Góc truyền thông tại bệnh viện là gì? Cách truyền thông hiệu quả

Góc truyền thông tại bệnh viện đóng vai trò quan trọng như cầu nối giữa bệnh viện với người bệnh và nhân thân thông qua những kiến thức, những thông báo mà hệ thống y bác sĩ muốn truyền đạt. Vậy cụ thể nội dung được thể hiện ở góc truyền thông bệnh viện là gì và làm thế nào để truyền thông tại đây được hiệu quả? Cùng khám phá ngay trong bài viết của Chin Media.

Góc truyền thông tại bệnh viện là gì?

Góc truyền thông bệnh viện là một khu vực được thiết kế để cung cấp thông tin đa dạng như tài liệu về sức khỏe, bản tin y tế, dịch vụ của bệnh viện,… cho bệnh nhân và thân nhân. Ngoài ra, bệnh viện cũng có thể sử dụng góc truyền thông để tuyên truyền về các sự kiện y tế, chương trình giáo dục hoặc các dịch vụ mới mà bệnh viện sắp cung cấp để người dân biết và sử dụng khi cần thiết.

góc truyền thông tại bệnh viện
Góc truyền thông trong bệnh viện cung cấp nhiều thông tin cho bệnh nhân và nhân viên

Chức năng của góc truyền thông trong bệnh viện

Góc truyền thông bệnh viện có nhiều chức năng quan trọng như sau:

  • Cung cấp thông tin hữu ích cho người bệnh và nhân thân: Bệnh viện không phải là nơi mà mọi người thường hay đến nên việc cung thông tin cho bệnh nhân và người thân của họ là điều vô cùng quan trọng. Góc truyền thông trong bệnh viện cung cấp các thông tin về tình trạng hoạt động của đơn vị, thông tin các loại bệnh thường gặp, phương pháp điều trị tại nhà (nếu có), các dịch vụ y tế bệnh viện đang cung cấp,… để mọi người nắm bắt dễ dàng.
  • Thúc đẩy việc phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe cộng đồng: Góc truyền thông cũng là một công cụ hiệu quả để tuyên truyền đến mọi người các công tác phòng ngừa bệnh tật và thúc đẩy lối sống lành mạnh trong cộng đồng. Thông qua việc cung cấp thông tin về cách phòng ngừa bệnh tật (ví dụ cách phòng chống sốt xuất huyết), tiêm chủng (ví dụ tiêm phòng HPV, viêm gan B,…),… các thông tin từ góc truyền thông tại bệnh viện có thể góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm và nâng cao sức khỏe của mọi người.
góc truyền thông tại bệnh viện
Góc truyền thông có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các thông tin hữu ích
  • Tăng cường niềm tin của bệnh nhân: Bệnh viện có thể sử dụng góc truyền thông để cung cấp các thông tin về tay nghề của đội ngũ y bác sĩ, những trường hợp chữa bệnh hiệu quả, các thông tin phỏng vấn của bệnh nhân cũ,… Các thông tin này có thể giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn trong quá trình điều trị và phục hồi tại đơn vị.
  • Quảng bá các dịch vụ và sự kiện tại bệnh viện: Góc truyền thông giúp bệnh viện quảng bá các dịch vụ, sự kiện mà bệnh viện đang cung cấp như hội thảo, khám chữa bệnh miễn phí, tuyển dụng nhân viên y tế,… Điều này sẽ giúp tạo sự chú ý và tăng cường sự tham gia của người dân đối với các hoạt động của bệnh viện.

