhấp vào hơn.

Trải nghiệm người dùng là chìa khóa thành công (cre: medium)

Trải nghiệm người dùng là chìa khóa thành công (cre: medium)

3. Trải nghiệm người dùng

Vào năm 2021, xu hướng SEO sẽ chú trọng đến việc trang web có đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng hay không, đặc biệt là trên các thiết bị di động như smartphone, tablet,…Tối ưu hóa trên thiết bị di động đã xuất hiện được vài năm, nhưng tầm quan trọng ngày càng tăng khi tỷ lệ lưu lượng truy cập (traffic) qua smartphone đang tăng lên đáng kể chỉ trong 1 năm qua.

Google sẽ phát hành một plugin được gọi mobile-first indexing vào tháng 3 năm 2021. Điều này đồng nghĩa với việc các website vốn đã tối ưu hóa cho các thiết bị di động sẽ có lợi thế hơn nhiều trong năm 2021.

Do đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển sang tối ưu hóa di động cho trang web của họ càng sớm càng tốt. Nhìn lại sự kiện năm 2015, Google đã đưa ra sáng kiến ​​thúc đẩy các trang web trở nên thân thiện với thiết bị di động khi phát hành bản cập nhật cho thuật toán của họ mà hiện nay được nhiều người gọi là Mobilegeddon – phạt các trang web thiếu khả năng hiển thị trên thiết bị di động.

Sự trở lại của mobile-first indexing được coi là “Mobilegeddon thứ 2” mà bất cứ chủ website nào cũng không thể bỏ qua.

SEO vào năm 2021 sẽ tiếp tục dựa trên tiêu chuẩn vàng là trải nghiệm của người dùng. Content vẫn là vua, nhưng hơn thế nữa, technical là yếu tố cực kỳ quan trọng vì sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho website của bạn hay nói cách khác là hiệu quả của cả một chiến dịch SEO. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một góc nhìn mới về SEO, về quá trình làm SEO và những gì chúng ta nên theo đuổi trong năm tới. Đừng quên theo dõi Chin Media để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

SEO