In-app Purchase là gì? Một số thông tin thú vị về In-app purchase

Việc tích hợp các ứng dụng với nhiều tính năng vào điện thoại thông minh hiện nay đem đến nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào các ứng dụng cũng đem lại sự thoải mái cho người dùng. In-app Purchase chính là ví dụ điển hình cho trường hợp này. Vậy In-app Purchase là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu ở bài viết này!

In-app Purchase là gì?
In-app Purchase là gì?

In-app Purchase (IAP) là gì?

Khái niệm

In-app Purchase được hiểu là một hình thức mà các nhà phát triển các ứng dụng, game thiết lập nhằm có thể thu lại lợi nhuận từ các ứng dụng mà họ đã tạo ra. Nói cách khác, đây là những tính năng, những phần nội dung tốn thêm phí để có thể sử dụng. 

Nếu để ý, bạn có thể nhận ra điểm chung của một số ứng dụng trên điện thoại hiện nay sẽ là sử dụng không mất phí. Nhưng trong quá trình đó, các ứng dụng sẽ có những hình thức để thôi thúc sự tò mò, tìm hiểu sâu vào một nội dung nào đó để khiến bạn phải tốn thêm phí để có thể tiếp tục sử dụng.

Các loại In-app Purchase

Khi đã hiểu được In-app Purchase (IPA) là gì? Cùng tiếp tục khám phá các hình thức của tính năng này, dưới đây là những dạng phổ biến nhất của IPA, cụ thể là:

  • IAP tự gia hạn: Đây là tính năng cho phép người dùng sử dụng những nội dung nâng cao của các ứng dụng và sẽ trừ tiền trực tiếp vào tài khoản của khách hàng. Khi không muốn tiếp tục sử dụng thì người dùng có thể hủy. Người dùng sẽ không cần gia hạn bởi tính năng tự gia hạn sau mỗi chu kỳ. Đây là tính năng sẽ khiến người dùng khó có thể kiểm soát được chi tiêu của mình.
  • IAP không tự gia hạn: Khác với hình thức tự gia hạn, IAP không tự gia hạn sẽ chỉ thu phí của người dùng vào một thời gian nhất định hoặc một thao tác nhất định. Hết khoản thời gian đó, người dùng nếu muốn tiếp tục sử dụng tính năng thì phải đăng ký lại. Hình thức này phần nào đã khắc phục được hạn chế việc khó kiểm soát chi tiêu của IAP ở trên.
  • IAP hao mòn: Với hình thức này, các ứng dụng sẽ trừ số lần sử dụng các tính năng của người dùng. Ví dụ như bạn mua một gói đọc tài liệu nâng cao 10 lần, cứ mỗi 1 lần sử dụng thì ứng dụng sẽ trừ đi cho đến khi bạn đọc đủ 10 đầu tài liệu nâng cao.
  • IAP không hao mòn: Đây là hình thức ngược lại với IAP hao mòn ở trên. Bạn sẽ chỉ cần đóng phí 1 lần duy nhất và sử dụng tất cả các tính năng tốn phí của một ứng dụng mà không bị giới hạn thời gian hay số lần sử dụng. Nói cách khác, đây chính là các dạng Premium (tài khoản cao cấp) của các ứng dụng.

Có nên tắt tính năng In-app Purchase hay không?

“In-app Purchase là gì?” hay “Có nên tắt tính năng In-app Purchase hay không” có lẽ là 2 thắc mắc phổ biến về thuật ngữ này. Vậy tính năng này có thực sự hữu ích hay cần phải tắt đi để tránh việc mất các khoản phí không rõ ràng?

Có thể nói băn khoăn này của người dùng là có lý do bởi tính năng này được Google tích hợp vào các ứng dụng nhằm giúp người dùng có được trải nghiệm tốt hơn thông qua các tính năng nâng cao trả phí. Tuy nhiên, không ít trường hợp đã phải mất tiền một cách không rõ ràng hoặc có trải nghiệm chưa thực sự thoải mái với In-app Purchase.

Có nên tắt In-app Purchase hay không?
Có nên tắt In-app Purchase hay không?

Ưu nhược điểm của In-app Purchase là gì?

Ưu nhược điểm của In-app Purchase là gì?
Ưu nhược điểm của In-app Purchase là gì?

Ưu điểm của In-app Purchase là gì?

Như đã đề cập, bên cạnh có được lợi nhuận từ IAP thì mục đích của các nhà phát hành là nâng cao trải nghiệm của người dùng. Với các tài khoản trả phí, người dùng sẽ không mất thời gian chờ đợi để có thể tải xuống 1 đầu tài liệu, không phải chờ quảng cáo hay tải một ứng dụng game. Người dùng có thể nâng cấp trải nghiệm của mình thông qua việc thanh toán phí để có thể đọc được những nội dung đặc sắc hơn. 

Nhược điểm của In-app Purchase

Bên cạnh ưu điểm vừa kể trên, IAP cũng có một số hạn chế nhất định. Điển hình nhất chính là người dùng chưa hiểu rõ về tính năng này và có thể dẫn đến việc tài khoản người dùng bị trừ tiền mà không rõ nguyên nhân. 

Với các ứng dụng game có tính năng mua thêm vật phẩm, giả sử trường hợp vô tình chọn vào các vật dụng game (có tính phí) này có thể sẽ khiến tài khoản của người dùng bị trừ tiền. Đây là hạn chế của IAP, nếu có thể cập nhật lại độ tuổi được phép sử dụng tính năng này sẽ phần nào giảm thiểu những trường hợp mất tiền không rõ nguyên do.

Cách mở tính năng In-app Purchase

Cách mở tính năng In-app Purchase
Cách mở tính năng In-app Purchase

Nếu bạn đã hiểu được đầy đủ về vai trò cũng như các hình thức tính phí và muốn sử dụng In-app Purchase, bạn hoàn toàn có thể mở tính năng này trên điện thoại thông qua một số thao tác dưới đây, lưu ý các bước được thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Mở mục “Cài đặt” trên điện thoại của bạn → Chọn dòng “Thời gian sử dụng”
  • Bước 2: Tại mục “Thời gian sử dụng” → Chọn “Bật giới hạn”.
  • Bước 3: Tại mục “Bật giới hạn” → Chọn “Mua hàng ITunes & App Store”.
  • Bước 4: Tại mục “Mua hàng ITunes & App Store” → Chọn “Mua In-app” → Chọn “Cho phép” để hoàn thành thao tác mở tính năng In-app Purchase.

Kết luận

Với những nội dung được đề cập trong bài viết này, bạn có thể đã có cho mình câu trả lời về “In-app Purchase là gì?”. Ngoài ra, nếu hiểu được cách tính phí và những ưu – nhược điểm của IAP thì sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được những hình thức IAP phù hợp để tối ưu trải nghiệm của mình trên các ứng dụng mà không phải mất các phí không rõ ràng. Truy cập website để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chuyên môn từ Chin Media nhé. 

In App Ads