LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐO LƯỜNG ROI CHO CÁC CHIẾN DỊCH INFLUENCER MARKETING TRÊN YOUTUBE
Có một sự khác biệt lớn giữa việc đo lường Influencer Marketing trên YouTube và trên instagram. Điều đó chủ yếu là do video của YouTube yêu cầu người xem ở lại lâu hơn trên một nội dung. Nhưng cũng bởi vì không giống như bài viết trên Instagram, nội dung trên Youtube sẽ dễ dàng thu hút nhiều lượt xem hơn.
Đo lường phản ứng của khán giả đối với các chiến dịch Influencer Marketing trên YouTube trước đây là một thách thức đối với các marketer. Mặc dù Influencer Marketing trên YouTube là một kênh digital marketing nơi các chuyển đổi thường được theo dõi bằng cách sử dụng phương pháp nơi phân bổ cuối cùng (bit.ly, mã khuyến mại, URL đặc biệt), nhưng việc đo lường này không thật sự hiệu quả.
Phản ứng của người xem khi xem video trên YouTube tương tự như hành động của khán giả truyền hình. Tuy nhiên, do lượt xem trên YouTube không diễn ra cùng lúc nên không thể đo lường các chiến dịch Influencer Marketing trên YouTube bằng phương pháp thường được sử dụng khi đo lường cho kênh truyền hình.
Nói một cách đơn giản, hiệu quả của Influencer Marketing trên YouTube không thể đo lường một cách chính xác nếu không thật sự hiểu đúng về chúng.
1. Audience Retention (tỷ lệ giữ chân người xem video)
Cho dù bạn có 100 lượt xem hay 100.000 lượt xem. Số liệu quan trọng hơn mà người dùng YouTube xem xét là mọi người xem video đó được bao lâu? Nếu video dài 10 phút và 80% người xem đã bỏ qua trong phút đầu tiên thì cũng không tốt. Vậy thời gian xem video bao nhiêu là tốt?
Ví dụ về thời gian xem video không hiệu quả: video dài 14 phút mà chỉ có 25% người xem ở lại cho đến phút thứ 6.
Tỷ lệ giữ chân người xem không hiệu quả (Nguồn ảnh: Mysocial)
Ví dụ tốt về thời gian xem video: video dài 8 phút 45 giây với tỷ lệ giữ chân người xem là 52,7%.
Tỷ lệ giữ chân người xem hiệu quả (Nguồn ảnh: Mysocial)
Vì sao con số này quan trọng với các marketer?
Nếu sản phẩm của bạn được đề cập ở giữa video thì bạn cần biết có bao nhiêu người xem thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể đo lường lượt xem thực mà bạn nhận được: Lượt xem x Tỷ lệ giữ chân người xem khi sản phẩm của bạn được đề cập = Lượt xem Đúng.
Tỷ lệ giữ chân người xem càng cao thì khả năng YouTube sẽ giới thiệu video của bạn cho nhiều đối tượng càng nhiều. Nhiệm vụ chính của thuật toán là giới thiệu nội dung mà mọi người muốn xem. Nếu video quảng cáo của bạn không đủ hấp dẫn thì video đó sẽ nhận được ít lượt xem hơn mức trung bình của các kênh.
Bạn có thể làm gì để cải thiện tỷ lệ giữ chân người xem video?
- Phần mở đầu hấp dẫn hơn: Phần lớn người xem bỏ qua video của bạn ngay từ đầu, công việc của bạn là làm cho họ quan tâm đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo ngay phần mở đầu của video.
- Lượt bỏ phần không cần thiết: Loại bỏ những phần không mang lại bất kỳ giá trị nào cho người xem. Bạn cũng có thể cắt bỏ cả những phần chuyển cảnh không quan trọng.
- Rút ngắn video: Nếu influencer mà bạn đang làm việc không giỏi trong việc chỉnh sửa nội dung video của họ thì hãy hỏi xem họ có thể tạo video ngắn hơn không.
- Để dành clickbait cho phần cuối video: Người xem nhấp vào video vì tiêu đề và thumbnail (hình ảnh thu nhỏ). Nên sẽ tốt hơn nếu bạn để dành những nội dung liên quan đến tiêu đề và thumbnail ở gần cuối video.
- Nội dung đừng dễ đoán trước: Những người sáng tạo giỏi nhất đều biết rằng người xem không biết điều gì xảy ra tiếp theo sẽ tốt hơn. Miễn là bạn có thể đảm bảo rằng mỗi giây đều có thể hấp dẫn người xem.
2. Click through rate (tỷ lệ nhấp chuột)
Thước đo ROI quan trọng thứ hai là lượt click qua video trên YouTube. Thuật toán của Youtube thường ưu tiên giới thiệu các video mà mọi người sẽ thực sự click vào đường link trên đó.
