Khám Phá 7 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Bệnh Viện Hiệu Quả 2024
Xây dựng thương hiệu bệnh viện là một trong những phương pháp quảng bá hình ảnh bệnh viện nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở y tế, phòng khám đa khoa và bệnh viện hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng với Chin Media tìm hiểu về những lý do và làm thế nào để xây dựng thương hiệu bệnh viện một cách hiệu quả.
Thương hiệu bệnh viện là gì?
“Thương hiệu” là một thuật ngữ nói về cách một cá nhân có cảm nhận hay đánh giá về chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó sau khi trải nghiệm. Thương hiệu của một tổ chức, một sản phẩm không chỉ dừng lại ở một hình ảnh quảng cáo hay một đoạn video viral, mà còn được xem là hình ảnh có ảnh hưởng đến tâm trí người tiêu dùng.
Việc xây dựng thương hiệu bệnh viện là một quá trình lâu dài mà tại đó, ban lãnh đạo bệnh viện cùng với đội ngũ truyền thông thương hiệu cần kết hợp với nhau để tạo ra nhận thức và hành động có tác động tích cực với người khám chữa bệnh. Từ đó, nhận thức sẽ được chuyển đổi thành hành vi tiêu dùng tích cực thông qua các hoạt động đến và thăm khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện hoặc giới thiệu người khác cùng sử dụng.
>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về hình thức quảng cáo bệnh viện
Vì sao cần phải xây dựng thương hiệu bệnh viện?
Việc xây dựng thương hiệu về lĩnh vực y tế là một trong những quyết định quan trọng và mang tính gắn bó lâu dài với người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Sau đây là những lý do quan trọng để đi đến quyết định xây dựng thương hiệu bệnh viện:
- Giúp nâng cao tính cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều hệ thống bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế với nhiều thương hiệu khác nhau trên khắp cả nước. Kèm theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng thương hiệu uy tín cho bệnh sẽ góp phần cho hình ảnh bệnh viện càng thêm nổi bật và tăng mức độ uy tín trong mắt người bệnh.
- Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn: Bên cạnh tính cạnh tranh cao, việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu còn giúp người dân có thêm nhiều sự lựa chọn khi đến thăm khám tại bệnh viện. Bởi lẽ, họ có thể lựa chọn cơ sở thăm khám gần nhà, phương pháp điều trị hợp với túi tiền hay ưu tiên đơn vị khám chữa bệnh có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
- Thu hút nhân tài trong ngành y tế: Không chỉ tái tạo định vị thương hiệu trong lòng người dân, hình ảnh của một bệnh viện đáng tin cậy sẽ góp phần thu hút các đội ngũ y bác sĩ giỏi về làm việc và nghiên cứu. Điều này là mục tiêu phấn đấu của chính cơ sở y tế và là nền tảng xây dựng tương lai của các thế hệ nhân tài ngành y của đất nước.
- Cải thiện doanh thu cho hệ thống bệnh viện: Chiến lược xây dựng thương hiệu bệnh viện hiệu quả sẽ góp phần tạo được lòng tin ở khách hàng và khiến họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ bệnh viện đang cung cấp. Từ đó, doanh thu của bệnh viện ngày một cải thiện và tiềm năng doanh nghiệp ngày một phát triển hơn trong tương lai.
7 bước xây dựng thương hiệu bệnh viện hiệu quả bền vững
Để có thể xây dựng thương hiệu bệnh viện thành công, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu triết lý vận hành thương hiệu
Nếu muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào thì điều kiện tiên quyết là có được lý tưởng dành cho công việc mà mình đang làm, đặc biệt là lĩnh vực y tế bệnh viện. Bởi lẽ, lý tưởng của một thương hiệu sẽ gắn liền với triết lý vận hành dẫn đến sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Điển hình như John Sculley đã có lý tưởng biến hình ảnh một trái táo khuyết trở thành một tên tuổi lớn giúp gầy dựng nên thành công của tập đoàn Apple sau này.
