Ngành F&B: Khái niệm và cách phân loại năm 2023

Bạn đã từng nghe hoặc nhìn thấy cụm từ F&B bao giờ chưa? Đây là môt lĩnh vực kinh doanh có vai trò quan trọng trong cuộc sống và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc gia. Vậy F&B nghĩa là gì và phân loại như thế nào? Cùng Chin Media tìm hiểu về những kiến thức thú vị này qua những nội dung sau của bài viết nhé!

F&B là gì
F&B là gì

F&B nghĩa là gì? Lĩnh vực F&B là gì?

F&B (Food and Beverage Service), có thể hiểu đơn giản là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. Đây có thể xem là khía cạnh thương mại của ngành công nghiệp thực phẩm, trong đó các khách hàng sẽ được cung cấp thức ăn, nước uống tại một địa điểm cụ thể thông qua việc trả tiền.

F&B bao gồm các cơ sở ăn uống bình dân và cao cấp như: Nhà hàng, quán bar, khu ẩm thực, quán ăn, căng tin,… Lĩnh vực này không chỉ gói gọn trong phạm vi người cung cấp và người sử dụng mà còn có thể bao gồm dịch vụ phục vụ (của nhân viên bồi bàn, batender, đầu bếp, phụ bếp,…).

F&B có thể hiểu đơn giản là dịch vụ nhà hàng và quầy uống
F&B có thể hiểu đơn giản là dịch vụ nhà hàng và quầy uống

Nhu cầu ăn – mặc – ở là nhu cầu không thể thiếu đối với con người, chính vì vậy mà lĩnh vực F&B cũng trở thành hình thức kinh doanh phổ biến. Bên cạnh đó, mô hình còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, góp phần phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Vai trò của ngành F&B là gì?

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đồ ăn và thức uống trong cuộc sống. Không chỉ có chức năng duy trì sự sống mà với sự phát triển của xã hội, F&B cũng trở thành một hình thức mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dùng. Sau đây là những vai trò quan trọng của lĩnh vực F&B, cùng tham khảo nhé.

Tạo ra thu nhập, đóng góp cho nền kinh tế đất nước

Khi bắt đầu kinh doanh F&B, mục tiêu đầu tiên của người làm chủ chính là mong muốn tạo ra nguồn thu nhập cho mình, từ đó đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Trên thực tế, không phải ai kinh doanh lĩnh vực này cũng sẽ đạt được doanh thu cao hoặc kiếm được nhiều lợi nhuận. Bất kỳ ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh và sự cạnh tranh trong ngành F&B là rất lớn.

Bên cạnh đó, kinh doanh F&B có thể bị gián đoạn bởi nhiều yếu tố, điển hình là trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Chính vì vậy, dù đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ra thu nhập nhưng đây vẫn là một lĩnh vực có khả năng thua lỗ cao.

Đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dùng

Đối với người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh F&B chắc chắn là nơi đáp ứng nhu cầu ăn uống cho họ. Trong cuộc sống bộn bề công việc, đôi khi chúng ta không có quá nhiều thời gian để tự nấu ăn cho bản thân và gia đình. Nhờ có những cơ sở F&B mà chúng ta tiết kiệm được thời gian và công sức nhiều hơn.

Nhu cầu ăn uống rất quan trọng với mỗi con người
Nhu cầu ăn uống rất quan trọng với mỗi con người

Đồng thời, không chỉ là nơi cung cấp thức ăn và đồ uống thông thường, các cửa hàng F&B còn có thể trở thành những địa điểm tụ họp, vui chơi cho khách hàng, là nơi lưu lại những kỷ niệm đẹp của mọi người.

Tạo điều kiện để “bán chéo” các dịch vụ khác

Nói một cách dễ hiểu, bạn có thể kết hợp F&B với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như spa, mua sắm, karaoke,… tại cùng một địa điểm. Khi thưởng thức xong một bữa tiệc, khách hàng sẽ có xu hướng muốn đi dạo để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đây chính là cơ hội vô cùng tốt để bạn quảng bá và cung cấp các dịch vụ khác đến với khách hàng.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Nếu F&B không phải là lĩnh vực kinh doanh chính thì chúng ta cũng có thể ứng dụng nó để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ điển hình nhất là trong ngành khách sạn, một bữa ăn được chuẩn bị chu đáo mỗi buổi sáng, trưa và tối chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng và sẽ trở lại với bạn vào lần sau.

