TikTok ads: Cách thiết lập quảng cáo trên TikTok hiệu quả 2023
Bên cạnh các chiến lược TikTok Marketing, doanh nghiệp có thể đầu tư vào quảng cáo trả phí trên TikTok để tăng độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Với mức độ phổ biến rộng rãi của ứng dụng, TikTok ads có thể là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan chi tiết về TikTok ads là gì và cách thiết lập quảng cáo trên TikTok hiệu quả.
TikTok ads là gì?
Vài năm trở lại đây, TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Đến tháng 4 năm 2022, TikTok đã đạt được 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Trong bài viết trước đây của Chin Media về TikTok Marketing là gì, chúng ta đã khám lý do khiến doanh nghiệp cần làm Marketing trên TikTok. Cũng như cách các thương hiệu có thể tạo chiến dịch thành công trên ứng dụng này.
Quảng cáo trên TikTok hay còn gọi là TikTok ads là hình thức sử dụng nền tảng mạng xã hội TikTok để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, truyền thông cho các dịch vụ/sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu hay tạo chuyển đổi cho doanh nghiệp bán hàng.
TikTok ads là cách thương hiệu hướng khách hàng mục tiêu đến các sản phẩm mà họ quan tâm trên TikTok dẫn về trang đích của thương hiệu.
Các loại hình ads TikTok
TikTok cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để chạy quảng cáo trên nền tảng này. Vì vậy, tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn loại hình quảng cáo nào phù hợp nhất trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và truyền tải thông điệp thương hiệu của mình. Dưới đây là các loại hình TikTok ads khác nhau bạn có thể sử dụng:
In – feed video
In – feed video là quảng cáo dạng video dài từ 5 – 60 giây xuất hiện trong khi người dùng đang lướt những video đề xuất trên TikTok và xuất hiện trên trang For you (Dành cho bạn). In – feed video tương tự với quảng cáo trên Instagram Story, cho phép người dùng bỏ qua và được hiển thị toàn màn hình. Bên cạnh việc hỗ trợ nút dẫn về trang đích của thương hiệu, In – feed video cũng cho phép người dùng TikTok tương tác thông qua bình luận, thả tim, theo dõi và chia sẻ.
Dạng quảng cáo này có thể đo lường dựa trên số lần nhấp, số lần hiển thị, mức độ tương tác và lượt xem của video. Các thương hiệu có thể tạo chiến dịch quảng cáo bằng hình thức TikTok ads này và đo lường hiệu quả từng video riêng lẻ hoặc toàn chiến dịch.
Brand takeover
Brand takeover là loại hình TikTok ads dưới dạng ảnh tĩnh hoặc video ngắn chiếm toàn bộ màn hình từ 3 – 5 giây sau khi người dùng khởi động ứng dụng. Người dùng không thể tương tác như thả tim hay bình luận đối với quảng cáo Brand takeover. Hiểu đơn giản, những quảng cáo này tương tự non-skippable ads của Youtube. Thay vào đó, khi người dùng ấn vào quảng cáo Brand takeover sẽ được chuyển tới trang đích của thương hiệu hoặc hashtag challenge.
Dạng quảng cáo này có thể đo lường dựa trên lượt tiếp cận, số lần hiển bị và số lần nhấp. Brand takeover thường được thương hiệu sử dụng để quảng bá hashtag challenge do họ tổ chức, nhằm gia tăng lượt xem các video thuộc hashtag challenge. Nhờ vào ưu thế độc quyền cho mỗi category mà nhiều thương hiệu chọn sử dụng dạng quảng cáo này để tăng brand awareness.
Để thu hút người xem và sự chú ý, chiến dịch Pepsi Max Flavors đã thể hiện cá tính của từng hương vị mới qua quảng cáo đầy năng lượng và màu sắc. Chiến dịch lựa chọn 2 loại hình Brand takeover và In – feed video nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm video sống động đồng thời tăng số lần hiển thị. Kết quả Pepsi nhận được hơn 10,4 triệu lượt hiển thị và tỷ lệ nhấp đạt 17%, trong đó có 936 nghìn người đã xem hết video (PepsiCo Australia | TikTok for Business Case Study, 2021).
