Cách tạo chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm

Dược phẩm là một trong những ngành có tính cạnh tranh cao, do đó, các chiến lược tiếp thị phải được xây dựng cẩn thận để quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả. Trong bài viết này, Chin Media sẽ cung cấp một số thông tin liên quan và cách tạo chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần.

Chiến lược marketing mix là gì?

Chiến lược marketing mix là một chiến lược tiếp thị được sử dụng với mục đích giới thiệu, tiếp cận và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Nếu xét về bản chất thì chiến lược marketing mix cũng có điểm tương đồng với các loại chiến lược tiếp thị thông thường khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của marketing mix là loại tiếp thị này sẽ tập hợp nhiều yếu tố tiếp thị quan trọng lại với nhau, từ đó marketer sẽ xác định các mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho từng mục.

chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm
Chiến lược marketing mix là gì?

Có nên sử dụng marketing mix cho ngành dược phẩm?

Không giống như các mặt hàng tiêu dùng thông thường khác, các sản phẩm dược phẩm có đặc trưng riêng là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hoặc quá trình chữa trị của người dùng. Không chỉ vậy, để sản xuất ra một sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần chi phí nghiên cứu, phát triển, bảo quản,… cao và người phân phối (ví dụ các hiệu thuốc) cũng cần có kiến thức chuyên môn về ngành dược.

chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm
Sản phẩm trong lĩnh vực dược phẩm có tính đặc trưng riêng

Chính những yếu tố đặc thù này mà việc thực hiện marketing cho các sản phẩm trong ngành dược nói chung không phải dễ dàng. Tiếp thị cho ngành dược cần phải được thực hiện một cách có đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng về các kiến thức, chức năng, hiệu quả, trạng thái,… của sản phẩm cung cấp và cả người sử dụng. Vậy chiến lược marketing mix có thực sự phù hợp khi ứng dụng trong lĩnh vực này không?

Dựa trên lý thuyết cơ bản thì bạn hoàn toàn có thể ứng dụng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm để quảng bá vì mục đích tiếp thị trong ngành dược không có khác biệt so với các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, marketing mix cũng được xây dựng trên nhiều mô hình khác nhau nên có thể áp dụng vào cách ngành nghề đa dạng, phù hợp với định hướng của nhiều đơn vị.

>>> Xem thêm: Các pharmaceutical marketing strategies hiệu quả marketer có thể áp dụng

Giới thiệu mô hình 4Ps của marketing mix lĩnh vực dược phẩm

chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm
Mô hình 4Ps của marketing mix lĩnh vực dược phẩm

Chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm xây dựng theo mô hình 4Ps sẽ được xây dựng dựa trên bốn yếu tố (4P) là:

  • Product (Sản phẩm) bao gồm thông tin thương hiệu, chất lượng, dòng sản phẩm, liều lượng, chỉ định, công dụng, thiết kế bao bì,…
  • Price (Giá) bao gồm giá công khai (niêm yết) và giá bán lẻ
  • Place (Phân phối, địa điểm) là danh sách các kênh phân phối (hiệu thuốc, bệnh viện, sàn thương mại điện tử,…)
  • Promotion (Quảng bá) bao gồm các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo,… cho sản phẩm.

Bốn phương diện này sẽ phối hợp với nhau tạo thành một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh giúp các đơn vị sản xuất và phân phối dược phẩm quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường có hiệu quả, đúng mục tiêu.

Cách tạo chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm theo mô hình 4Ps

Product – Sản phẩm

Product là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm. Trong lĩnh vực này, sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tiếp thị chủ yếu sẽ là thuốc (phổ biến nhất bao gồm thuốc theo toa, thuốc không theo toa, vắc-xin, các thiết bị y tế,…). Một số yếu tố mà marketer nên chú ý khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm dược như sau:

  • Nhãn hiệu, logo, bao bì sản phẩm (các thiết kế nhận diện thương hiệu có liên quan);
  • Dịch vụ khách hàng khi sử dụng thuốc;
  • Chủng loại và danh mục dược phẩm;
  • Chất lượng dược phẩm;…

Dựa trên những yếu tố này, người xây dựng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm cho phần Product sẽ phải nghiên cứu, xem xét nhu cầu cụ thể của đối tượng mục tiêu để đề ra các phương án thích hợp. Ví dụ như sản phẩm của bạn cung cấp cho người tiêu dùng phổ thông, không có hiểu biết chuyên sâu thì cần làm nổi bật công dụng và cách sử dụng thuốc tại nhà.

>>> Xem thêm: Pharmaceutical content marketing: Viết đúng và viết đủ

Price – Giá cả

Phần giá cả trong chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm sẽ tương đối phức tạp vì bị chi phối một phần bởi chính sách của các cơ quan nhà nước, trong đó khó khăn nhất phải kể đến các sản phẩm thuốc kê đơn và thực phẩm chức năng. Giá của sản phẩm cũng được chia thành nhiều loại, ví dụ như giá theo chi phí sản xuất, giá thị trường, giá cạnh tranh,…

chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm
Phải nghiên cứu kỹ càng để đưa ra mức giá hợp lý cho dược phẩm

Đặc điểm của phần Price trong chiến lược marketing của doanh nghiệp dược phẩm là nên tập trung vào nhóm khách hàng mua sỉ sản phẩm, chính là các đơn vị phân khối như nhà thuốc, bệnh viện,… Bạn có thể áp dụng các chính sách thanh toán khác nhau để người mua có lời và doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, chẳng hạn như giảm giá nếu thanh toán trước thời hạn, giảm giá nếu mua với số lượng cụ thể,…

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn thực hiện marketing mix với khách hàng cá nhân thì nên chú ý nghiên cứu mức giá thị trường và xem xét điều chỉnh mức giá bán hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp cận của nhóm khách hàng mục tiêu.

