Lập kế hoạch marketing bệnh viện và những điều marketer nên lưu ý

Thị trường y tế với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến kế hoạch marketing bệnh viện ngày càng trở nên cần thiết. Song ngoài những yếu tố cơ bản, marketer nên chú ý những gì? Hãy cùng Chin Media cập nhật thông qua nội dung dưới đây.

Làm thế nào để kế hoạch marketing bệnh viện được tối ưu hiệu quả? Ngoài những điều cơ bản, marketer nên chú ý đến những vấn đề sau đây.
Làm thế nào để kế hoạch marketing bệnh viện được tối ưu hiệu quả? Ngoài những điều cơ bản, marketer nên chú ý đến những vấn đề sau đây.

Kế hoạch marketing bệnh viện là gì?

Marketing bệnh viện là thuật ngữ thường được sử dụng để miêu tả các hình thức quảng cáo dùng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Theo đó, doanh nghiệp và marketer cần ứng dụng các hoạt động quảng cáo để có thể giới thiệu thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, lợi ích ưu việt khi tận hưởng việc chăm sóc sức khỏe đến khách hàng. Mặt khác, doanh nghiệp và marketer cũng nên chú trọng đến mảng chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ lâu dài đồng thời gia tăng hiệu suất kinh doanh, đặc biệt là tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ.
Đọc thêm bài viết: Những thông tin cần biết về hình thức quảng cáo bệnh viện

Kế hoạch marketing bệnh viện có vai trò gì?

Trong bối cảnh xã hội phát triển và công nghệ thông tin bùng nổ, khách hàng có xu hướng lựa chọn tiếp cận và tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ qua internet trước khi đi đến quyết định mua hàng. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế cũng có sự tương đồng khi khách hàng đa phần có thói quen tra cứu thông tin về tình trạng bệnh lý, đơn vị điều trị có uy tín, chất lượng hay không. Sau đó, họ mới có thể đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị hoặc sản phẩm nào phù hợp nhất. Có thể nói rằng, kế hoạch marketing bệnh viện là một lộ trình ngắn hoặc dài hạn giúp mang đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, việc chú trọng lập kế hoạch marketing bệnh viện còn giúp marketer nâng cao hình ảnh thương hiệu và độ uy tín của doanh nghiệp. Đội ngũ marketer theo đó cũng cần lưu ý truyền tải những thông điệp mang lại giá trị sức khỏe bền vững cho khách hàng, bao gồm sự khẳng định về chuyên môn, nghiệp vụ và sự tận tâm của toàn thể cán bộ nhân viên cơ sở.

Khách hàng có xu hướng lựa chọn tiếp cận và tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ qua internet trước khi đi đến quyết định mua hàng.
Khách hàng có xu hướng lựa chọn tiếp cận và tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ qua internet trước khi đi đến quyết định mua hàng.

Kế hoạch marketing bệnh viện còn giúp doanh nghiệp và marketer tìm hiểu mong muốn, nhu cầu, insights của khách hàng. Từ đó, họ có thể quyết định đưa ra chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu cuối cùng là tiếp cận, thu hút khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Các bước lập kế hoạch marketing cho bệnh viện

Thông thường, các bước lập kế hoạch marketing cho bệnh viện sẽ tùy thuộc vào tình hình thị trường và quy trình thực hiện của từng doanh nghiệp. Song về cơ bản, marketer có thể tham khảo nhanh 6 bước lập kế hoạch cơ bản như sau:

Nghiên cứu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ luôn là bước đầu tiên quan trọng, cần được ưu tiên thực hiện trong bất kỳ kế hoạch marketing nào. Bệnh viện và các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe cũng không phải là ngoại lệ. Thông qua việc thấu hiểu insights khách hàng, doanh nghiệp và marketer có thể chạm trúng mong muốn, nhu cầu của họ và đưa ra những chiến dịch nhằm thúc đẩy mua hàng hiệu quả. Từ đó, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng và độ phủ sóng của thương hiệu cũng lan rộng, in sâu trong tâm trí khách hàng.
Việc xác định đúng đắn thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp không mất quá nhiều chi phí, thời gian và nhân lực cho mục tiêu không chính xác. Lấy ví dụ là bệnh viện A đang nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp nhưng chiến dịch marketing lại vô tình bao gồm khách hàng thuộc phân khúc tầm trung. Lúc này, chi phí và nhân lực bệnh viện A bỏ ra dành cho phân khúc mục tiêu đã bị ít đi do chia sẻ với đối tượng khách hàng tầm trung, song thực tế, khách hàng tầm trung hầu như cũng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao cấp. Vì vậy, việc nhận định rõ chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu đồng thời thu thập những thông tin cần thiết về insights chính là chìa khóa giúp kế hoạch marketing bệnh viện thành công và hiệu quả.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc

Ngày nay, ý thức chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao trong cộng đồng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không tạo dựng được hướng đi khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ chung chung trên thị trường thì rất khó tạo nên các điểm chạm thu hút khách hàng. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp và marketer không thể thiếu quá trình nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc.
Thực tế, marketer cần nghiên cứu để nắm vững ưu, khuyết điểm của công ty đối thủ đồng thời dự đoán sơ bộ những chiến lược, hướng đi mà có thể họ sẽ sử dụng trong tương lai. Từ đó, marketer xây dựng lên kế hoạch marketing bệnh viện một cách khác biệt, tối ưu hơn so với đối thủ cạnh tranh. Những điểm khác biệt đó có thể bao gồm giá cả, địa điểm, dịch vụ hậu đãi,…

Nếu doanh nghiệp không tạo dựng được hướng đi khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ chung chung trên thị trường thì rất khó tạo nên các điểm chạm thu hút khách hàng.
Nếu doanh nghiệp không tạo dựng được hướng đi khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ chung chung trên thị trường thì rất khó tạo nên các điểm chạm thu hút khách hàng.