Làm thế nào để truyền thông bệnh viện hiệu quả

Để việc xây dựng góc truyền thông trong bệnh viện đạt được hiệu quả tốt thì người thực hiện có thể tham khảo một số lưu ý như sau:

1. Xác định mục đích chính của việc truyền thông

Bạn cần xác định mục tiêu chính của việc truyền thông tại bệnh viện là gì để lựa chọn chủ đề, lên ý tưởng nội dung, hình thức truyền bá,… phù hợp. Một số mục đích truyền thông thường gặp ở bệnh viện là:

  • Cung cấp thông tin hoặc thay đổi nhận thức của người bệnh, nhân thân về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe;
  • Giới thiệu về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, tay nghề bác sĩ để nâng cao lòng tin của người bệnh đối với vấn đề chuyên môn, tay nghề;
  • Giới thiệu các dịch vụ bệnh viện đang cung cấp để người bệnh hoặc nhân thân dễ dàng lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với nhu cầu;…

2. Lập kế hoạch truyền thông cụ thể

Sau khi xác định được mục tiêu chính cho việc thực hiện góc truyền thông tại bệnh viện, bạn sẽ tiến hành xây dựng mô hình góc truyền thông một cách chi tiết. Các nội dung cần được xây dựng sẵn theo các mốc thời gian như tuần – tháng – quý để thay đổi một cách phù hợp. Ngoài góc truyền thông trong bệnh viện, nếu còn sử dụng phương pháp truyền thông nào khác để tăng tính hiệu quả thì bạn cũng cần lên kế hoạch cụ thể cho phương án đó.

góc truyền thông tại bệnh viện
Nên lập kế hoạch cụ thể để việc xây dựng góc truyền thông có hiệu quả

Bên cạnh đó, để đảm bảo kế hoạch truyền thông diễn ra thuận lợi, bạn nên có một vài phương án dự phòng hoặc cách xử lý trong một vài trường hợp bất khả kháng xuất hiện.
Ví dụ như, trong quá trình triển khai giới thiệu các dịch vụ của bệnh viện thì góc truyền thông cần dành ra một phạm vi nhất định để tuyên truyền cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết vì bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Vậy phần nội dung bị thay thế đó phải giải quyết như thế nào? Bạn nên đưa ra phương án xử lý hiệu quả để không ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông của kế hoạch ban đầu.

>> Xem thêm: Kế hoạch marketing bệnh viện và những điều marketer cần biết

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng góc truyền thông tại bệnh viện

Bên cạnh việc xây dựng một kế hoạch cụ thể và tuyệt vời cho góc truyền thông trong bệnh viện thì để công việc này đạt được hiệu quả cao hơn, người đứng đầu cũng cần lưu ý đến một số giải pháp sau đây:

  • Đầu tư vào đội ngũ thực hiện truyền thông: Nếu có điều kiện, bệnh viện nên có một bộ phận hoặc ít nhất là một đội nhóm chuyên môn về việc làm truyền thông. Điều này sẽ đảm bảo việc truyền thông trong bệnh viện được thực hiện một cách chuyên nghiệp, từ đó dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Bộ phận này cần làm việc sâu với các y bác sĩ hoặc tham gia những chuyên đề về y tế để nắm rõ các kiến thức về lĩnh vực mà mình đang hoạt động.
  • Sử dụng các phương tiện và công cụ truyền thông hiện đại: Bệnh viện cũng cần dành ra một nguồn lực nhất định để nhóm truyền thông sử dụng và tiếp cận với nhiều phương tiện, công cụ truyền thông cần thiết trong quá trình làm việc. Bên cạnh việc quan sát góc truyền thông một cách trực tiếp, đội ngũ này có thể chụp hình và đăng nó lên trang thông tin điện tử của bệnh viện để tuyên truyền cho nhiều người hơn.
  • Xác định và khắc phục hạn chế: Để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, phía bệnh viện cần thường xuyên quan sát, phân tích và xác định những mặt hạn chế vốn có (ví dụ diện tích dành cho góc truyền thông còn nhỏ hẹp, người bệnh không chú ý những nội dung trên góc truyền thông,…) từ đó đề ra phương án xử lý thích hợp.
góc truyền thông tại bệnh viện
Thiết kế góc truyền thông ấn tượng để thu hút sự chú ý của người xem
  • Thường xuyên đánh giá hiệu quả công tác truyền thông: Cần thực hiện công tác đánh giá hiệu quả của việc truyền thông trong bệnh viện (so sánh sự ảnh hưởng trước và sau khi góc truyền thông xuất hiện, so sánh giữa các phương thức truyền thông trực tiếp (offline) và trực tuyến (online),…). Từ đó, bệnh viện có thể xác định được chất lượng của việc làm truyền thông trong thời gian vừa qua, sau đó đưa ra quyết định hoặc kế hoạch truyền thông trong giai đoạn tiếp theo.

