Chiến lược sales and marketing in pharmaceutical industry hiệu quả 2024

Là một ngành đặc thù nên việc hiểu rõ mục tiêu hướng đến, lựa chọn cho mình chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả chính là việc mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong ngành dược phẩm cần chú ý. Vậy sales and marketing in pharmaceutical industry là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Bán hàng và tiếp thị trong ngành dược là gì?

Bán hàng và tiếp thị trong ngành dược (sales and marketing in pharmaceutical industry) hiểu đơn giản là hoạt động quảng bá cho các công ty, nhà máy sản xuất dược phẩm nhằm xác định nhu cầu điều trị bằng dược phẩm của khách hàng và đáp ứng chúng. Hình thức này có thể được quảng cáo thông qua kênh truyền thống lẫn tiếp thị online. Tuy nhiên lĩnh vực y tế khá nhạy cảm nên các thông tin về dược phẩm cần được kiểm chứng khoa học bởi tổ chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tăng hiệu quả của chiến lược tiếp thị cũng như uy tín của thương hiệu.

 sales and marketing in pharmaceutical industry
Sales and marketing in pharmaceutical industry

>> Xem thêm: Top 10 xu hướng marketing ngành y tế và chăm sóc sức khỏe năm 2024

Chiến lược bán hàng và tiếp thị trong ngành dược

Xác định mục tiêu

Khác với các mặt hàng tiêu dùng khác là đặt mục tiêu về kinh tế và tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngành dược phẩm thì mục tiêu bán hàng và tiếp thị thường hướng đến 2 mục tiêu cơ bản sau:

  • Mục tiêu sức khỏe: Bạn cần cung cấp dược phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người dùng. Nghĩa là bạn phải mang đến những giá trị hữu hiệu và đích thực cho sức khỏe cộng đồng
  • Mục tiêu kinh tế: Việc bạn sản xuất kinh doanh phải đạt hiệu quả thì mới có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Cả 2 mục tiêu cơ bản này luôn đi song hành và bổ trợ cho nhau. Mục tiêu kinh tế là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp cho nên bán hàng và tiếp thị trong ngành dược phải hướng đến đạt được hiệu quả kinh tế cao và mang lại doanh thu lớn để có thể đóng góp cho xã hội.

Lấy cảm xúc khách hàng làm trọng tâm

Này nay, việc quảng cáo dồn dập, chỉ giới thiệu thành phần và chức năng của thuốc khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị làm phiền. Việc tiếp thị trong ngành dược như thế có thể phản tác dụng khiến khách hàng của bạn tăng sự đề phòng thay vì cảm thấy sản phẩm của bạn an toàn.
Lấy cảm xúc khách hàng làm trọng tâm trong việc bán hàng và tiếp thị trong ngành dược có thể hiểu đơn giản là việc bạn đồng cảm, trao giá trị và xây dựng lòng tin của khách hàng qua chiến lược tiếp thị của mình.
Một ví dụ cụ thể cho chiến dịch “Hair for hope” lấy cảm hứng từ các sợi tóc bị mất của bệnh nhân ung thư, họ đã sử dụng tóc đó để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Không chỉ dừng lại ở đó, những tác phẩm này còn được đấu giá và tất cả lợi nhuận sẽ nhằm mục đích tài trợ cho những bệnh nhân ung thư.
Chiến dịch đã khéo léo PR thương hiệu của mình bằng việc cảm thông với những khó khăn, nỗi đau của bệnh nhân, thay vì trực tiếp nhắc đến các loại thuốc chữa trị hay máy móc công nghệ cao, sự đồng cảm được khơi gợi một cách tự nhiên. Đây chính là phương thức mà nhiều thương hiệu dược phẩm lựa chọn làm tiếp thị bởi mang lại cảm giác an toàn cho khách hàng.

 sales and marketing in pharmaceutical industry
Chiến dịch “Hair for hope”

>> Xem thêm: Cách viết content lĩnh vực sức khỏe đơn giản mà hiệu quả 2024

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp

Ngày nay thị trường ngành dược được khách hàng tiếp cận chủ động hơn bao giờ hết, bởi nhiều người có xu hướng quan tâm trình trạng sức khỏe của mình nhiều hơn. Nhưng với số lượng các nhãn hàng trong ngành dược phẩm ngày càng tăng lên thì làm sao để trở nên thu hút khách hàng hơn? Ngày nay việc tiếp thị truyền thống là chưa đủ, bạn cần mở rộng thêm vào cả nền tảng digital. Bởi đây là phương thức dễ đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với lượng lớn khách hàng đang sử dụng internet.
Bạn có thể triển khai các chiến dịch tiếp thị một cách có chiến lược như đầu tư vào xây dựng uy tín, hình ảnh thương hiệu hay xây dựng các sản phẩm dịch vụ kết hợp khác. Một số ví dụ về đơn vị dược phẩm nổi tiếng như:

  • Vistar: kết hợp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe
  • Ecor Pharmacy: vị trí đặt gần các bệnh viện lớn
  • Pharmacity: hình thức bán thuốc online và nổi tiếng từ chiến dịch marketing dược hiệu quả trong mùa dịch Covid 19

Như vậy việc tiếp thị trong ngành dược có chiến lược được hiểu đơn giản là tìm được một phân khúc, nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó hãy tập trung vào phục vụ, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Chiến lược về giá

Ba đối tượng khách hàng chính để sales and marketing in pharmaceutical industry bao gồm: các nhà thuốc bán lẻ, bệnh nhân và nhóm điều trị (nhân viên y tế và bác sĩ). Các sản phẩm trong ngành dược thường sẽ được phân phối trực tiếp hoặc qua những nhà thuốc, bệnh viện nên với phân khúc bán lẻ, bạn cần có những chiến lược về giá và hoa hồng hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

 sales and marketing in pharmaceutical industry
Chiến lược về giá trong ngành dược

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm bán hàng và tiếp thị trong ngành dược cũng như cách triển khai marketing in pharmaceutical industry hiệu quả. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào blog Chin Media để tham khảo thêm các kiến thức về kinh doanh lẫn marketing thú vị khác nhé.

Digital Marketing