Công thức để trở nên viral trên YouTube đơn giản hơn bạn nghĩ:
- Tỷ lệ nhấp chuột cao
- Tỷ lệ giữ chân người xem video cao
Click through rate là một chỉ số quan trọng với Influencer Marketing (Nguồn ảnh: thuengay)
3. Engagement rate (tỷ lệ tương tác)
Con số này đơn giản như chính tên gọi của mình. Tất nhiên, tỷ lệ tương tác càng cao thì càng tốt. Cách tính tỷ lệ tương tác trên YouTube:
[(Lượt thích + Bình luận) / Lượt xem x 100] = Tỷ lệ tương tác tính bằng %.4. Link click and conversion (tỷ lệ nhấp chuột vào đường link và chuyển đổi)
2 số liệu này chính là những gì mọi người thường nghĩ đến khi họ nghe cụm từ “ROI”. Làm cách nào để biết chiến dịch Influencer Marketing trên YouTube đã mang lại doanh thu hay lợi nhuận gì cho bạn? Làm cách nào bạn có thể đo lường doanh thu kiếm được so với số tiền đã chi? Điều này thực sự dễ theo dõi hơn bạn nghĩ. Dưới đây là những cách để đo lường ROI của bạn.
Affiliate Link (Đường dẫn liên kết)
Sử dụng affiliate link trong chiến dịch influencer marketing của bạn là cách dễ nhất để theo dõi ROI tính theo số tiền kiếm được trực tiếp thông qua những influencer. Tạo một affiliate link duy nhất cho từng influencer mà bạn đang cộng tác. Các liên kết này sẽ cung cấp dữ liệu về số lần nhấp vào trang web của thương hiệu, số lần bán hàng và giá trị đặt hàng trung bình cho những lần bán hàng đó.
Một điều cần nhớ là affiliate link có giới hạn theo dõi. Đôi khi việc mua hàng có thể xảy ra sau 90 ngày kể từ khi người mua hàng nhìn thấy sản phẩm trên trang web của influencer. Vì thời lượng cookie cho các affiliate link thường chỉ là 15–30 ngày, nên nếu người mua sắm đó mua sản phẩm trực tuyến hoặc tại cửa hàng sau thời gian đó, bạn sẽ không thể theo dõi việc mua hàng thông qua influencer ngay cả khi chính họ là người thúc đẩy bán hàng.
Mã khuyến mãi
Mã khuyến mại tùy chỉnh cho phép bạn theo dõi tác động của chiến dịch influencer bên cạnh những số liệu về doanh số bán hàng trong lúc đó. Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả người tiêu dùng sẽ mua hàng ngay lập tức khi nhìn thấy bài đăng của influencer. Ngay cả khi nội dung cuối cùng truyền cảm hứng cho quyết định mua hàng của họ. Vì vậy các affiliate link chỉ tiết lộ một phần ROI của bạn.
Mã khuyến mại giúp bạn theo dõi các giao dịch mua hàng giảm giá do influencer marketing thúc đẩy. Hầu hết các trang web thương mại điện tử như Shopify hoặc WooCommerce sẽ cho phép bạn dễ dàng tạo mã khuyến mãi mà bạn có thể cung cấp cho những influencer của mình.
Google Analytics
Google Analytics là một công cụ để theo dõi việc bán hàng trực tuyến. Bằng cách thiết lập mục tiêu “Sự kiện”, bạn có thể biết khách hàng trực tuyến nào đã truy cập trang thương mại điện tử của bạn từ blog hoặc kênh xã hội của influencer, giúp bạn đánh giá tốt hơn về ROI khi tham gia bán hàng qua thương mại điện tử.
5. Traffic Source (Nguồn lưu lượng truy cập)
Biết lưu lượng truy cập đến từ đâu là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng người sáng tạo trên YouTube mà bạn đã làm việc cùng không mua bất kỳ lượt xem nào. Các nguồn lưu lượng truy cập cũng sẽ giúp bạn hiểu những nguồn nào mang lại tỷ lệ giữ chân tốt nhất. Bạn có thể phát hiện ra rằng khi influencer hướng lưu lượng truy cập từ Instagram đến video YouTube, khán giả có xu hướng ở lại video lâu hơn.
Nguồn của lưu lượng truy cập web cũng quan trọng (Nguồn ảnh: Mysocial)
6. Đặc điểm của người xem
Hiểu khán giả của bạn là ai có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những người mà bạn đã tiếp cận. Bên cạnh đó còn có được cái nhìn sâu sắc hơn để biết khách hàng nào có xu hướng chuyển đổi tốt nhất từ hoạt động Influencer Marketing trên YouTube.
Kết
Bạn không thể đo lường YouTube như các nền tảng social media khác. Để thành công trên YouTube về lâu dài, bạn cần hiểu rằng một video YouTube được tài trợ sẽ tiếp tục nhận được lượt xem trong những năm tới nên bạn cần có cách đo lường ROI thực sự trên nền tảng này. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người trong việc hiểu hơn về đo lường ROI cho Influencer Marketing trên Youtube. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Chin Media để được tư vấn thêm.