Nhượng quyền thương hiệu: Những mô hình phổ biến năm 2023
Trong những năm gần đây, nhiều chuỗi thương hiệu nhượng quyền đã phát triển và mở rộng quy mô của mình khắp trên cả nước. Trong đó, Cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee hay TocoToco là những cái tên có thể nhắc đến. Vậy thực chất kinh doanh nhượng quyền là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở nội dung bài viết của Chin Media!
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) được hiểu là hình thức kinh doanh của các cá nhân hoặc tổ chức được quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm hay các hình thức quảng bá, chiến lược của bên sở hữu thương hiệu đó trong khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận giữa hai bên.
Nhượng quyền thương hiệu có mục đích là thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của đơn vị sở hữu và gia tăng về tài chính cho cả bên nhượng lẫn bên nhận quyền.
Một số hình thức nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền là một hình thức không còn quá xa lạ và nhiều thương hiệu hàng đầu đã gặt hái được nhiều thành công như Circle K, Pizza Hut hay chuỗi thương hiệu nhượng quyền trà sữa Tocotoco. Hình thức kinh doanh này đang ngày càng đa dạng với nhiều loại hình nhượng quyền khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhượng quyền thương hiệu toàn diện
Đây được xem là hình thức kinh doanh nhượng quyền tối ưu nhất bởi bên nhượng quyền có nhiệm vụ phải cung cấp đầy đủ các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, các công nghệ sản xuất và các yếu tố khác về một hệ thống kinh doanh toàn diện.
So với những hình thức nhượng quyền khác thì đây cũng là nhượng quyền có thời gian ký hết lâu hơn (khoảng 5 năm trở lên) để thể hiện mức độ cam kết và hợp tác vững bền.
Với hình thức nhượng quyền này, bên nhận quyền cần có nghĩa vụ thanh toán đủ các chi phí duy trì hoạt động, phí nhượng quyền ban đầu cũng như chi trả hoàn toàn việc xây dựng cửa hàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu kinh doanh.
Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện
Kinh doanh nhượng quyền không toàn diện là một hình thức mà bên nhượng quyền sẽ chỉ cung cấp cho bên nhận quyền một số yếu tố như công thức sản xuất, quảng bá hình ảnh hay chiến lược kinh doanh. Cũng với hình thức này, bên nhận quyền sẽ chi trả cho các tiêu chí cụ thể mà mình sở hữu từ bên nhượng quyền cộng với phí thương hiệu.
Nhượng quyền kinh doanh quản lý
Hình thức nhượng quyền kinh doanh quản lý thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận quyền thông qua việc cung cấp nhân sự trong khâu điều hành. Điểm thuận lợi của mô hình này chính là bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm điều hành, quản lý từ đội ngũ đi trước. Với hình thức này, một số cái tên nổi bật có thể kể đến như chuỗi cà phê nhượng quyền AHA Coffee hay Highland Coffee.
Nhượng quyền kinh doanh đầu tư vốn
Với mô hình nhượng quyền kinh doanh vốn đầu tư, bên nhượng quyền có thể tham gia đầu tư một số vốn bất kì và tham gia vào hội đồng quản trị của công ty nhận quyền. Đây là hình thức thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp chưa sở hữu nhân sự có năng lực cao nhưng có nhu cầu mở rộng thêm các thị trường đầu tư tiềm năng.
Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh đem lại nhiều mặt tích cực, có thể kể đến như:
- Nâng cao giá trị thương hiệu: Việc thiết lập hệ thống các chuỗi cửa hàng nhượng quyền sẽ giúp cho mức độ phủ sóng, độ nhận diện được gia tăng từ các cửa hàng vệ tinh, là yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy thêm các nguồn lực về nhân sự, vốn đầu tư về sau của doanh nghiệp.
- Nâng cao nguồn vốn: Với việc nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp sở hữu chiến lược, mô hình kinh doanh tối ưu và có đội ngũ nhân việc có năng lực sẽ thu hút được đáng kể nguồn vốn để mở rộng các chi nhánh tại nhiều địa điểm tiềm năng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhận được khoản phí nhượng quyền khi ký hợp đồng với bên nhận quyền ban đầu.
- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực: Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu công việc trong một hệ thống nhiều cửa hàng nhượng quyền thương hiệu thì trình độ nhân lực của doanh nghiệp phải được đảm bảo. Với mô hình nhượng quyền thương hiệu, đội ngũ của các doanh nghiệp sẽ không ngừng tiến bộ để bắt kịp với yêu cầu công việc được giao, từ đó có thể loại một số nhân sự kém năng lực.
- Nâng cao doanh thu: Với bên nhượng quyền, nguồn doanh thu sẽ gia tăng cùng với số lượng cửa hàng mà doanh nghiệp đã mở rộng, cụ thể là phí nhượng và phí duy trì. Còn với bên nhận quyền, với sự hỗ trợ về đào tạo nhân sự, chiến lược kinh doanh sẽ giúp tăng khả năng thu lợi nhuận hơn so với đầu tư tạo dựng một thương hiệu mới có mức độ rủi ro cao.
Kết luận
Trong những năm gần đây, nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh đã phổ biến ở Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng như nhượng quyền toàn diện, nhượng quyền quản lý hay nhượng quyền đầu tư vốn. Đây là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm như nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút được nguồn vốn đầu tư và tạo môi trường tốt để nhân sự phát triển kỹ năng.
Hãy thường xuyên truy cập vào website để tham khảo thêm các thông tin thú vị khác và nhận được sự tư vấn chuyên môn từ Chin Media.