7 Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số ngành Ngân hàng trong năm 2022

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng ngày càng trở nên thiết yếu, khi mà scope này chiếm gần một nửa budget làm marketing của các ngân hàng. Cùng lúc đó, nhiều ngân hàng nhỏ đang gặp phải khó khăn trong việc theo kịp các trào lưu Digital Marketing và thường bị bỏ rơi lại phía sau các ngân hàng quốc gia với budget lớn hơn rất nhiều.

Trong khi quảng cáo trả tiền chiếm phần lớn trong mọi chiến lược tiếp thị, thì mặt khác những trend làm marketing trong bài viết này phối hợp việc cá nhân hóa, trải nghiệm khách hàng, tiếp cận khách hàng và phân khúc khách hàng để quảng bá thông qua chất lượng chứ không chỉ là số lượng.

Có nhiều yếu tố cần phải quan tâm khi xây dựng một chiến dịch digital marketing, song những xu hướng digital marketing sau đây được xếp loại hiệu quả nhất để xem xét áp dụng.

Bạn cũng có thể xem thêm các Case study marketing cho ngân hàng thành công tại đây: Chin Media Case Study

Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng

Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng

Top 7 Trend tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng trong năm 2022

  1. Thúc đẩy sự cạnh tranh
  2. Chatbot
  3. Cá nhân hóa nội dung cho khách hàng
  4. Machine Learning &I AI
  5. Công cụ tìm kiếm nâng cao
  6. Omni channel
  7. Trải nghiệm & Tương tác

Thúc đẩy cạnh tranh trong cuộc chiến Digital Marketing giữa các Ngân hàng.

Ngày nay, ai ai cũng tiếp cận kỹ thuật số. Từ mạng xã hội, video cho đến các quảng cáo PPC (pay per click) thông qua Google, Bing và hầu như ngân hàng nào cũng có sự hiện diện của kỹ thuật số. Hầu hết các ngân hàng tin rằng để tăng hiệu quả quảng cáo thì họ cần phải chi trả nhiều cho digital marketing và nổ lực lan truyền trên các nền tảng.

Công nghệ chạy quảng cáo và digital marketing cũng đang tăng trưởng nhanh chóng, bằng chứng là 17% các tổ chức đưa ra quyết định sẽ dùng 50% budget cho việc marketing nhắm vào truyền thông trực tuyến, so với năm 2017 là 14%.

Một xu hướng tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng tương tự là mobile marketing cũng chiếm vị thế không thấp, đa số chỉ chiếm ít hơn 40% budget nhưng vẫn đang trên đà phát triển và thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Bên cạnh tính cạnh tranh cao cho thấy giá trị của digital marketing trong lĩnh vực ngân hàng, thì để làm tốt mảng digital marketing này cũng là một thách thức không nhỏ.

Các ngân hàng phải áp dụng những cách tiếp cận khách hàng thật độc đáo, làm nổi bật lên các câu chuyện thành công của khách hàng, nâng cao giá trị đáp ứng nhu cầu cho thị trường, áp dụng những chiến lược truyền cảm hứng cho khách hàng mà không quá truyền thống như các quảng cáo thông thường.

Có như vậy, việc tăng cường tương tác với khách hàng mới mới có thể thành công trong một thế giới kỹ thuật số đầy cạnh tranh.

Chatbot là yếu tố cơ bản để ghi điểm trong chăm sóc khách hàng.

Chatbot hay tin nhắn tự động là một trong những khía cạnh phát triển nhanh nhất trong nhóm công cụ hỗ trợ khách hàng cho ngành ngân hàng. Người tiêu dùng mong muốn những câu trả lời nhanh chóng, chính xác mà không phải bật điện thoại và gọi điện.

Việc nhắn tin và dùng chatbot trong lĩnh vực ngân hàng tích hợp vào mạng xã hội, website và ứng dụng giúp khách hàng dễ dàng đặt câu hỏi và nhận được sự hỗ trợ cần thiết mà không tốn nhiều công sức. Vì vậy, việc sử dụng chatbot là cần thiết cho những truy vấn thông thường của khách hàng như kiểm tra tài khoản, dịch vụ cũng như tạo được ấn tượng tốt về dịch vụ của một ngân hàng.

Sử dụng Chatbot để tối ưu trải nghiệm người dùng

Sử dụng Chatbot để tối ưu trải nghiệm người dùng

Chat không nên là đường dây chăm sóc khách hàng duy nhất, tuy nhiên nó lại vô cùng giá trị trong việc mang đến dịch vụ nhắn tin 24/7 với một chatbot thông minh thường trực trả lời tin nhắn.

Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ như mở tài khoản, kiểm tra trạng thái tài khoản và kiểm tra trạng thái server của website để thông báo cho khách hàng khi dịch vụ ngừng hoạt động. Khách hàng được giải đáp những câu hỏi đơn giản qua tin nhắn sẽ tốt hơn là thông qua một cơ sở thông tin kém thân thiện với người dùng.

Phân khúc khách hàng, tạo các nhóm đối tượng mục tiêu & cá nhân hóa với Digital Marketing ngành Ngân hàng.

Dữ liệu thông tin rộng lớn cho phép các ngân hàng nhắm mục tiêu vào từng khách hàng đơn lẻ tốt hơn là nhắm vào những phân khúc chung, tạo tính cá nhân hóa rộng rãi hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Ở đây, phân ra từng khách hàng đơn lẻ phụ thuộc vào việc theo dõi cookies và những công cụ khác. Tổng hợp và thu thập dữ liệu thông qua những tiếp xúc đa kênh như website, mạng xã hội và những ứng dụng.