Branded AR content (Barande lense)
Branded AR content là dạng quảng cáo tương tự như các filter ngộ nghĩnh của Instagram story và Snapchat. Theo đó, các hiệu ứng được tạo ra bởi thương hiệu sẽ xuất hiện trong danh sách “trending”, “hot” trong 5 – 10 ngày ở bộ lọc filter của người dùng. Khi sử dụng Branded AR content, thông điệp của thương hiệu có thể xuất hiện dưới dạng filter, nhãn dán có chứa thương hiệu,… để người dùng TikTok có thể sử dụng chúng trong video của họ.
Thương hiệu Senka đã phát động chiến dịch cho dòng sữa rửa mặt mới và lan tỏa thông điệp “Nâng niu làn da trắng hồng”. Để quảng bá thông điệp và thương hiệu, Senka đã tung ra video nhạc kết hợp với Suni Hạ Linh nhằm thử thách người dùng với hiệu ứng riêng của thương hiệu.
Chiến dịch đã thành công tiếp cận 26,9 triệu người, 166,500 người dùng tham gia thử thách và tất cả thu hút hơn 359 triệu lượt xem video với CTR đạt 0,18%. Đặt biệt, doanh số bán sản phẩm Senka Perfect Whip được quảng bá trong chiến dịch đã tăng 160% trên Shopee so với mức trung bình của 2 tháng trước đó (Senka | TikTok for Business Case Study, 2021).
Hashtag challenge
Hashtag challenge là hình thức tổ chức một thử thách sáng tạo video với chủ đề được đính kèm dưới dạng hashtag. Ví dụ như trend nhảy #gieoquedaunam của Hoàng Thùy Linh. Loại hình quảng cáo này xuất hiện trong phần “Khám phá” của ứng dụng TikTok.
Hashtag challenge thường bắt đầu khi một tài khoản người dùng (thường là người nổi tiếng và influencers TikTok) đăng tải video đính kèm với hashtag có thông điệp kêu gọi sự tham gia của người dùng để quảng bá cho một thương hiệu nhất định.
Dạng quảng cáo này có thể đo lường dựa trên lượt xem, số lần nhấp vào banner, số lượt xem video, số video được tạo và lượt tương tác với video.
Thương hiệu Samsung đã sáng tạo chiến dịch I’Mpossible Generation với mục tiêu để đưa sản phẩm Galaxy Z Fold3 đến thế hệ Millennials và thế hệ Z. Thông qua chiến dịch Hashtag challenge #VuDieuGapMo, người dùng được kêu gọi nhảy theo vũ điệu với cử chỉ tay thể hiện gập mở màn hình điện thoại. Chiến dịch đã thành công vang dội và giúp Samsung tăng 14% doanh số so với mục tiêu đặt ra ở tháng 9/2021 (Samsung | TikTok for Business Case Study, 2021).
Cách thiết lập quảng cáo trên TikTok
Tạo tài khoản TikTok ads
Bước 1: bạn cần tạo một tài khoản trên Trình quản lý quảng cáo TikTok.
Bước 2: Chọn quốc gia hoặc khu vực thanh toán của bạn, sau đó chọn xem bạn đang sử dụng tài khoản cho doanh nghiệp hay cá nhân. Sau đó nhấp chọn “Tiếp theo”.
Bước 3: Nhập 1 số thông tin cơ bản như: địa chỉ Email và mật khẩu của bạn. Sau đó nhập mã xác thực được gửi đến địa chỉ Email. Nếu bạn chọn đăng ký bằng số điện thoại của mình thì cần mã xác thực gửi đến số điện thoại.
Bước 4: Xác nhận rằng bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện. Sau đó nhấp chọn “Đăng ký”.
Tạo và cài đặt TikTok Pixel
Sau khi hoàn tất thiết lập tài khoản ban đầu theo hướng dẫn trên. Bạn cần cài đặt TikTok Pixel – một đoạn mã trên web của bạn để thu thập thông tin về các sự kiện diễn ra trên web (chẳng hạn như cách người dùng đến xem web của bạn: thiết bị họ đang sử dụng và vị trí của người dùng).
