B2B và B2C là gì? So sánh mô hình kinh doanh B2B và B2C

Khi nền kinh tế càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt kéo theo nhiều loại hình kinh doanh ra đời để đáp ứng được nhiều mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Vậy sự khác nhau giữa hai mô hình này là gì, hãy cùng Chin Media tìm hiểu ngay.

B2B và B2C là mô hình kinh doanh gì?

B2B và B2C
B2B và B2C

Mô hình B2B

B2B (Business To Business) là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình giao dịch/mua bán giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vì tính chất đặc thù của đối tượng giao dịch, các doanh nghiệp thường hướng vào yếu tố sản phẩm và lợi nhuận nhiều hơn là việc phân tích hành vi hay cảm xúc của khách hàng.

Mô hình kinh doanh B2B hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi năng suất kinh doanh và những lợi ích mà họ nhận được. Đặc biệt là khi thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở thành nền tảng giao dịch chính thức, các doanh nghiệp càng ưa chuộng loại hình kinh doanh này hơn. Minh chứng là ngày càng nhiều website hiện nay được lập ra để hướng đến mục tiêu quảng bá và tìm kiếm giao dịch với những doanh nghiệp, tổ chức khác.

Mô hình B2C

B2C (Business To Customer) là giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đây là mô hình kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm (vật chất và phi vật chất) đều có thể áp dụng. Như vậy, bên cạnh tập trung nghiên cứu sản phẩm, nhà kinh doanh còn phải nghiên cứu nhu cầu, sở thích và hành vi của tệp khách hàng muốn hướng đến.

Nhìn chung, phạm vi giao dịch của mô hình B2C tương đối rộng lớn và nền tảng giao dịch cũng rất phong phú (cửa hàng, website, sàn thương mại điện tử,…).

B2B và B2C khác nhau như thế nào?

B2B và B2C đều là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vậy khi so sánh B2B và B2C, điểm khác biệt giữa chúng là gì? 

  • Đối tượng giao dịch

Đối tượng giao dịch của mô hình B2B là các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phân phối,… Họ mua lại sản phẩm của doanh nghiệp khác để phân phối lại, hoặc tạo ra một sản phẩm mới với tư cách là nhà sản xuất của mặt hàng đó.

Đối tượng giao dịch của mô hình B2C là khách hàng cá nhân. Họ mua những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích cá nhân và doanh nghiệp không có quyền can thiệp vào mục đích mua hàng của họ.

  • Nội dung và quá trình đàm phán giao dịch

Việc đàm phán giao dịch trong mô hình B2B sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với mô hình B2C. Nếu như khách hàng cá nhân có thể tự mình ra quyết định có mua sản phẩm của doanh nghiệp hay không, thì với mô hình B2B, các doanh nghiệp cần phải bàn bạc, phân tích nhiều yếu tố mới có thể ra quyết định đặt hàng từ doanh nghiệp khác.

B2B và B2C
So sánh B2B và B2C

 

Quy trình giao dịch của B2B cũng phức tạp hơn và đòi hỏi phải tuân theo nhiều quy cách khác nhau giữa hai bên.

  • Khả năng tích hợp của doanh nghiệp

Đây là đặc điểm vô cùng khác biệt giữa hai mô hình B2B và B2C. Khi giao dịch với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo hàng hóa đã đến tay người tiêu dùng và tiền hàng đã được thanh toán đúng hạn. Trong khi đó, đối với mô hình B2B, ngoài việc xem xét về hàng hóa, sản phẩm, thì đối với một số sản phẩm kinh doanh đặc thù (thiết kế website, thiết kế app,…), hai bên mua và bán phải đảm bảo rằng hệ thống của cả hai có thể liên kết, tích hợp với nhau để làm việc trong một quá trình dài.

  • Quá trình marketing

Đối tượng mua hàng sẽ ảnh hưởng đến quá trình marketing sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy cần xác định rõ thuộc tính của đối tượng để đề ra chiến dịch marketing hiệu quả cho sản phẩm.

Ví dụ, đối với mô hình B2C, khách hàng cá nhân sẽ là người ra quyết định mua hàng, doanh nghiệp cần hướng đến quảng bá giá trị mà sản phẩm mang đến cho cá nhân. Đồng thời phải phân tích tình hình thị trường, sở thích, hành vi của người tiêu dùng để có những nội dung quảng bá sáng tạo.

  • Quy trình bán hàng

Quy trình bán hàng của mô hình B2B sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn so với B2C. Với mô hình B2B, bạn phải tập trung vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, đáp ứng nhiều yêu cầu và đôi khi phải thay đổi cấu trúc sản phẩm để có được một giao dịch thành công. Quy trình bán hàng này ít khi thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

b2b và b2c
Quy trình bán hàng của mô hình B2B khá phức tạp

Khi bán hàng trong mô hình B2C, quy trình bán hàng của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thị trường. Bạn có thể chèn vào những chương trình khuyến mãi, tạo gian hàng trưng bày sản phẩm,… để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng.

  • Giá sản phẩm

Thông thường, giá sản phẩm thực tế trong giao dịch B2C sẽ là giá niêm yết trên hệ thống (trừ trường hợp được giảm giá từ những ưu đãi riêng của doanh nghiệp). Trong khi đó, trong các giao dịch B2B, số lượng hàng hóa thường rất lớn, vì vậy giá thực tế sản phẩm có thể sẽ khác biệt so với giá niêm yết tùy theo sự đàm phán giữa các bên.

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay là B2B và B2C. Hy vọng bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa hai mô hình này để có phương hướng kinh doanh phù hợp. Hãy truy cập ngay trang tin tức của Chin Media để khám phá nhiều thông tin hữu ích khác.

Digital Marketing