Sự tăng trưởng trong việc cá nhân hóa ràng buộc với mong muốn của người tiêu dùng và mối quan hệ với ngân hàng của họ, 74% người tiêu dùng đều mong muốn các thương hiệu tiếp đãi họ như một cá nhân riêng biệt. Việc này đi song song như thế nào với digital marketing ngành ngân hàng?

Thiết bị tự động hóa kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI và với một lượng dữ liệu lớn, ngân hàng sẽ dễ dàng tạo ra những lựa chọn cá nhân hóa, mô-đun dịch vụ và sản phẩm, những khoản vay được duyệt sẵn và những thông tin được cá nhân hóa khác.

Người tiêu dùng còn có thể nắm bắt được những số liệu mà ngân hàng đã tính toán, cung cấp cho họ chương trình giảm giá khi thanh toán hay đầu tư, bên cạnh đó từng bước sử dụng tự động hóa dữ liệu để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa.

Máy học (Machine-Learning) và Trí tuệ Nhân tạo AI trong Digital Marketing.

Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning trong lĩnh vực ngân hàng mà một khía cạnh quan trọng trong việc tích hợp ứng dụng, chatbot và cho khả năng phân khúc khách hàng. Hầu hết các ngân hàng có quyền truy cập vào một lượng rất lớn các dữ liệu và Machine Learning là một cách thức tuyệt vời để tận dụng chúng.

Ứng dụng Ai và Machine learning trong ngành ngân hàng

Ứng dụng Ai và Machine learning trong ngành ngân hàng

Ví dụ, AI có thể theo dõi quá trình của người dùng thông qua website, mạng xã hội và ứng dụng, tính toán kết quả tìm kiếm của họ (sử dụng cookies) để tạo nên một hành trình trải nghiệm được cá nhân hóa.

AI có thể chọn hiển thị những sản phẩm và thông tin quen thuộc với khách hàng, điều hướng để lập nên một dịch vụ khách hàng tiêu biểu khi cần thiết, và mặt khác cũng có thể tiên đoán trước được nhu cầu khách hàng dựa trên hoạt động của họ.

Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm vào tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng.

Trong khi công cụ tìm kiếm miễn phí vẫn tồn tại và chứng minh tính hữu dụng trong những năm qua, những loại hình mới của công cụ tìm kiếm đang dần trở nên phổ biến. Nội dung tiếp thị giờ đây cần phải được tối ưu hóa trong công cụ tìm kiếm di động và tìm kiếm bằng giọng nói, đôi khi phải kết hợp cả hai để tạo ra sự khác biệt.

Sáng tạo nội dung để tiếp cận thị trường và cho ra những từ khóa đáp ứng nhu cầu, một điều rất quan trọng là không cần phải can thiệp vào trải nghiệm khách hàng đối với dịch vụ hay ứng dụng hiện có mà tập trung vào khía cạnh cải thiện nó.

Với xu hướng marketing này, các doanh nghiệp ngân hàng cần phải điều chỉnh chiến lược chia sẽ nội dung thích hợp để đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích cho người dùng tìm kiếm di động và giọng nói.

Sử dụng Omni Channel.

Hầu hết người tiêu dùng sẽ trải nghiệm một ngân hàng trên nhiều kênh phương tiện, bao gồm mạng xã hội và website trước khi cân nhắc bước vào một chi nhánh vật lý của ngân hàng đó để mở tài khoản. Thậm chí một vài người còn sẽ tải thử ứng dụng của ngân hàng đó.

Do vậy mà việc tinh chỉnh các trải nghiệm đa kênh sẽ mang ý nghĩa thiết thực và theo sát được hành trình của khách hàng thông qua các nền tảng, nhờ đó mà khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ của một thương hiệu một cách trơn tru nhất có thể.

Với cách này, người làm marketing có thể tích hợp cookies để theo dõi những khách hàng đến từ đâu, từ đó công việc thêu dệt nên trải nghiệm người dùng và đáp ứng những nhu cầu của họ sẽ trở nên dễ dàng.

Tập trung vào Trải nghiệm và Tương tác

Nhiều xu hướng tiếp thị kỹ thuật số ngành ngân hàng xoay quanh việc nắm bắt và tận dụng công nghệ mới, nhưng đồng thời khách hàng cũng sẽ ngày càng mong đợi nhiều hơn từ phía các ngân hàng. Do việc phục vụ 24/7, khách hàng dễ dàng thay đổi ngân hàng của họ và họ cũng dễ dàng có sự so sánh rất chi tiết giữa các ngân hàng, vì thế các ngân hàng cần phải tích cực nhiều hơn.

“Nhiều hơn” ở đây nên là nhiều hơn về trải nghiệm của khách hàng. Lúc này, tự động hóa, AI và Machine Learning đóng vai trò quan trọng, mang lại tương tác khách hàng tốt, đảm bảo họ không bỏ lỡ thứ gì, tạo nên giá trị gia tăng, và vận hành để cải thiện trải nghiệm toàn diện.

Xu hướng marketing trong ngành ngân hàng luôn luôn thay đổi, nhưng có nhiều nhân tố vẫn giữ nguyên như vậy qua các năm. Một ví dụ là tất cả các ngân hàng đều tập trung mạnh mẽ vào việc áp dụng công cụ kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng trẻ và mang lại sự tiện lợi cho mọi người.

Ngoài ra còn phải tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng, với nhiều đặc trưng cá nhân hóa và nhiều dịch vụ dễ làm quen để tăng mức hài lòng của người dùng. Siết chặt những yếu tố này với quảng cáo kỹ thuật số sẽ góp phần cho sự thành công của các doanh nghiệp trên thị trường online cạnh tranh sôi nổi.

Digital Marketing