Push notification là gì? Mẹo tạo thông báo đẩy hiệu quả

Thực hiện push notification là một bước quan trọng trong quá trình marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy thông báo đẩy là gì và cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả? Cùng đọc tiếp bài viết của Chin Media để tìm câu trả lời nhé!

Push notification là gì?
Push notification là gì?

Push notification – Thông báo đẩy là gì?

Push notification – thông báo đẩy là những thông báo được gửi trực tiếp đến thiết bị di động của người dùng. Chúng có thể xuất hiện trên màn hình khóa, tại phần thanh thông báo phía trên cùng của thiết bị hoặc trên biểu tượng của ứng dụng. Đồng thời, doanh nghiệp không được gửi thông báo đẩy một cách tùy tiện mà chỉ được phép gửi nếu khách hàng đã cài đặt ứng dụng.

Các loại Push notification phổ biến

Banner notifications – thông báo biểu ngữ: Đây là dạng thông báo ngắn hiện lên trên màn hình khóa hoặc trên thanh thông báo. Người dùng có thể tìm và xem lại khi kéo thanh thông báo trên cùng của điện thoại xuống.

Banner notifications hiện trên màn hình khóa
Banner notifications hiện trên màn hình khóa

Badge notifications – thông báo huy hiệu: Loại thông báo này trông giống như một huy hiệu màu đỏ hiện trực tiếp lên phần biểu tượng của ứng dụng. Có thể nói đây là dạng thông báo đẩy vô cùng phổ biến mà chúng ta nhìn thấy mỗi ngày, ví dụ cụ thể là thông báo tin nhắn hoặc thông báo mới từ Zalo, Messenger, Facebook, Email… 

Badge notifications của SMS và Gmail hiện lên trên biểu tượng ứng dụng
Badge notifications của SMS và Gmail hiện lên trên biểu tượng ứng dụng

Bật mí những mẹo tạo push notification hiệu quả

1. Đề cao tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu

Màn hình khóa trên điện thoại di động hoặc thanh thông báo không cung cấp nhiều không gian để hiển thị hết nội dung của các push notification. Vì vậy, khi tạo thông báo đẩy, các doanh nghiệp nên đưa ra thông điệp một cách ngắn gọn và trực tiếp nhất có thể.

Push notification ngắn gọn, dễ hiểu
Push notification ngắn gọn, dễ hiểu

Thông thường, một thông báo đẩy chỉ nên gồm từ 20 đến 90 ký tự. Bên cạnh đó, hãy sử dụng những từ ngữ đánh mạnh vào tâm lý mua hàng của người xem như: Mới, tiết kiệm, có giới hạn, độc quyền, dành riêng cho, ngay bây giờ,… để tăng khả năng nhấp vào thông báo.

2. Đừng để push notification làm phiền khách hàng

Sử dụng thông báo đẩy là cách hiệu quả để nhắc nhở khách hàng thực hiện điều gì đó cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa nhắc nhở và làm phiền là một ranh giới rất mỏng manh. Chính vì vậy, tùy vào loại hình dịch vụ mà bạn nên sắp xếp thời gian hiển thị và tần suất thông báo phù hợp để không làm gián đoạn hoạt động khác của khách hàng.

3. Cá nhân hóa thông báo đẩy của bạn

Ngoài việc tối ưu nội dung của push notification, bạn cũng cần quan tâm đến việc nó có thể mang đến giá trị gì cho người xem. Muốn vậy, doanh nghiệp nên cá nhân hóa thông báo đẩy với các thông số về tần suất, thời gian gửi, vị trí và loại nội dung phù hợp với từng nhóm người dùng cụ thể. 

Đồng thời, thông qua thông tin đăng ký của người dùng, bạn sẽ biết được tên (tên thật hoặc biệt danh) của họ. Vì vậy, hãy sử dụng tên riêng của họ trong thông báo đẩy để khiến người dùng cảm thấy rằng thông báo này là dành cho riêng mình, từ đó gia tăng khả năng nhấp vào ứng dụng

4. Sử dụng lời kêu gọi hành động (Call To Action – CTA)

Mỗi thông báo doanh nghiệp gửi đến khách hàng phải cho họ biết rõ được họ phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể viết một thông báo với nội dung cực kỳ thu hút, nhưng nếu không có lời kêu gọi hành động dành cho khách hàng thì mọi nỗ lực sáng tạo của bạn sẽ bị lãng phí. Vậy làm thế nào để bạn viết một CTA trong push notification hiệu quả?

Đặt lời kêu gọi hành động ở cuối push notification
Đặt lời kêu gọi hành động ở cuối push notification

Điều quan trọng khi viết CTA là hãy biến nó thành một lời mời chứ không phải một mệnh lệnh. Bạn có thể sử dụng các động từ khơi gợi cảm xúc tích cực và chỉ dẫn một hành động cụ thể nào đó, ví dụ như: “Mua ngay bây giờ để được giảm 20%!”.

5. Đưa ra những ưu đãi có giới hạn

Doanh nghiệp có thể khuyến khích người dùng hoàn thành CTA của mình bằng cách cung cấp các ưu đãi chỉ trong thời gian nhất định. Bạn phải thể hiện được tính giới hạn và giá trị của các ưu đãi.

Ví dụ, để quảng bá cho các khóa học tài chính cá nhân sắp mở lớp, bạn có thể kêu gọi người dùng bằng CTA “Đăng ký ngay để nhận voucher giảm 30% học phí chỉ dành cho 10 học viên đầu tiên!”.

6. Thông báo cho người dùng về các bản cập nhật ứng dụng

Nếu doanh nghiệp của bạn làm trong lĩnh vực phát triển ứng dụng, bạn có thể sử dụng thông báo đẩy để cho người dùng biết đã đến lúc cập nhật phần mềm. Trên thực tế, người dùng ít khi chủ động cập nhật các phiên bản phần mềm mới vì sợ tốn thời gian, tốn dung lượng lưu trữ,… Vì vậy, việc đưa chi tiết những ưu điểm và cải tiến mà họ sẽ bỏ lỡ nếu không cập nhật phiên bản mới nhất vào push notification của bạn là điều cần thiết.

Tổng kết

Nhìn chung, một push notification đáp ứng được các tiêu chí trên có thể được xem như một thông báo đẩy tương đối hoàn thiện và có khả năng mang lại hiệu quả cao trong các chiến dịch app marketing.

Hy vọng rằng từ những nội dung về mẹo tạo push notification hiệu quả mà Chin Media chia sẻ, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và biến thông báo đẩy trở thành công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

Hãy ghé thăm website của Chin Media để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về marketing bạn nhé!

Uncategorized