Case study là gì? Vận dụng case study như thế nào cho chuẩn 2022?

Case study – một phương pháp học được nhắc nhiều trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này đã lan rộng và chiếm vị thế quan trọng trong cả hoạt động kinh doanh. Vậy bản chất của case study là gì? Cách vận dụng case study vào marketing như thế nào? Hãy cùng Chin Media đi tìm lời đáp qua bài viết.

Case study là gì?

Case study là gì

Case study là gì

Case study là một phương pháp nghiên cứu điển hình. Phương pháp này xuất phát trong lính vực giáo dục và được được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó có kinh doanh.

Một case study về kinh doanh hoặc marketing nhằm mục đích thể hiện mối quan hệ hợp tác thành công với các đối tác trước đó. Các case study này có thể là những dự án đã thành công, những mối hợp tác của thương hiệu với những khách hàng khác. Đặc biệt, các marketing agency rất chú trọng vào vấn đề case study để thu hút được nhiều khách hàng.

Phân loại case sudy

Case Study được sử dụng phần lớn tại các trường đại học, trong lĩnh vực kinh doanh và nhất là marketing. Phương pháp này không chỉ giúp nhân sự nhanh chóng nắm bắt vấn đề mà còn được vận dụng hiệu quả để tạo dựng thương hiệu với các đối tác. 

Nhìnn chung hiện nay sẽ phổ biến 2 dạng case study là strategy (chiến lược) và operations (hoạt động).

1. Strategy – Chiến lược kinh doanh

Strategy là dạng case study về chiến lược, định hướng kinh doanh đã gặt hái được kết quả vượt bậc. Đó cũng có thể là trường hợp thất bại nhưng lại rút ra được bài học quý báu cho những dự án tiếp theo.

Các case study dạng này thường là thâm nhập thị trường mới, phân tích ngành, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh của đối thủ,…

2. Operations – Hoạt động kinh doanh

Operations là dạng case study về cách điều phối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hiệu quả, năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao. Các case study thường gặp về operations là bài toán tăng doanh số, giảm thiểu chi phí, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, cải tổ hay tái cấu trúc doanh nghiệp.

Vì sao case study được yêu thích?

Ưu điểm của case study

Ưu điểm của case study

Trong giáo dục, phương pháp case study có các ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nghiên cứu khác như tính áp dụng cao, dễ hiểu, dễ liên tưởng và mang lại sự hứng thú cho người học. Trong doanh nghiệp, case study giúp nâng cao hiệu quả đào tạo nhân sự, giúp nhân sự nhanh chóng nắm bắt thông tin.

Ngoài ra, case study cũng góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Những dự án từng hợp tác cùng thương hiệu lớn sẽ tạo niềm tin cho những khách hàng tiếp theo, thôi thúc học sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng case study cũng có các hạn chế nhất định. Phương pháp này không có tính khái quát cao mà chỉ đi sâu vào một số tình huống cụ thể nên chưa áp dụng được tổng thể. Với những doanh nghiệp mới trên thị trường rất khó để triển khai phương pháp này trong chiến dịch marketing.

Ứng dụng case study vào chiến dịch marketing

Ứng dụng case study

Ứng dụng case study

1. Lập trang case study riêng

Nếu sở hữu một kho dữ liệu case study, doanh nghiệp nên một website riêng để trình bày những nghiên cứu của mình. Website này có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin. Điều này cũng giúp mọi người có thể tham khảo cách xử lý hiệu quả nếu gặp những trường hợp, tình huống tương tự hoặc chọn doanh nghiệp của bạn trở thành đối tác của họ.. 

2. Trình bày case study lên trang chủ

Nếu công ty của bạn đã có một website chính thức, bạn có thể tận dụng cung cấp cho khách hàng các case study ngay tại trang chủ. Doanh nghiệp có thể coi đó là bằng chứng để khách hàng tìm hiểu và tin tưởng doanh nghiệp hơn.

Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study kinh doanh lên trang chủ như báo giá/lời chứng thực của khách hàng, các nút Call-to-action (CTA) để xem case cụ thể.

3. Triển khai CTA trượt/pop-up

Nếu bạn muốn làm nổi bật các case study quan trọng, thu hút được sự quan tâm thì có thể thử nghiệm các loại CTA trượt hay pop-up tại trang chủ, trên các bài viết và dẫn link (URL) đến trang case study. Bạn không cần làm các cửa sổ hiển thị lớn chính giữa màn hình mà có thể đặt ở vị trí tinh tế hơn để không khiến khách hàng khó chịu mà vẫn đủ lôi kéo được sự chú ý.

4. Viết bài đăng về các case study

Doanh nghiệp nên đầu tư cho một bài blog về case study thật chi tiết để thu hút độc giả. Hãy xác định chính xác đối tượng mà case study đang hướng tới, nội dung bạn muốn truyền tải và chú ý sử dụng từ ngữ đơn giản, ví dụ cụ thể.

Bên cạnh đó cũng nên đặt tiêu đề độc đáo, tạo điểm nhấn, chú ý đến những pain point (điểm đau) của khách hàng và tư vấn họ về cách để vượt qua. Bài viết có thể dài nhưng văn phong nên thú vị, pha chút hài hước thì mới thu hút được nhiều người đọc. 

5. Tạo video

Xem video, đặc biệt là video ngắn đang là xu hướng trên mọi nền tảng trực tuyến. Khách hàng thường sẽ thích xem video và nghe hơn là đọc bài viết dài. Vì thế nên việc đầu tư một video hoàn chỉnh để miêu tả về pain point trên kênh Youtube hay Facebook của doanh nghiệp sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Để video được thành công, bạn nên đầu tư chất lượng hình ảnh, bố cục sắp xếp phân đoạn để ý tưởng của mình được thể hiện rõ ràng. 

6. Chia sẻ lên mạng xã hội 

Mạng xã hội là một kênh rất phù hợp để bạn chia sẻ các pain point của chính mình, vì nó có độ lan tỏa rất nhanh và có thể liên kết đa kênh. Bạn có thể chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, đầu tư content thật thu hút, ảnh thumbnail đẹp và liên quan đến chủ đề case study cũng như gắn link dẫn đến website case study.

Các mạng xã hội phù hợp cho việc chia sẻ pain point hiện nay là Facebook, Twitter, LinkedIn,… Bạn có thể tận dụng các hội nhóm có khả năng quan tâm đến chủ đề pain point để chia sẻ cho các thành viên khác.

Case study là một phương pháp rất hữu dụng trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và marketing nói riêng. Nếu biết vận dụng khéo léo, phương pháp này mang đến hiệu quả marketing hiệu quả, góp phần quản bá thương hiệu mà tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Hãy thử áp dụng phương pháp này vào chiến dịch marketing của doanh nghiệp và đón chờ những kết quả thú vị. 

Case Study