3 chủ đề cho góc truyền thông tại bệnh viện

Tùy thuộc vào loại hình, lĩnh vực, quy mô hay mục đích truyền thông của từng đơn vị mà bạn có thể lựa chọn các chủ đề truyền thông khác nhau. Sau đây, Chin Media sẽ gửi đến bạn 3 chủ đề thường gặp và hầu như có thể áp dụng tại mọi bệnh viện hiện nay.

  • Chủ đề 1 – Thông báo tình trạng hoạt động: Nội dung góc truyền thông thể hiện rõ thời gian, phương thức hoạt động của bệnh viện. Nếu như thời gian hoạt động của đơn vị có thay đổi thì nội dung tại đây cần được cập nhật mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, số hotline của bệnh viện cũng cần được thể hiện rõ ràng để mọi người có thể liên lạc khi cần.
  • Chủ đề 2 – Tạo dựng niềm tin: Bệnh viện có thể thống kê các số liệu thăm khám và thể hiện nó thành bản đồ, hình ảnh quá trình chữa trị (thể hiện rõ sự sạch sẽ, chuyên nghiệp và an toàn), tình trạng bệnh nhân trước và sau khi chữa bệnh,… và trình bày nó ở góc truyền thông bệnh viện. Cách truyền thông này giúp người bệnh dễ dàng hình dung quá trình chữa trị tại đây, đồng thời tăng cường niềm tin về năng lực của đội ngũ y tế tại đơn vị.
góc truyền thông tại bệnh viện
Có thể sử dụng ảnh chụp tại góc truyền thông để tạo niềm tin cho bệnh nhân
  • Chủ đề 3 – Cam kết: Nhiều bệnh nhân vẫn mang tư tưởng lo sợ về tình trạng của bản thân trong và sau khi kết thúc điều trị (ví dụ bệnh bị tái phát, có tác dụng phụ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc,…). Chính vì vậy, bệnh viện có thể đưa ra những văn bản, châm ngôn, hình ảnh, số điện thoại CSKH,… để thể hiện rõ tính cam kết của bệnh viện trong việc điều trị cho bệnh nhân.

Một số hình thức truyền thông bệnh viện khác hiện nay

Hiện nay, bên cạnh việc đầu tư vào góc truyền thông tại bệnh viện để bệnh nhân tìm hiểu trực tiếp thì còn nhiều hình thức khác để thực hiện. Sau đây là một vài hình thức truyền thông phổ biến bạn có thể tham khảo để thực hiện song song:

  • Truyền thông đa kênh trên website, fanpage Facebook, Zalo, TikaTok, YouTube,…
  • Truyền thông bằng các ấn phẩm offline như tờ rơi, băng rôn, cờ phướn, banner,…
  • Truyền thông thông qua các video, TVC quảng cáo về bệnh viện, phỏng vấn bệnh nhân,…

Tổng kết

Nhìn chung, góc truyền thông tại bệnh viện không chỉ là nơi cung cấp các kiến thức y học hữu ích cho người đọc tìm hiểu trực tiếp mà còn có chức năng kết nối giữa bệnh viện với bệnh nhân. Nếu thực hiện đúng cách và có hiệu quả, góc truyền thông sẽ trở thành một điểm đến thú vị, nơi người bệnh và người nhà của họ có thể tìm kiếm thông tin, sự hỗ trợ một cách nhanh chóng trong hành trình khám chữa bệnh tại bệnh viện của bạn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và chức năng của góc truyền thông bệnh viện. Hãy thường xuyên truy cập vào blog của Chin Media để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị về marketing, kinh doanh và nhiều chủ đề hấp dẫn khác.

Digital Marketing