Xác định khách hàng mục tiêu: Giải pháp tiết kiệm tài chính 

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi bắt đầu kinh doanh đó là phải xác định được thị trường mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp hướng đến sẽ là ai. Theo đó, việc xác định đúng khách hàng mục tiêu để chạy các chiến dịch làm kinh doanh là một trong các yếu tố mang tới sự thành công của quá trình kinh doanh.Vậy làm thế nào để xác định được đúng nhóm đối tượng khách hàng này? Hãy cùng Chin Media tìm hiểu bài viết. 

Target audience – khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu hay còn gọi là target audiences là nhóm đối tượng khách hàng trên thị trường có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà công ty muốn hướng tới. Nhóm khách hàng mục tiêu là những người có khả năng chi trả cho dịch vụ, sản phẩm của công ty bạn. 

Target audience – khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu bao gồm: 

  • Khách hàng tiềm năng 
  • Khách hàng thực sự 

Xác định khách hàng mục tiêu chính xác, phù hợp là bước quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình phát triển kế hoạch marketing. Nếu không xác định được khách hàng mục tiêu là ai, như thế nào sẽ khiến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mất phương hướng, tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc.

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu?

Việc xác định được nhóm khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng bên cạnh sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt, bởi:

  • Xác định chính xác nhóm đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp biết cách hoàn thiện tốt nhất sản phẩm và dịch vụ của mình.
  • Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng dựa vào toàn bộ thông tin cần thiết đã thu thập được.

Tiêu chí để giúp phân tích khách hàng mục tiêu

Muốn xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu bạn cần dựa trên những tiêu chí và thông tin cơ sở khác nhau. Các tiêu chí cơ bản dùng để phác họa lên chân dung khách hàng gồm:

  • Đặc điểm cá nhân: Giới tính nào?, thuộc độ tuổi nào, mức thu nhập ra sao, sở thích là gì, hoặc đặc điểm thể chất như thế nào,…
  • Vị trí công việc: Nhân viên văn phòng hay là người quản lý, là lao động tự do hay là chủ doanh nghiệp,…
  • Hoạt động chung: Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, là khách hàng sản xuất hay làm kinh doanh,…
  • Vị trí địa lý: Khu vực sinh sống, dân số ở khu vực sinh sống, tài nguyên thiên nhiên ở khu vực sinh sống,…

Ví dụ: Trong quảng cáo truyền hình: Chân dung khách hàng mục tiêu là đối tượng khán giả mà những nhà quảng cáo hay những nhà làm chương trình nhắm tới, được xác định một cách cụ thể rõ ràng qua các đặc điểm về giới tính và độ tuổi, trình độ học vấn, thông tin nghề nghiệp, hay có phải là người quyết định mua sắm trong gia đình…

  • Adult: Khán giả ở độ tuổi trưởng thành
  • Ind 4+: Khán giả từ 4 tuổi trở lên 
  • Male 4+: Khán giả nam từ 4 tuổi trở lên
  • Fe 15-24: Khán giả nữ từ 15 tới 24 tuổi
  • Fe ABCD: Khán giả nữ ở trong thành phần kinh tế A/B/C/D

Như vậy trong chiến lược quảng cáo này có 5 chân dung khách hàng rất rõ ràng. Người làm marketing có thể nhìn vào đây để đưa ra cách tiếp thị phù hợp từng chân dung khách hàng mục tiêu.

Cách xác định target audience chính xác nhất

Khảo sát khách hàng

Sau khi có được chân dung khách hàng mục tiêu, chúng ta bắt đầu chi tiết thêm thông tin về họ thông qua các cuộc khảo sát.

Ban đầu doanh nghiệp có thể mở ra một cuộc khảo sát trên diện rộng, nhắm đến càng nhiều khách hàng càng tốt. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về thói quen của khách hàng.

Khảo sát khách hàng

Tiếp đến cần thu hẹp phạm vi khảo sát lại, tập trung ở một nhóm khách hàng nhỏ hơn. Sử dụng các câu hỏi mở để đi sâu trong suy nghĩ khách hàng. Khuyến khích khách hàng để họ trả lời càng dài càng tốt, dùng các câu trả lời để làm tài liệu nghiên cứu về họ.

Trong quá trình diễn ra khảo sát, đừng quên thêm vào các câu hỏi liên quan tới thương hiệu, sản phẩm nhằm biết được khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu của doanh nghiệp.

