Dynamic pricing là gì? Các loại chiến lược định giá động phổ biến
Trong quá trình bán hàng, việc đề ra một mức giá hợp lý cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là bước cực kỳ quan trọng. Để xác định được giá phù hợp thì bạn cần biết đến các chiến lược dynamic pricing. Vậy dynamic pricing là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu ngay về khái niệm và các loại dynamic pricing phổ biến hiện nay trong bài viết này nhé!
Dynamic pricing là gì?
Dynamic pricing (định giá động) là một chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá các yêu cầu hiện tại của thị trường và đặt ra mức giá phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp. Việc sử dụng dynamic pricing sẽ giúp bạn xác định được mức giá phù hợp để công ty có doanh thu nhưng vẫn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
>> Tham khảo thêm: ATL là gì? 5 cách xây dựng chiến lược ATL marketing hiệu quả
Ưu nhược điểm của dynamic pricing là gì?
Ưu điểm
- Dễ dàng thay đổi mức giá theo nhu cầu khách hàng: Một số loại sản phẩm có nhu cầu mua từ khách hàng cao hơn trong những thời kỳ cụ thể (ví dụ các vật trang trí cây thông Noel sẽ bán chạy hơn vào mùa Giáng sinh) và bán ít hơn vào các thời điểm khác trong năm. Dynamic pricing sẽ giúp bạn tăng hoặc giảm mức giá sao cho phù hợp và thu hút khách hàng.
- Kích hoạt doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận: Sử dụng dynamic pricing có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận hoặc doanh số bán hàng vì áp dụng mức giá thấp hơn một cách đúng thời điểm.
- Giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng: Trong quá trình sử dụng dynamic pricing, bạn có thể hiểu rõ hơn nhu cầu mua của khách hàng, từ đó dễ dàng hơn trong việc xác định mức giá tối thiểu và tối đa mà họ sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn. Từ đó, bạn có thể cung cấp cho người mua một sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh.
- Giúp doanh nghiệp hoạt động linh hoạt hơn: Việc hiểu được dynamic pricing là gì và sử dụng chiến lược định giá này có thể giúp bạn thay đổi mức giá sản phẩm một cách linh hoạt để đảm bảo doanh thu, không cần lo lắng đến việc giữ cho giá sản phẩm luôn ổn định nếu thị trường có biến động.
Nhược điểm
- Có thể tạo ấn tượng không tốt với khách hàng: Việc tăng và giảm giá sản phẩm sẽ khiến cho khách hàng của bạn mua sản phẩm với các mức giá khác nhau. Điều này có thể khiến họ có trải nghiệm không tốt (ví dụ khách hàng vừa mua sản phẩm vào tuần trước thì tuần này bạn quyết định giảm giá của sản phẩm).
- Có tính cạnh tranh cao: Khách hàng luôn có nhu cầu tìm kiếm những đơn vị cung cấp sản phẩm với giá rẻ nhất để chọn mua. Chính vì vậy, việc áp dụng dynamic pricing có thể sẽ không mang đến hiệu quả cao nếu các đối thủ của bạn cũng áp dụng chiến lược tương tự.
- Tiềm ẩn nguy cơ phá giá: Nếu bạn hạ giá sản phẩm bằng cách sử dụng chiến lược định giá động thì đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể hạ giá thậm chí còn thấp hơn so với bạn. Điều này góp phần gây ra tình trạng bán phá giá và gây thiệt hại cho tất cả các chủ doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm: Multi channel là gì? 4 Cách tạo chiến dịch thành công
Các loại dynamic pricing phổ biến hiện nay
Bạn đã biết được khái niệm và ưu nhược điểm của dynamic pricing là gì. Sau đây, Chin Media sẽ gửi đến bạn một số loại định giá động phổ biến hiện nay mà bạn có thể áp dụng cho sản phẩm của mình:
Định giá dựa trên phân khúc
Với loại chiến lược định giá này, các công ty sẽ thiết lập giá sản phẩm cho các phân khúc khách hàng khác nhau dựa trên vị trí, nhân khẩu học, địa vị xã hội và các thông tin khác về nhân khẩu học của khách hàng. Ví dụ, vé xem phim sẽ rẻ hơn nếu khách hàng là học sinh, sinh viên.
Định giá theo thời gian
Kiểu dynamic pricing này nghĩa là mức giá sản phẩm có thể thay đổi tùy theo thời gian theo ngày, tuần, tháng, quý hoặc các dịp lễ trong năm. Ví dụ: Các quán ăn có thể bán giá rẻ hơn cho sản phẩm của họ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày thứ 3, thứ 4 trong tuần để thúc đẩy lượng mua hàng trong tuần.
Định giá dựa trên cạnh tranh
Đây là cách đề ra mức giá dựa trên sự nghiên cứu về mức giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điểm đặc biệt trong loại dynamic pricing này là bạn có thể bán hàng với mức giá rẻ hoặc cao hơn đối thủ, cụ thể như sau:
- Bán giá rẻ hơn đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng thu hút sự lựa chọn của khách hàng khi họ tiến hành so sánh mức giá của các đơn vị cung cấp khác nhau.
- Nếu bán giá cao hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn có thể sử dụng kết hợp các chiến lược truyền thông để hướng sự chú ý của khách hàng vào chất lượng chính hãng của sản phẩm.
Tổng kết
Bài viết vừa gửi đến bạn những thông tin xoay quanh vấn đề dynamic pricing là gì cùng những loại định giá động phổ biến hiện nay. Chin Media hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà các doanh nghiệp xác định được mức giá phù hợp cho sản phẩm, từ đó có thể áp dụng vào quá trình kinh doanh của bạn một cách hiệu quả.
Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về marketing, bạn đừng bỏ qua những bài viết hấp dẫn trong chuyên mục Blog của Chin Media nhé!