ĐIỂM DANH 6 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING HIỆU QUẢ

Nếu muốn doanh nghiệp của mình tiếp tục phát triển trong thế kỷ 21, bạn phải chuẩn bị một kế hoạch Digital Marketing thật sự hiệu quả. Digital Marketing bao gồm các chiến lược hiệu quả nhất để tiếp cận các khách hàng tiềm năng có giá trị và thật sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn vẫn chưa biết đến những bước thiết lập kế hoạch kinh doanh Digital Marketing, hãy tham khảo ngay 6 bước sau đây!

Bước 1. Định vị thương hiệu

Bước đầu tiên để thúc đẩy thành công với kế hoạch Digital Marketing chính là định vị rõ thương hiệu. Bạn cần nắm bắt thật kỹ những thông tin chi tiết về thương hiệu để có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

Trước tiên, hãy xác định những điểm độc đáo của doanh nghiệp. Bạn có thể cung cấp những dịch vụ nào mà các đối thủ cạnh tranh không thể làm được?

Sau đó, hãy tạo điểm bán hàng độc đáo (Unique Selling Points – USP) để cung cấp cho người dùng những thông tin chi tiết về thương hiệu. USP là những thông tin thực tế về doanh nghiệp, có khả năng ảnh hưởng đến ấn tượng của người dùng về thương hiệu và đem lại cho người dùng cảm giác tự tin khi lựa chọn bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Xác định thương hiệu giúp là bước cơ bản và đầu tiên (Ảnh: ny-ave.com)

Xác định thương hiệu giúp là bước cơ bản và đầu tiên (Ảnh: ny-ave.com)

Ngoài USP, bạn cũng nên xác định sứ mệnh và giá trị của thương hiệu. Xác định lý do tại sao bạn đang thực hiện công việc đó? Điều gì thúc đẩy doanh nghiệp khởi động mỗi ngày và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ bổ ích?

Nói tóm lại, nếu muốn thành công với kế hoạch kinh doanh Digital Marketing của mình, hãy bắt đầu bằng cách xác định thương hiệu của doanh nghiệp và tìm hiểu những yếu tố giúp cho công ty của bạn trở nên độc đáo.

Bước 2. Thiết lập tính cách (persona) của người mua

Bạn không thể tạo một kế hoạch Digital Marketing hiệu quả nếu không biết mình đang cố gắng tiếp cận đối tượng nào. Chính vì vậy, bước tiếp theo của nhiệm vụ thiết lập kế hoạch Digital Marketing là thiết lập tính cách người mua để xác định đối tượng mục tiêu. Để tạo tính cách người mua của bạn, hãy thu thập những loại thông tin như:

  1. Vị trí
  2. Tuổi tác
  3. Thu nhập
  4. Chức vụ
  5. Thói quen và sở thích
  6. Thành tích
Các doanh nghiệp cần hiểu người dùng của mình (Ảnh: getcloudapp.com)

Các doanh nghiệp cần hiểu người dùng của mình (Ảnh: getcloudapp.com)

Đây là tất cả những mẩu thông tin cần thiết sẽ giúp bạn định hình tính cách người mua của mình. Như vậy, việc tạo tính cách người mua giúp ích gì cho kế hoạch Digital Marketing?

  1. Tính cách người mua giúp bạn biết ai cần nhắm mục tiêu khi đang triển khai chiến dịch. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn một tính cách người mua cần nhắm mục tiêu. Việc tạo ra những tính cách này giúp bạn tiếp cận với nhiều kiểu người mua khác nhau dựa trên sở thích và nhu cầu của họ.
  2. Tính cách người mua giúp bạn tách biệt những đối tượng khác nhau nhằm cung cấp cho họ những thông điệp tốt nhất và phù hợp nhất.
  3. Tạo tính cách người mua sẽ giúp bạn lập kế hoạch Digital Marketing tốt hơn, vì bạn sẽ biết cách nhắm mục tiêu tốt hơn đến các thành viên trong đối tượng của mình.

Bước 3. Đặt mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt tay vào hành trình tiếp cận với đối tượng mục tiêu, hãy xác định mục tiêu của doanh nghiệp, công ty hoặc thương hiệu. Mục tiêu rõ ràng có thể giúp bạn xác định xem chiến dịch Marketing của mình có hoạt động hiệu quả hay không nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện trên chặng đường tiếp theo.

Ở công đoạn này, hãy đặt ra 2 loại mục tiêu, bao gồm mục tiêu nhỏ và lớn. Những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn đi đúng hướng để đạt được những mục tiêu lớn của mình.

