Brand safety là gì? Vai trò của Brand safety trong thời đại số 2022
Trước sự bùng nổ của mạng xã hội, ngày nay tin giả và nội dung thiếu lành mạnh đang xuất hiện ngày càng nhiều. Brand safety càng ngày càng được coi trọng, nhiều thương hiệu đang tìm cách bảo vệ danh tiếng và hình ảnh của mình bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Brand safety đang trở thành ưu tiên hàng đầu cho các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu.
Hãy cùng Chin Media tìm hiểu thêm Brand safety là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Brand safety là gì?
Brand safety được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là an toàn thương hiệu. Vậy Brand safety là gì? Theo IAB, Brand safety là một tập hợp các công cụ và phương pháp nhằm bảo vệ danh tiếng, hình ảnh của thương hiệu khỏi tác động tiêu cực của những nội dung không phù hợp khi quảng cáo trực tuyến.
Brand safety đòi hỏi quảng cáo của thương hiệu phải xuất hiện trong môi trường đủ sạch để không mang tính công kích khách hàng. Ví dụ hình ảnh thương hiệu cần tránh đặt cạnh những nhóm nội dung như: Tôn giáo, chính trị hoặc tín ngưỡng; Bạo lực, khiêu dâm; chất kích thích; nội dung quá khích từ người dùng hoặc tin giả;..
Brand safety là gì?
Vai trò của Brand safety trong thời đại số
Ngoài bảo vệ danh tiếng và hình ảnh của thương hiệu. Brand safety còn giúp thương hiệu tránh được tác động tiêu cực đến từ người dùng và nhà quảng cáo. Trong quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo, gian lận hiển thị trực tuyến và gian lận nhấp chuột là 2 trong nhiều hình thức gian lận trực tuyến điển hình có thể khiến người làm quảng cáo mất tiền mà không đạt được hiệu quả thực sự.
Ngày nay, khi thị trường quảng cáo trực tuyến có sự gia nhập của nhiều đơn vị và hình thức quảng cáo mới, những rủi ro tìm tàng cũng xuất hiện đi kèm. Những kẻ lừa đảo thường tìm kiếm các kẽ hở và lỗ hổng thị trường mà chúng có thể khai thác, để kiếm lợi nhuận lớn hơn.
Trong năm 2021, Google thông báo đã chặn hơn 3.4 tỷ quảng cáo do vi phạm chính sách và chặn hơn 1.6 tỷ tên miền và trang chứa nội dung bạo lực, khiêu dâm, cố ý xúc phạm và nguy hiểm.
Google chặn quảng cáo vi phạm bản quyền
Chính vì thế Brand safety có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tất cả mọi loại hình doanh nghiệp. Cho nên, trước khi triển khai các chiến dịch truyền thông, nhà làm quảng cáo cần thiết lập ranh giới và xác định không gian an toàn với những trang web có nội dung không phù hợp với hình ảnh của thương hiệu.
Ngày nay, Brand safety trong thời đại số đang yêu cầu nhiều hơn là chỉ tránh xa các nội dung không phù hợp. Các thương hiệu buộc phải áp dụng các giải pháp đa dạng, mới và triệt để hơn nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Sự khác biệt giữa sự phù hợp thương hiệu và an toàn thương hiệu
Khái niệm về sự phù hợp thương hiệu có liên quan đến an toàn thương hiệu. Chính vì thế nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Sự phù hợp thương hiệu là việc kết hợp quảng cáo với nội dung phù hợp với giá trị nhận diện, cụ thể, giọng điệu chủ quan của thương hiệu đó.
Ví dụ một thương hiệu thuần chay có thể không coi một website về chia sẻ câu cá và săn bắn là một vị trí phù hợp để đặt quảng cáo của họ, mặc dù vốn dĩ 2 chủ đề này không bị phản đối bởi tất cả mọi người. Đây gọi là sự phù hợp thương hiệu.
Còn an toàn thương hiệu (Brand safety) là bảo vệ thương hiệu khỏi bị làm xấu. Brand safety bao gồm cả sự phù hợp thương hiệu. Bởi tính phù hợp của thương hiệu là để phát triển và hỗ trợ nhận diện thương hiệu. Cụ thể bằng cách hiểu loại nội dung nào phù hợp với thương hiệu đó, điều này giúp bảo vệ an toàn thương hiệu.
Giải pháp phòng tránh rủi ro thương hiệu
Sau đây Chin Media xin giới thiệu đến bạn những giải pháp phòng tránh rủi ro thương hiệu:
- Trước khi quyết định triển khai các chiến dịch truyền thông quảng cáo, xác định những tiêu chuẩn thương hiệu là ưu tiên hàng đầu của nhà làm quảng cáo. Bên cạnh đó, họ cần thiết lập và lưu ý những tiêu chuẩn các loại lọc cho mỗi thương hiệu khác nhau. Chỉ những nội dung có ngữ cảnh phù hợp và chính xác mới đảm bảo an toàn cho thông điệp và hình ảnh của thương hiệu.
- Trong suốt chiến dịch được triển khai, cần theo dõi chế độ chấm điểm của webpage để đo lường mức an toàn. Đồng thời, kiểm tra xem tùy biến yêu cầu bằng danh sách sites, từ khóa hay ngưỡng rủi ro.
- Ngoài ra, thương hiệu chỉ an toàn nếu nền tảng phát hành quảng cáo cam kết đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng và không làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận của người dùng. Đơn cử như năm 2020, Twitter có động thái khóa vô thời hạn tài khoản của cựu tổng thống Hoa kỳ Donald Trump.
Twitter có những động thái để bảo vệ người an toàn thương hiệu
Nhìn chung, Brand safety là một khái niệm mang tính liên kết với nhiều vấn đề khác nhau trong truyền thống thời đại số. Nếu bạn không đảm bảo được tính an toàn, thương hiệu có thẻ sẽ đối mặt với việc bị khách hàng quay lưng.
Hy vọng rằng những chia sẻ của Chin Media đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn về Brand safety là gì? Vai trò của Brand safety trong thời đại số. Đừng quên thường xuyên truy cập website Chin Media để đón đọc nhiều kiến thức marketing thú vị nhé.