Pitching là gì? Marketer cần lưu ý điều gì trước một buổi pitching?
Một buổi pitching thành công có thể tạo ra cơ hội lớn trong xây dựng quan hệ đối tác và là tiền đề để phát triển kinh doanh lẫn marketing. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Chin Media tìm hiểu pitching là gì và có những lưu ý gì để đảm bảo sự thành công.
Khái niệm pitching là gì?
Trước khi đi sâu vào những kiến thức và lưu ý về pitching, marketer cần nắm vững khái niệm pitching là gì. Thực tế, pitching được xem là một kỹ thuật chiến lược sử dụng phương pháp thuyết trình và được ứng dụng ở nhiều bối cảnh khác nhau, từ môi trường startup (khởi nghiệp) nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh lớn.
Pitching là một quy trình diễn đạt một ý tưởng, một sản phẩm hoặc dịch vụ, dự án cho một đối tượng cụ thể. Đó có thể là khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hoặc các bên liên quan sở hữu tiềm năng với mục đích cuối cùng là thu hút sự quan tâm, kết nối hoặc nhận được sự cộng tác từ những đối tượng trên. Tổng quan, pitching phải thể hiện được tiềm năng và giá trị của sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án đang được thuyết trình một cách tinh gọn nhưng không kém phần hiệu quả. Việc này đòi hỏi phải được kết hợp từ nhiều kỹ năng như giao tiếp, kiến thức từ thị trường và sự hiểu biết insight khách hàng.
Đọc thêm bài viết: Gen Z insight: Góc nhìn mới các marketer nên nắm bắt
Tầm quan trọng của pitching là gì?
Pitching không chỉ được định hình là một hình thức thuyết trình thông thường, mà còn mang vai trò quan trọng trong hiệu suất và tinh thần kinh doanh. Điển hình như việc một công ty A sở hữu một sản phẩm với công thức được R&D một cách đột phá, được dự đoán sẽ có thể mang đến một cuộc cách mạng hóa trong ngành liên quan. Tuy nhiên, nếu không có một buổi pitching hiệu quả, sản phẩm này vẫn chỉ là một dự án nằm trên giấy hoặc không được đẩy mạnh tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Vì thế, pitching là cơ hội để marketer trình bày, thể hiện đam mê, tầm nhìn và tư duy chiến lược sâu rộng với các nhà đầu tư, khách hàng hoặc các bên liên quan tiềm năng. Nếu thành công, ý tưởng này sẽ trở thành hiện thực và marketer sẽ mời được những đối tượng tiềm năng tham gia vào dự án với tư cách hỗ trợ, góp phần mang sản phẩm tiếp cận đúng mục tiêu.
Tuy nhiên, để thành công trong một buổi pitching không hề là điều dễ dàng. Đó là nghệ thuật đòi hỏi phải đáp ứng sự tỉ mỉ và sự hiểu biết sâu sắc về insight nhà đầu tư lẫn khách hàng. Marketer có thể tạo ra một câu chuyện thú vị, thu hút họ chú ý đến các tình tiết và thuyết phục họ công nhận các giá trị mà marketer cung cấp. Khi thành công, một buổi pitching có thể mang đến cho marketer sự quan tâm, thích thú và những quyết định có lợi. Đơn cử là một cơ hội hợp tác, từ đó dẫn đến hiệu suất kinh doanh được nâng cao đồng thời sự giao hảo, kết nối cũng sẽ được gia tăng.
Các yếu tố dẫn đến sự thành công của pitching là gì?
Một buổi pitching thành công là kết quả từ sự cấu thành của nhiều yếu tố. Sau khi tìm hiểu khái niệm và tầm quan trọng của pitching là gì, marketer có thể tìm hiểu sâu hơn thông qua nội dung dưới đây:
Phần mở đầu/ đặt vấn đề
Phần mở đầu là điểm thu hút người nghe ngay từ đầu. Marketer phải thiết kế lộ trình nội dung nhằm thu hút sự chú ý, kích thích tư duy đồng thời gia tăng tính tương tác với người nghe một cách hiệu quả. Thông thường, phần mở đầu với một câu hỏi tu từ, một sự thật đáng ngạc nhiên hoặc một trích dẫn truyền cảm hứng sẽ là giải pháp thông minh nhằm khơi dậy sự tò mò và kết nối cảm xúc. Tiếp theo đó, marketer cần đặt vấn đề trọng tâm thật ngắn gọn trong 1 phút để người nghe ghi nhớ vấn đề dễ dàng. Bằng cách thừa nhận sự tồn tại của các vấn đề hiện có và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không xử lý triệt để vấn đề, marketer đã tạo ra môi trường nền tảng để sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhận được sự tin tưởng của khách hàng lẫn nhà đầu tư.
Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu
Khi đã mang vấn đề ra đặt câu hỏi, marketer cần tiến hành công bố giải pháp xử lý với ngôn từ, trạng thái rõ ràng, tự tin. Những nội dung cần tập trung xoáy sâu vào sẽ là: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được thiết kế để giải quyết vấn đề này triệt để như thế nào, những giá trị trước, trong và sau quá trình sử dụng là gì,…Tuy nhiên, marketer nên lưu ý trình bày gọn gàng, mạch lạc và dễ hiểu, kể cả đối với chuyên gia hay người dùng đích, tránh những từ ngữ chuyên ngành quá khó hiểu làm giới hạn cảm xúc của người nghe. Thực tế, một buổi pitching thành công là sau khi kết thúc, cả chuyên gia lẫn người không chuyên đều có thể nắm vững những gì marketer đã trình bày, từ vấn đề đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Lợi thế cạnh tranh
Trong kinh doanh, điều làm nên sự khác biệt của thương hiệu chính là tính năng khác biệt của sản phẩm thương hiệu so với những sản phẩm khác trên thị trường. Đó có thể là lợi thế về tính năng, giá cả, chất lượng cải tiến hoặc bất cứ yếu tố nào khiến sản phẩm của bản không thể có bản sao tương tự trên thị trường. Đây là yếu tố thể hiện kiến thức, nhận thức về thị trường của marketer cũng như khẳng định định vị sản phẩm của thương hiệu là lựa chọn phù hợp cho khách hàng trong phân khúc mục tiêu. Từ đó, marketer truyền tải được cảm xúc tự tin và mở cánh cửa dẫn lối đến một cơ hội hợp tác trong tương lai.
Cơ hội trên thị trường
Điều quyết định sự thành công của một buổi pitching là gì? Đó không chỉ là nêu lên giải pháp xử lý vấn đề của khách hàng mà phải vẽ nên định hướng rõ ràng về cơ hội và tiềm năng họ có được trong tương lai. Marketer hãy tận dụng và chia sẻ những dữ liệu thị trường có giá trị, những bản dự báo xu hướng sắp đến với lợi thế dành cho thương hiệu và sản phẩm của bạn. Việc thể hiện hiểu biết thấu đáo về thị trường cũng là cơ sở vững chắc để khẳng định cho luận điểm vì sao sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu lại xứng đáng đến tay người tiêu dùng hiện nay.
Đọc thêm bài viết: Vì sao marketing trends lại quan trọng đối với marketer?
Những lưu ý để có thể thành công trong một buổi pitching là gì?
Sau khi tìm hiểu các yếu tố chi phối sự thành công của pitching là gì, marketer cũng cần điểm qua một số lưu ý nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là các yếu tố đóng góp không hề nhỏ cho một buổi pitching chuyên nghiệp.
Thời gian pitching
Đây được xem là thời gian dự kiến bạn sẽ trình bày với đối tác, các nhà đầu tư hoặc khách hàng. Tùy vào quy mô dự án và nội dung các hạng mục mà thời gian cũng dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ rơi vào khoảng 5 đến 15 phút. Vì vậy, marketer nên tận dụng thời gian một cách hiệu quả để trình bày ngắn gọn, súc tích nội dung cần truyền tải, tránh thuyết trình lê thê, ngập ngừng gây mất thời gian và làm người nghe không còn hứng thú với dự án.
Nội dung pitching
Ở phần này, các marketer nên chọn lựa thông tin thông minh để trình bày, tránh tham nội dung dẫn đến bài thuyết trình dài dòng, không đọng lại gì trong đầu người nghe. Tốt nhất, marketer nên đặt mình vào tâm thế của người nghe để biết họ cần nghe gì, muốn nghe gì và nên làm gì để thu hút được sự chú ý.
Hình thức pitching
Hình thức pitching được hiểu là những yếu tố liên quan hỗ trợ cho hoạt động của marketer thêm phần hiệu quả. Điều này bao gồm cách truyền đạt, dẫn dắt, các slide thuyết trình, sự sáng tạo trong quá trình thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể, trang phục,… Đây được xem là yếu tố thúc đẩy sự thành công của một buổi pitching khi chủ đầu tư, khách hàng, đối tác sẽ dựa vào hình thức để đánh giá sơ bộ tính chuyên nghiệp của bộ mặt thương hiệu. Theo đó, khi đã cảm tình về hình thức, họ sẽ chú ý nhiều hơn đến nội dung bài thuyết trình của marketer.
Tổng kết
Thông qua bài viết này, marketer đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm pitching là gì cũng như hiểu được tầm quan trọng của một buổi pitching thành công đối với hiệu suất kinh doanh. Bên cạnh đó, những yếu tố chi phối và những lưu ý cần quan tâm để có một buổi pitching thành công cũng được Chin Media đề cập xuyên suốt nội dung trên. Nếu marketer cần tìm hiểu thêm thông tin về marketing cũng như các vấn đề liên quan, hãy tham khảo tại các bài viết cùng chuyên mục được đăng tải thường xuyên tại blog của Chin Media.