Shoppertainment – Sức hút mạnh mẽ của xu hướng tiêu dùng mới
Nhu cầu về trải nghiệm khi mua sắm của người dùng ngày càng nâng cao đã khiến cho xu hướng shoppertainment ra đời. Vậy xu hướng này cụ thể là gì và nó đã được ứng dụng dưới các hình thức phổ biến nào hiện nay? Cùng đọc bài viết của Chin Media để tìm hiểu ngay!
Shoppertainment là gì?
Shoppertainment (tạm dịch là mua sắm giải trí) là một cụm từ ghép kết hợp từ shopper (người mua sắm) và entertainment (giải trí). Đây là một trong những cách thức kinh doanh mới nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và hấp dẫn hơn cho người mua, từ đó giúp các nhà bán lẻ tăng doanh số bán hàng.
Hình thức kinh doanh này có thể áp dụng cho các cửa hàng bán trực tiếp hoặc các doanh nghiệp đang kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce). Hiện nay, với nhu cầu mua hàng online ngày càng lớn của mọi người thì mua sắm giải trí cũng được ứng dụng rộng rãi hơn cả trong kinh doanh online.
Sự ảnh hưởng của shoppertainment
Xu hướng tiêu dùng mới này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả người mua và người bán, góp phần quan trọng trong việc thay đổi cách thức mua sắm của khách hàng. Sau đây là những tác động cụ thể của nó đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc ứng dụng các hình thức giải trí vào việc bán hàng giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử trở nên khác biệt hơn, từ đó tăng tỷ lệ hiển thị và khả năng chuyển đổi. Ví dụ, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng shoppertainment TikTok để thu về nhiều đơn hàng và lợi nhuận hơn bằng cách livestream bán hàng trên nền tảng này.
Phục vụ tốt hơn trải nghiệm mua sắm
Đại dịch Covid-19 là cột mốc đánh dấu rõ nét sự chuyển đổi trong xu hướng mua sắm của người dùng (từ mua sắm trực tiếp sang mua online). Tuy nhiên, thương mại điện tử hiện nay cũng có sức cạnh tranh lớn, hàng loạt nhà bán lẻ tham gia vào thị trường này giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua hàng của những doanh nghiệp thu hút họ, khiến họ cảm thấy hài lòng và đánh giá cao nhờ những trải nghiệm shoppertainment tích cực.
Ví dụ, khi trải nghiệm TikTok shoppertainment, người dùng không chỉ được quan sát rõ hơn sản phẩm trong livestream mà còn được nhận về các mã giảm giá, mã miễn phí vận chuyển để nhận được sản phẩm với mức giá vô cùng tối ưu. Điều này khiến họ hài lòng và sẽ tiếp tục lựa chọn nền tảng này làm nơi mua sắm yêu thích của mình.
Một số hình thức shoppertainment phổ biến hiện nay
Thực tế ảo tăng cường (AR)
Thực tế ảo tăng cường (AR) là một phương thức mua sắm giải trí ứng dụng công nghệ thông minh của trí tuệ nhân tạo. Thông qua các thuật toán trong hệ thống kết hợp cùng máy ảnh trên điện thoại thông minh, người dùng có thể biết được sản phẩm sẽ trông như thế nào sau khi được sử dụng. Xu hướng shoppertainment theo dạng thực tế ảo tăng cường thường áp dụng nhiều hơn trong lĩnh vực thời trang hoặc làm đẹp.
Ví dụ, Amazon đã cho ra mắt tính năng thử giày ảo trên nền tảng của họ. Bạn có thể sử dụng máy ảnh để lựa chọn đôi giày phù hợp với bàn chân của mình hoặc trang phục mà bạn muốn kết hợp.
Livestream bán hàng
Livestream bán hàng trực tiếp chắc hẳn không còn xa lạ trên thị trường thương mại điện tử hiện nay. Đây cũng có thể được xem là một trong những hình thức shoppertainment phổ biến nhất. Livestream sở hữu những đặc điểm vô cùng nổi trội so với các hình thức mua sắm giải trí khác như:
- Hầu hết các nền tảng thương mại trực tuyến hiện nay đều cho phép người bán tham gia livestream mà không cần trả phí. Do đó, nếu bạn là doanh nghiệp lớn hay người bán hàng tự do thì cũng có thể dễ dàng tiếp cận hình thức này.
- Người livestream có thể tương tác trực tiếp với khách hàng của họ, trả lời những bình luận của người xem,… để mang lại trải nghiệm mua sắm chân thực hơn cho khách hàng.
Ứng dụng trò chơi vào nền tảng
Một trong những cách giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên thú vị hơn là ứng dụng game vào nền tảng. Việc đưa những cơ chế mang yếu tố trò chơi vào các thị trường vốn dĩ không phải trò chơi có tác dụng rất hiệu quả giúp duy trì sự tương tác của người dùng.
Một ví dụ điển hình của game hóa trong shoppertainment mà chúng ta có thể thấy là trò chơi Nông trại Shopee trên nền tảng Shopee. Thông qua việc lướt xem sản phẩm để thu thập nước, sau đó tưới nước cho cây để nhận quà và xu, người dùng sẽ thường xuyên truy cập vào ứng dụng và xem sản phẩm nhiều hơn.
Tổng kết
Shoppertainment là xu hướng kinh doanh mới đã được ứng dụng từ lâu và vẫn đang phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau. Những doanh nghiệp của thời đại mới dù đang hoạt động dưới hình thức bán hàng trực tiếp hay online đều có thể ứng dụng để tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, từ đó nâng cao doanh số bán hàng.
Để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về marketing, hãy truy cập ngay vào website của Chin Media để tham khảo thêm nhiều bài viết khác.