Lựa chọn công cụ thực hiện việc marketing bệnh viện

Giữa thời đại công nghệ số bùng nổ, nhiều công cụ hỗ trợ ra đời nhằm trợ giúp doanh nghiệp và marketer trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing bệnh viện. Theo đó, doanh nghiệp và marketer có thể lựa chọn một hoặc nhiều công cụ phù hợp với tình hình và lộ trình phát triển của thương hiệu, đơn cử như chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, marketing trực tiếp tại điểm bán, content marketing,…
Việc chọn lựa đúng đắn công cụ thực hiện việc marketing bệnh viện sẽ tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng ở đầu phễu.

Xây dựng kế hoạch marketing bệnh viện

Sau khi đã có những thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và lựa chọn sử dụng công cụ hỗ trợ, việc cần làm tiếp theo của marketer chính là ghép nối lại bằng tư duy hiện đại và sáng tạo để hình thành bản kế hoạch marketing bệnh viện một cách tối ưu. Thực tế, bản kế hoạch này cần có đầy đủ các hạng mục như cách thức thực hiện, hình thức tổ chức, nhân lực và quan trọng nhất là ngân sách.
Song song đó, bạn cũng nên đề cập đến những nguy cơ, rủi ro trong quá trình thực hiện kế hoạch này nhằm có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhất về phương án dự phòng. Điều này giúp doanh nghiệp và marketer quyết định tính liên tục và thành công của kế hoạch đề ra.

Thực thi kế hoạch marketing bệnh viện đã đưa ra

Sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch marketing bệnh viện, bạn cần tư duy để đưa vào thực tiễn một cách hợp lý nhất. Thông thường, bạn nên phân chia công việc cụ thể cho từng nhóm và quy định thời gian thực hiện cũng như yêu cầu cần đạt được. Mặt khác, mọi thứ cần được đồng bộ và liên kết giữa các phase để tổng thể kế hoạch không bị rời rạc.
Marketer nên lựa chọn một người đáng tin cậy để làm giám sát, quản lý chung của dự án. Người này nên sở hữu sự quyết đoán, linh hoạt cùng khả năng ứng phó khi có tình huống không mong muốn xảy ra. Điều này rất quan trọng vì hầu như quá trình này cũng đều xảy ra sai sót và đôi khi chúng ta không đủ dũng cảm để nhìn nhận cái sai của bản thân mình. Bên cạnh đó, quản lý dự án sẽ là người đảm bảo tính nhất quán và quyết định diễn biến của kế hoạch marketing bệnh viện đã đưa ra.

Sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch marketing bệnh viện, bạn cần tư duy để đưa vào thực tiễn một cách hợp lý nhất.
Sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch marketing bệnh viện, bạn cần tư duy để đưa vào thực tiễn một cách hợp lý nhất.

Ví dụ như ở dự án marketing bệnh viện A, mọi người tin tưởng bầu chọn anh B làm quản lý dự án song khả năng phân chia công việc của anh khá kém, dẫn đến người làm quá ít, kẻ làm quá nhiều. Dần dần, sự đố kỵ phát sinh trong nội bộ khiến dự án bị trì hoãn so với thời gian hoàn thành dự kiến ban đầu, đồng thời không đảm bảo được hiệu suất công việc.
Đọc thêm bài viết: Mách bạn 5 chiến lược marketing phòng khám hiệu quả có thể áp dụng

Đo lường và tối ưu hiệu quả kế hoạch marketing bệnh viện

Hoạt động đo lường không nên chỉ thực hiện sau khi kết thúc dự án marketing bệnh viện mà nên được theo dõi xuyên suốt quá trình để có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót xảy ra. Thực tế, đo lường là cách doanh nghiệp đánh giá sự thành công và độ phủ của thương hiệu khi triển khai một chiến dịch marketing, theo đó, marketer phụ trách cần theo dõi sát sao để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Một ví dụ điển hình như doanh nghiệp bạn chọn công cụ marketing online song đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu lại xuất hiện và có tương tác khá nhiều với hình thức marketing trực tiếp tại điểm bán. Chính vì vậy, marketer nên có sự theo dõi để chuyển đổi hình thức của kế hoạch marketing bệnh viện nhằm mang lại hiệu quả cao trong hiệu suất công việc cũng như gia tăng doanh thu.

Hoạt động đo lường không nên chỉ thực hiện sau khi kết thúc kế hoạch marketing bệnh viện mà nên được theo dõi xuyên suốt quá trình để có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót xảy ra.
Hoạt động đo lường không nên chỉ thực hiện sau khi kết thúc kế hoạch marketing bệnh viện mà nên được theo dõi xuyên suốt quá trình để có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót xảy ra.

Tổng kết

Kế hoạch marketing bệnh viện hiện đang trở thành một phần không thể thiếu dù ở bệnh viện công lập hay tư nhân. Thực tế trong bối cảnh xã hội hiện nay, một chiến dịch marketing hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp hầu như tất cả từ độ nhận diện, khách hàng tiềm năng, doanh thu, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ,…Thông qua bài viết này, Chin Media hy vọng bạn đã có những lưu ý về quá trình xây dựng chiến lược marketing và nếu cần cập nhật thêm các kiến thức mới, bạn hãy theo dõi tại các bài viết cùng chuyên mục tại blog của Chin Media.

Uncategorized