Place – Phân phối

Trong quá trình xây dựng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm thì việc lựa chọn kênh phân phối là một trong những bước cực kỳ quan trọng. Nhìn chung, các sản phẩm dược sẽ được cung cấp tại một số đơn vị đặc thù như bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám,…

Để có thể đưa sản phẩm của mình tiến vào các đơn vị này thì thương hiệu cũng phải chứng minh mức độ hiệu quả và an toàn của sản phẩm. Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn tham gia vào các cơ sở y tế công thì còn phải trải qua quá trình đấu thầu phức tạp hơn nữa.

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống này thì hiện nay, sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng giúp các công ty dược phẩm chủ động hơn trong việc tiếp cận người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng sàn thương mại điện tử hoặc thiết kế một ứng dụng riêng cho thương hiệu để khách hàng có thể lựa chọn và mua thuốc online tiện lợi. Tuy nhiên, nếu lựa chọn kênh này thì bạn cũng cần lưu ý đến danh sách thuốc mà người dùng có thể mua tự do không theo đơn.

Promotion – Quảng bá

Trong chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm không thể thiếu bước truyền thông giúp quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Bước này đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổng thể của toàn bộ chiến dịch. Một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện cho các chiến dịch quảng bá như sau:

  • In ấn các tài liệu về sản phẩm như brochure, leaflet, tờ rơi, banner,… để treo trên đường, đi phát cho mọi người,…
  • Quay dựng TVC, video quảng cáo và phát trên tivi hoặc chạy quảng cáo trên các kênh khác như Facebook, Google, YouTube, TikTok,…
  • Bạn có thể đưa ra các chính sách khuyến mãi cho đơn vị phân phối (ví dụ giảm giá khi nhập số lượng đơn hàng lớn) và khách hàng cá nhân (ví dụ mua 1 tặng 1).
  • Các hoạt động quan hệ công chúng: Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi hội thảo ra mắt sản phẩm, chương trình CSR,… để tăng độ nhận diện của sản phẩm, đồng thời giúp khách hàng có thêm sự tin cậy vào công dụng của dược phẩm.
chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm
Quảng bá là bước không thể thiếu khi làm marketing dược phẩm

Lưu ý, việc quảng bá sản phẩm trong lĩnh vực dược phẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng những thông tin chính xác và có minh chứng đáng tin cậy (bằng chứng khoa học, các con số cụ thể trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm,…). Đặc biệt, nhà cung cấp không nên đưa ra những tuyên bố có thể khiến cho người dùng hiểu sai về công dụng của thuốc.

Chin Media vừa gửi đến bạn thông tin về 4 yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm. Bên cạnh 4 yếu tố trên, marketer cũng có thể tham khảo thêm 7Ps – một trong các chiến lược marketing dược được sử dụng phổ biến. 7Ps cũng bao gồm Product, Price, Place, Promotion và 3 phương diện khác bao gồm: 

  • People – Con người: Là việc tuyển chọn, đào tạo và quảng bá về tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và tay nghề cao của đội ngũ nhà nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp.
  • Process – Quy trình: Là việc tối ưu quy trình cung cấp dược phẩm đến tay khách hàng.
  • Physical Evidence – Bằng chứng vật lý: Yếu tố này mô tả một số yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc trong nhà máy sản xuất có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, kho lưu trữ, quá trình bảo quản có đảm bảo vệ sinh không, đồng phục của các nhân viên trong nhà máy,…

Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing mix

Việc xây dựng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm có một số điểm cần lưu ý vì ngành này có nhiều đặc thù riêng. Sau đây là một số điểm quan trọng mà marketer ngành dược nên chú ý:

  • Chiến lược marketing dược đa phần sẽ lấy sản phẩm làm mục tiêu trọng tâm;
  • Marketer nên quan tâm đến phần nội dung trong các ấn phẩm truyền thông, đảm bảo tính chính xác của thông tin vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Người thực hiện cần nghiên cứu insight kỹ càng và đánh mạnh vào tâm lý khách hàng và đồng thời cũng nên hướng đến việc truyền tải những giá trị nhân văn để phù hợp với các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dùng.
  • Bạn cũng nên tìm hiểu những quy định pháp luật về việc truyền thông cho các sản phẩm y tế trước khi lên nội dung chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm.

Tổng kết

Tóm lại, việc xây dựng chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm (theo mô hình 4Ps hoặc các mô hình khác) đều sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và phân phối sản phẩm của mình, từ đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mang lại nhiều lợi ích trong việc kinh doanh.

Chin Media hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về việc tạo và áp dụng chiến lược marketing mix vào lĩnh vực dược phẩm.

Nếu muốn tham khảo nhiều bài viết thú vị khác, bạn có thể truy cập vào chuyên mục Blog của Chin Media để khám phá nhiều thông tin thú vị hơn.

Uncategorized