Tìm hiểu đối thủ

Nếu doanh nghiệp có đối thủ trong lĩnh vực và ngành hàng của mình, có thể họ đã từng khảo sát thị trường hay chọn ra một tập khách hàng mục tiêu riêng nào đó.

Nếu như khách hàng mục tiêu của họ cũng giống của doanh nghiệp bạn, hãy tìm hiểu xem họ làm thế nào thu hút tệp khách hàng đó. Đừng quên học hỏi cách họ làm để có thể áp dụng cho bản thân doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp bạn cũng có thể tìm cách nào đó để làm tốt hơn cũng như tạo sự khác biệt cho riêng mình.

Hãy tìm các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng của doanh nghiệp đã từng hay đang trải nghiệm. Tìm hiểu xem liệu đối thủ đó định vị thương hiệu như thế nào? Họ có truyền tải thông điệp gì tới khách hàng hay không? Truyền tải thông điệp đó bằng cách nào?… Sau đó hãy học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp của bạn.

khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu đối thủ

Tìm hiểu thêm trên các nền tảng mạng xã hội

Mạng xã hội là một công cụ hiệu quả giúp tìm kiểu khách hàng. Hãy lên mạng xã hội xem thử rằng mọi người đang nghĩ gì, họ đang bị thu hút bởi sự kiện nào, họ yêu thích các trang bài viết nào… Và tất nhiên, xem thử rằng các thông tin đó có hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn không.

Kiểm tra lượng tương tác với thương hiệu

Sử dụng những công cụ hỗ trợ như Google Analytics để giúp theo dõi hành vi người dùng trên trang web của bạn. Đối tượng nào là người thường xuyên tương tác với thương hiệu và cửa hàng của bạn? Liệu đối tượng đó có phải là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm tới hay không? Các bài viết mà doanh nghiệp đăng tải có được nhiều người bình luận, tương tác, yêu thích và chia sẻ hay không? Sau đó, hãy sử dụng các dữ liệu có được từ việc nghiên cứu đó để điều chỉnh cách mà doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng.

Cố gắng bằng mọi cách để hiểu khách hàng hơn

khách hàng mục tiêu
Cố gắng bằng mọi cách để hiểu khách hàng hơn

Doanh nghiệp có lẽ sẽ không thể nào hoàn toàn hiểu được những khách hàng của mình, hay có thể khi bạn tìm ra cách hiểu họ thì khi đó họ đã thay đổi.

Không có giả định nào luôn luôn đúng. Những gì doanh nghiệp tìm thấy về khách hàng có thể đúng ở thời điểm hiện tại. Nhưng sẽ không còn đúng ở tương lai. Bởi vậy hãy luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu và phân tích để hiểu thêm về khách hàng cũng như dự đoán được các thay đổi của khách hàng trước khi nó xảy ra.

Xác định khách hàng mục tiêu đem lại lợi ích gì?

Xác định khách hàng mục tiêu giúp tối ưu hóa nhóm khách hàng việc xác định được một nhóm khách hàng phù hợp và có tiềm năng sẽ giúp bạn tập trung vào một đối tượng cụ thể. Mang lại hiệu quả cho cả chiến dịch marketing do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến đã được thu hẹp và rõ ràng. 

Marketing nhờ vào việc khoanh vùng khách hàng mục tiêu sẽ chỉ tập trung chiến lược kinh doanh vào đúng một nhóm cụ thể, mang lại hiệu quả công việc tối đa. 

Các chiến lược, nội dung đi kèm nếu thực hiện tốt sẽ giúp các đối tượng khách hàng này đi tới bước chuyển đổi mua hàng trong thời gian ngắn. Rút ngắn thời gian thực hiện chiến dịch và cũng tiết kiệm được chi phí và nhân sự. 

Bên cạnh đó, việc tập trung nghiên cứu và phân tích 1 nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được tâm lý khách hàng, từ đó biết được vấn đề và đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hiện tại và tương lai. 

Như vậy, trong một chiến dịch kinh doanh thì việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ quyết định đến sự thành công của chiến dịch đó. Chỉ khi doanh nghiệp xác định đúng khách hàng mục tiêu thì mới có thể phân bổ nguồn lực hữu hạn để đem lại lợi nhuận tối đa mà không làm lãng phí ngân sách Marketing. 

Hy vọng với những chia sẻ của Chin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm khách hàng mục tiêu là gì và cách xác định chân dung khách hàng chính xác nhất. Chin Media chúc bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có những chiến kịch kinh doanh hiệu quả và chất lượng. 

Digital Marketing