Sau khi chọn “Chế độ tiêu chuẩn” hoặc “Chế độ nhà phát triển”, trước tiên bạn sẽ tạo Pixel của mình bằng cách thiết lập “Sự kiện web” trong Trình quản lý quảng cáo TikTok. Sau đó tải xuống hoặc sao chép mã Pixel và dán vào tiêu đề trang web của bạn.
Tạo chiến dịch
Tạo một chiến dịch quảng cáo trong tab “Campaign” và nhấp vào nút “Create”.
Điều này sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn để chọn mục tiêu chiến dịch của mình — cho dù bạn muốn tăng lưu lượng truy cập, chuyển đổi hay cài đặt ứng dụng.
Sau đó đặt tên cho chiến dịch của bạn và đặt ngân sách tối thiểu cho chiến dịch. Bạn có thể đặt ngân sách theo gói để nhanh chóng tiếp cận nhiều người nhất có thể. Nhưng nếu đặt ngân sách hàng ngày, bạn có thể tiếp cận dần dần và đều đặn với đối tượng mục tiêu của mình hơn.
Tạo quảng cáo mới
TikTok cung cấp cho bạn tùy chọn tải lên video hoặc tệp hình ảnh làm quảng cáo của bạn. Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo bạn tuân theo thông số quảng cáo được đề xuất . Điều này sẽ đảm bảo rằng quảng cáo của bạn trông đẹp mắt trên TikTok.
Sau khi tạo quảng cáo theo ý thích của mình, bạn sẽ có tùy chọn xem trước quảng cáo đó và biết được cách quảng cáo sẽ xuất hiện với người dùng TikTok như thế nào. Bạn có thể tùy chỉnh thêm quảng cáo của mình bằng cách đặt tên cho quảng cáo để dễ dàng phân biệt giữa các quảng cáo khác nhau trong cùng một nhóm quảng cáo.
Sau đó, content quảng cáo của bạn bằng cách sử dụng 12 – 100 ký tự để truyền tải thông điệp của bạn hiệu quả hơn nữa. Content này sẽ xuất hiện phía trên quảng cáo của bạn.
Tiếp theo, bạn sẽ có tùy chọn để chọn giữa các lời kêu gọi hành động khác nhau tùy thuộc vào điều bạn muốn khán giả của mình thực hiện. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu khán giả của mình “Đăng ký”, “Tải xuống ngay”, “Liên hệ với chúng tôi”, “Đặt ngay”, “Mua ngay”, “Đăng ký ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”. Sau đó nhấp vào “Gửi” để hoàn tất việc tạo quảng cáo của bạn.
Đo lường hiệu suất quảng cáo
Công việc vẫn chưa hoàn thành sau khi bạn đăng tải quảng cáo của mình. Bạn cũng nên đo lường hiệu suất của mình để xem chiến dịch đang mang lại hiệu quả như thế nào. TikTok sẽ cung cấp các phân tích gốc có thể cho bạn biết quảng cáo của bạn đang hoạt động như thế nào về số lần hiển thị, số lần nhấp, số chuyển đổi,… Bạn thậm chí có thể kiểm tra và so sánh hiệu suất của các vị trí và quảng cáo khác nhau để xem điều gì phù hợp nhất với mình.
Chi phí TikTok ads là bao nhiêu?
TikTok bảo vệ chặt chẽ thuật toán định giá dựa trên mô hình giá thầu. Ở mức tối thiểu, ngân sách cấp chiến dịch phải là $50/ngày (tương ứng 1,180,250 đồng/ngày) và ngân sách cấp nhóm quảng cáo phải là $20/ngày(tương ứng 472,100 đồng/ngày).
Tổng kết
Quảng cáo trên TikTok có thể hoàn toàn khác với các nền tảng mạng xã hội khác mà bạn đang sử dụng. Nhưng khi hiểu được cách chạy TikTok ads, bạn có thể thấy kết quả khá ấn tượng cho thương hiệu của mình.
Bài viết trên đây cho bạn hiểu thêm về TikTok ads – phương thức giúp thương hiệu tiếp cận tới nhiều người dùng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, bài viết cũng đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích để bắt đầu với quảng cáo trên TikTok hiệu quả. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về TikTok ads uy tín và chất lượng, hãy liên hệ với Chin Media nhé!