Xác định mục tiêu chính là nền tảng cơ bản nhất của mọi kế hoạch Digital Marketing (Ảnh: mageplaza.com)

Xác định mục tiêu chính là nền tảng cơ bản nhất của mọi kế hoạch Digital Marketing (Ảnh: mageplaza.com)

Giả sử, mục tiêu lớn của bạn là tăng chuyển đổi lên 40%, thì mục tiêu nhỏ có thể là đạt được 10 người đăng ký Email mới. Mục tiêu nhỏ hơn này giúp bạn hướng tới việc hoàn thành mục tiêu lớn hơn.

Bên cạnh đó, khi đặt mục tiêu, hãy nghĩ đến những mục tiêu có thể đo lường được, hay còn được gọi là các mục tiêu SMART. SMART là viết tắt của:

  1. Specific (Cụ thể)
  2. Measurable (Có thể đo lường)
  3. Attainable (Có thể đạt được)
  4. Relevant (Liên quan, thích hợp)
  5. Timely (Hợp thời)

Bằng cách đặt mục tiêu, bạn sẽ đưa kế hoạch kinh doanh Digital Marketing của mình nhanh chóng đi đến thành công.

Bước 4. Lựa chọn các phương pháp Digital Marketing phù hợp

Nếu muốn biết cách lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả, hãy lựa chọn các phương pháp Digital Marketing phù hợp. Sau khi xác định được đối tượng và mục tiêu, bước tiếp theo là tìm ra kênh nào sẽ giúp bạn tiếp cận họ.

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  2. Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)
  3. Content Marketing
  4. Email Marketing
  5. Social Media Marketing
  6. Influencer Marketing

Đây chỉ là một số kênh bạn có thể sử dụng để tiếp cận người dùng của mình. Khi bắt đầu định hình kế hoạch Digital Marketing của mình, bạn phải chọn những phương pháp bạn muốn sử dụng để tiếp cận đối tượng của mình.

Bước 5. Đặt ngân sách cụ thể

Ngân sách là một phần quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing. Bạn phải biết mình có thể chi bao nhiêu cho chiến dịch trước khi bắt đầu triển khai các phương pháp của mình. Khi đặt ngân sách, bạn có thể chia nhỏ và phân bổ chi phí cho các kênh khác nhau, cần phải cân bằng giữa số tiền bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi kênh và số tiền bạn cần đầu tư để mang lại kết quả có giá trị.

Ví dụ: Bạn có thể nghĩ rằng chi trả 500 đô la cho mỗi chiến dịch là đủ để chạy chiến dịch PPC. Mặc dù với mức ngân sách này, bạn vẫn có thể đạt được một số kết quả tích cực, nhưng nó sẽ không tạo ra loại kết quả giống với một người đã đầu tư 1000 đô la vào chiến dịch PPC.

Đầu tư ngân sách phù hợp giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn (Ảnh: growthagency.co)

Đầu tư ngân sách phù hợp giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn (Ảnh: growthagency.co)

Khi xác định rõ ràng ngân sách của mình có bao nhiêu và cần chi bao nhiêu cho mỗi kênh, bạn sẽ lập được một kế hoạch kinh doanh Digital Marketing tốt hơn.

Bước 6. Đo lường kết quả

Một khi đã triển khai kế hoạch Digital Marketing, bạn nhất định phải thực hiện những chiến lược đo lường kết quả. Đo lường kết quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc xác định liệu doanh nghiệp của bạn có thành công hay không với những nỗ lực đã thực hiện. Không những thế, các Marketer cần phải liên tục theo dõi kết quả để đảm bảo rằng mình đang đưa ra chiến dịch tốt nhất.

Đo lường kết quả giúp bạn cải thiện chất lượng chiến dịch (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

Đo lường kết quả giúp bạn cải thiện chất lượng chiến dịch (Ảnh: cdn.searchenginejournal.com)

Bạn có thể sử dụng các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để xác định thành công của chiến dịch. KPI là số liệu thống kê giúp bạn xác định liệu bạn có đạt được các mục tiêu đã đặt ra hay không. Nếu không đạt được mục tiêu, bạn nên cơ cấu lại hoặc tối ưu hóa các chiến dịch của mình để mang lại kết quả tốt hơn.

Tạo ra kế hoạch Digital Marketing sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng thật sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Một kế hoạch có chiến lược sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng tiềm năng mới và cải thiện số lượt chuyển đổi cho công ty của mình.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về cách thiết lập kế hoạch Digital Marketing, hãy tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog Chin Media nhé!

Digital Marketing