Phương tiện truyền thông bán lẻ chiếm 11% tổng chi tiêu quảng cáo toàn cầu – GroupM
Source: GroupM Worldwide
Tóm tắt:
- Theo bài báo cáo so sánh giữa năm 2021 và năm 2022 về “Thương mại điện tử và Truyền thông bán lẻ” của GroupM, doanh thu quảng cáo toàn cầu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng từ 88 tỷ đô la vào năm 2021 lên đến 101 tỷ đô la trong năm nay.
- Chi tiêu cho phương tiện truyền thông bán lẻ năm 2022 chiếm 18% tổng chi tiêu cho hạng mục quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu và 11% trên tổng chi tiêu quảng cáo. GroupM cũng ước tính rằng doanh thu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông bán lẻ sẽ tăng khoảng 60% và đạt mức 160 tỷ USD vào năm 2027.
- Bài báo cáo dự đoán của GroupM cho thấy rằng phương tiện truyền thông bán lẻ đang phát triển nhanh chóng một cách vượt bậc, và đang dần trở thành một phần không thể thiếu của dịch vụ quảng cáo.
- Những agency truyền thông cũng nhận thấy rằng điều này sẽ mở ra một sự cạnh tranh lớn hơn nữa trên thị trường, sự bóc tách dữ liệu từ kho lưu trữ dữ liệu người dùng, cùng sự tham gia của nhiều thương hiệu không đặc hữu khác trong vài năm tới.
Source: Retail media forecast
Insight:
Phương tiện truyền thông bán lẻ tiếp tục được ưa chuộng và GroupM dự báo rằng nó sẽ chiếm hơn một phần mười tổng chi tiêu quảng cáo toàn cầu trong năm nay, khi chúng ta chứng kiến được tốc độ tăng trưởng của doanh thu truyền thông bán lẻ vượt lên trên tất cả các loại quảng cáo kỹ thuật số khác.
Sự phát triển điên cuồng của mạng lưới truyền thông đã khiến cho mức chi tiêu quảng cáo tăng vọt, nhất là khi các thương hiệu tìm cách đặt quảng cáo của mình gần hơn với tệp khách hàng của bên thứ nhất nơi mà các nhà bán lẻ yêu cầu.
Định nghĩa truyền thông bán lẻ theo GroupM chính là bất kỳ phương tiện truyền thông nào giúp đem lại khoản doanh thu quảng cáo cho một công ty bán lẻ, bao gồm như thị trường, nhưng không bao gồm các giải pháp marketing.
Những nhà cung cấp phần mềm và các công ty công nghệ quảng cáo như Shopify, Pacvue và Criteo; cùng với doanh thu tương tự từ các công ty không bán lẻ, bao gồm Google Shopping và Instagram Shopping.
Bài báo cáo cũng cho rằng, để được hưởng lợi tốt nhất từ sự phát triển của phương tiện truyền thông bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ cần phải xây dựng các dịch vụ truyền thông sản phẩm và phát triển các nền tảng để bán số lần hiển thị (impression) cho các nhà tiếp thị không đặc hữu (non-endemic marketers).
Các nhà bán lẻ cũng có thể cân nhắc hợp tác với các publisher để họ có thể sử dụng thông tin đó và giúp gia tăng lượt hiển thị trên các phương tiện truyền thông.
Những chiến thuật này có thể giúp các nhà bán lẻ tăng trưởng doanh thu quảng cáo theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV). GroupM ước tính tỷ lệ phần trăm của Amazon là 5% – một con số “mục tiêu hợp lý” cho các nhà bán lẻ khác nhắm đến khi đa số những nhà bán lẻ này chủ yếu rơi vào tỷ lệ từ khoảng 0% đến 3% trước tình hình hiện nay.
Lượt hiển thị trên các phương tiện truyền thông
Các nhà bán lẻ cũng sẽ cần phải cân đối khoảng không quảng cáo (ad inventory) trên các nền tảng do chính họ sở hữu cùng với các nền tảng khác ngoài trang web để tăng khoảng không và ngân sách quảng cáo. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ thông tin của nhà bán lẻ khỏi một khoảng không quảng cáo trên một nền tảng có khả năng làm giảm đi đề xuất giá trị của nhà phương tiện bán lẻ đó.
GroupM cũng khẳng định thêm, các nhà bán lẻ có khả năng theo dõi doanh số bán hàng hoặc có các chương trình khách hàng thân thiết được nhiều người sử dụng, sẽ có lợi thế tốt hơn về giá khi cạnh trăng bắt đầu gia tăng.
Cũng theo báo cáo cho biết, bất chấp việc thị trường thương mại điện tử đang suy yếu dần do đại dịch, GroupM vẫn cho rằng thương mại điện tử toàn cầu sẽ chiếm 19% doanh số bán lẻ toàn cầu vào năm 2022, và sẽ tăng lên đến 25% vào năm 2027.