Bước 2: Xây dựng tính cách thương hiệu của bệnh viện
Tính cách thương hiệu được hiểu là những tính từ mà khách hàng, cụ thể là bệnh nhân hay người tham gia dịch vụ tại bệnh viện dùng để nhận xét về bệnh viện đó. Khi triển khai xây dựng thương hiệu bệnh viện, bạn nên lựa chọn những tính cách thương hiệu phù hợp, có ý nghĩa gắn liền với giá trị sức khỏe người dân và môi trường sống khỏe mạnh. Một số tính cách có thể tham khảo như: chu đáo, tận tâm, đáng tin cậy…
Bước 3: Định vị thương hiệu của bệnh viện
Định vị thương hiệu là một cụm từ bất kỳ mà mỗi khi nhắc đến, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bệnh viện đó. Ví dụ khi nhắc đến bệnh viện phụ sản nổi tiếng tại Sài Gòn thì người ta sẽ nghĩ ngay đến bệnh viện Từ Dũ. Hay khi hỏi về bệnh viện chuyên điều trị các bệnh lý về hô hấp thì sẽ nghĩ ngay đến Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TPHCM.
Định vị thương hiệu sẽ giúp mọi người nghĩ ngay đến hình ảnh bệnh viện
Bước 4: Đặc tính thương hiệu của bệnh viện
Đặc tính thương hiệu là những tính chất riêng mà chỉ có doanh nghiệp đó sở hữu hoặc được nhiều người nhắc đến và nhận được sự quan tâm đông đảo của người tiêu dùng. Khác với định vị thương hiệu, đặc tính thương hiệu thể hiện ý nghĩa bao quát hơn về văn hóa, truyền thông và giá trị cốt lõi của bệnh viện đó.
Bước 5: Slogan và tagline thương hiệu bệnh viện
Theo nghiên cứu, trung bình 24 tiếng thì mỗi người tiếp xúc với hàng nghìn thông điệp quảng cáo khác nhau và cơ hội tác động đến nhận thức thương hiệu chỉ kéo dài khoảng 5,7 giây. Chính vì thế, một câu tagline chứa thông điệp ngắn gọn và một câu slogan bay bổng sẽ góp phần thay đổi hành vi người dùng, cải thiện sức mua và truyền tải nhiều thông điệp tốt đẹp về bệnh viện.
Bước 6: Thiết kế hình ảnh thương hiệu bệnh viện
Sau cùng, việc hình ảnh hóa thương hiệu bệnh viện là giải pháp hoàn hảo nhằm giúp cho người dân có cái nhìn trực quan và thuyết phục hơn khi nhắc về một thương hiệu bệnh viện nào đó. Một trong những hình ảnh quan trọng nhất chính là logo bởi nó đại diện cho linh hồn, bản sắc và lý tưởng vận hành của thương hiệu đó. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các ấn phẩm truyền thông thương hiệu khác như banner, poster, hình ảnh về bệnh nhân, thân nhân và các đội ngũ y bác sĩ…
Bước 7: Quảng bá hình ảnh thương hiệu bệnh viện trên các nền tảng
Sau khi đã hoàn tất về hình ảnh thương hiệu, bệnh viện nên tiến hành thực hiện các hoạt động truyền thông trên các nền tảng trực tuyến và trực tiếp. Hiện nay, các phương tiện truyền thông mạng xã hội trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nên việc đưa những hình ảnh về thương hiệu, tagline, slogan sẽ giúp bệnh viện đến gần hơn với người tiêu dùng. Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như: Facebook, Youtube, Instagram…
Tổng kết
Xây dựng thương hiệu bệnh viện là một quá trình dài đòi hỏi sự đồng cảm, thấu hiểu và đầu tư tâm huyết của một tập thể bệnh viện. Hy vọng những thông tin mà bài viết đem lại sẽ là nguồn tham khảo tin cậy dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể truy cập website của Chin Media để cập nhật các bài viết thú vị khác.