Kiến thức về 5c trong marketing các doanh nghiệp nên biết

5c trong marketing là mô hình quen thuộc đối với nhiều marketer, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về nó. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Chin Media khám phá về mô hình 5c marketing đang ngày càng phổ biến rộng rãi.

Khái niệm mô hình 5c trong marketing

Mô hình 5c trong marketing được hình thành dựa trên 5 yếu tố: credibility, context, channel, content, capability. Các nhà chiến lược sẽ sử dụng nó để xem xét các yếu tố cốt yếu mà doanh nghiệp phải đối mặt. Từ đó, họ có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và lấy nó làm cơ sở để đưa ra những quyết định có lợi hơn.

Các yếu tố tạo thành 5c trong marketing

Credibility – Uy tín của nguồn thông điệp

Credibility là yếu tố đầu tiên thuộc mô hình 5c trong marketing mà bạn cần tìm hiểu.

Doanh nghiệp truyền tải những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng chính là thông điệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng có tin hoặc chấp nhận thông điệp đó hay không là quyết định của họ. Thông điệp sẽ càng có giá trị khi được phát ra từ những nguồn tin uy tín như: chuyên gia hoặc những người nghệ sĩ có tên tuổi,…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn nguồn phát thông điệp phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ đang quảng cáo. Chẳng hạn, một thông điệp về sản phẩm dưỡng da nếu được phát ngôn từ chuyên gia tâm lý học sẽ khả năng thuyết phục công chúng không cao.

5c marketing
Context được biết đến là phạm vi truyền tải thông điệp.

Context: Phạm vi truyền tải thông điệp

Context – phạm vi truyền tải cũng là một phần quan trọng để làm nên mô hình 5c trong marketing. Mỗi sản phẩm sẽ có một tệp khách hàng mục tiêu riêng. Để việc phân phối thông điệp đạt hiệu quả thì thông điệp cần được chuyển đến đúng đối tượng.

Đồng thời, bạn cần lựa chọn kênh truyền thông thích hợp, phạm vi truyền tải phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và thời điểm phân phối nội dung kịp thời. Đó là lý do vì sao các sản phẩm như đồ ăn nhanh, thời trang trẻ lại được quảng cáo nhiều tại các trường học.

5c trong marketing
Context được biết đến là phạm vi truyền tải thông điệp.

Channel – Kênh truyền thông

Kênh truyền thông cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu về 5c trong marketing. Bạn phải xác định được kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng thì thông điệp truyền đi mới đạt được hiệu quả. Cùng với sự phát triển của thời đại 4.0, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn kênh truyền thông cho mình. Các kênh truyền thông phổ biến trong marketing bao gồm: Kênh digital marketing, Physical marketing, Public Relations.

Ví dụ: thương hiệu sữa Milo có thông điệp: “Nhà vô địch làm từ Milo” với đối tượng khách hàng mục tiêu là thanh thiếu niên từ 13 – 18 tuổi nên nhiều năm liền Milo luôn đồng hành với Giải đấu Bóng rổ học sinh hay “Festival bóng đá học đường”.

>> Xem thêm: 6 xu hướng digital marketing 2023 mà bạn không thể bỏ lỡ

5c marketing
Có nhiều kênh truyền thông để doanh nghiệp truyền tải thông điệp.

Content – Nội dung truyền tải

Yếu tố thứ 4 để làm nên 5c trong marketing là content – nội dung truyền tải của doanh nghiệp tới công chúng. Theo đó, những nội dung đưa ra cần sự rõ ràng, dễ hiểu và có giá trị đối với người đọc và phải thu thú được sự chú ý của khách hàng. Đồng thời, bạn phải cho khách hàng biết khả năng mà bạn có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào và vì sao họ nên chọn bạn thay vì người khác.

Mặt khác, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ nội dung gì tới công chúng, đặc biệt là tránh truyền tải những thông điệp mơ hồ và có thể gây hiểu nhầm cho độc giả. Trên thực tế đã có không ít trường hợp mắc phải lỗi này và làm xấu đi hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Ví dụ: quảng cáo của hạt nêm Knorr từng gây ra không ít tranh cãi bởi slogan: “Ngon từ thịt, ngọt từ xương” hay “Ngọt canh xương ống, đậm đà thịt thăn”. Điều này đã khiến nhiều bà nội trợ sử dụng sản phẩm hạt nêm Knorr để cho mì chính. Tuy nhiên, trên thực tế thành phần thịt thăn và xương ống trong một gói hạt nêm chiếm phần trăm rất ít còn lại là các thành phần khác.

5c trong marketing
Nội dung truyền tải của doanh nghiệp cần sự rõ ràng, dễ hiểu.

Capability – Khả năng nhận và hiểu thông điệp

Yếu tố cuối cùng của 5c trong marketing là capability, được biết đến là khả năng mà khách hàng tiếp nhận và thấu hiểu thông điệp từ phía doanh nghiệp đưa ra.

Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp phải thấu hiểu về khách hàng của mình, đây được xem là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng thông điệp phù hợp. Bởi vì chỉ khi hiểu khách hàng doanh nghiệp mới có thể đưa ra những thông điệp đánh trúng tâm lý của họ và lựa chọn kênh truyền thông cũng như phạm vi truyền thông thích hợp. Đồng thời, bạn cần xem xét thêm khả năng tiếp nhận thông điệp của họ ở cấp độ nào.

Ví dụ: Bột giặt Vì dân chiếm thị phần khá cao ở thị trường nông thôn. Sản phẩm với mức giá rẻ, bao bì thể hiện chi tiết thông tin về các đặc tính sản phẩm. Như thế được cho là đầy đủ và dễ tiếp nhận đối với đối tượng là người dân sống ở nông thôn vì khi giới thiệu sản phẩm mới, họ rất quan tâm đến việc sản phẩm đó như thế nào, có tốt hay không.

5c marketing
Khả năng tiếp nhận thông điệp là một yếu tố làm nên 5c marketing.

Tổng kết

Chin Media vừa chia sẻ tới bạn thông tin về mô hình 5c trong marketing cùng với một số ví dụ thực tế. Hy vọng rằng, bạn có thể hiểu hơn về mô hình này và áp dụng hiệu quả cho hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, còn nhiều tin tức thú vị liên quan tới lĩnh vực marketing, bạn nhớ theo dõi chuyên mục Blog của Chin Media thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!

CRM Digital Marketing Facebook Marketing Google Marketing Social Media Marketing