Hình thức marketing “giá rẻ”

Vai trò này của ngành F&B càng rõ ràng hơn khi internet và các kênh social media ngày càng phổ biến. Từ những chương trình check-in để nhận quà đến các video review ẩm thực của các KOL trên mạng hiện nay đều có thể giúp quảng bá cở sở kinh doanh của bạn đến với nhiều người hơn.

Ngày càng nhiều các KOL hoạt động trong lĩnh vực food review
Ngày càng nhiều các KOL hoạt động trong lĩnh vực food review

Quảng bá văn hóa ẩm thực quốc gia

Kinh doanh F&B với các món ăn đậm đà tính dân tộc tại các địa điểm du lịch nổi tiếng và có lượt khách du lịch quốc tế cao sẽ là bệ phóng đầy tiềm năng trong việc quảng bá nét đẹp ẩm thực của đất nước.

Nước ta có rất nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng và mang đậm tính đặc trưng vùng miền như: Cua Cà Mau, thốt nốt An Giang, vải thiều Bắc Giang, cốm Hà Nội,… Việc tận dụng đặc điểm ẩm thực này để phát triển F&B sẽ giúp bạn bè quốc tế biết nhiều hơn đến món ăn Việt Nam.

Bên cạnh đó, các cơ sở F&B kinh doanh tại nước ngoài sẽ giúp quảng bá những món ăn và thức uống của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế dễ dàng hơn. Những món ăn đặc trưng của đất nước ta như phở, bánh mì,… đã được du nhập sang nhiều quốc gia nhờ vào ngành F&B.

Các loại hình kinh doanh F&B là gì?

Chúng ta có thể phân ngành F&B thành nhiều loại hình khác nhau tùy theo cách thức. Sau đây, Chin Media sẽ tổng hợp và gửi đến bạn một vài cách phân chia loại hình kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực này.

Phân chia theo phương thức sử dụng

F&B tại chỗ

Khách hàng tự di chuyển đến địa điểm kinh doanh F&B, order món và sử dụng ngay tại cửa hàng, sau đó thanh toán tại quầy thu ngân. Người chủ doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ trang bị các cơ sở vật chất (bàn, ghế, quạt, máy hơi nước, tivi,…) để phục vụ cho khách hàng của mình tùy theo điều kiện kinh tế. Nhìn chung, bàn và ghế là vật dụng gần như bắt buộc phải có đối với các cửa hàng F&B sử dụng tại chỗ.

Bàn ghế là cơ sở vật chất thiết yếu phải có khi kinh doanh F&B tại chỗ
Bàn ghế là cơ sở vật chất thiết yếu phải có khi kinh doanh F&B tại chỗ

F&B mang đi

Loại dịch vụ này bao gồm các hình thức phổ biến như sau:

  • Khách hàng di chuyển đến cửa hàng để mua đồ ăn và thức uống, sau đó mang đến địa điểm khác để sử dụng.
  • Khách hàng đặt món trên các ứng dụng trực tuyến, sau đó được người giao hàng giao đến địa chỉ đã đăng ký.
Giao thức ăn qua app ngày càng phổ biến
Giao thức ăn qua app ngày càng phổ biến

Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet, nhiều cửa hàng đã tích hợp cả hai hình thức kinh doanh này vào cửa hàng của mình. Dù ở khoảng cách xa, không có thời gian di chuyển thì khách hàng cũng có thể order món ăn mà mình yêu thích về nhà và thưởng thức. Cách làm này cũng giúp các doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với việc chỉ kinh doanh một hình thức duy nhất.

Phân chia theo giá trị lợi nhuận

Thương mại

Trong trường hợp này, dịch vụ F&B là hoạt động kinh doanh chính của cửa hàng. Các cơ sở F&B hoạt động với tính chất thương mại phổ biến nhất là: Nhà hàng (bao gồm quán ăn bình dân và cao cấp), phòng chờ sân bay, quán rượu, quán bar,…

Đa số cơ sở F&B mở ra với mục đích thu lợi nhuận
Đa số cơ sở F&B mở ra với mục đích thu lợi nhuận

Phi thương mại

F&B phi thương mại nghĩa là việc kinh doanh F&B chỉ là hoạt động thứ cấp trong doanh nghiệp, kết hợp với các hoạt động kinh doanh chính khác. Các dịch vụ F&B này chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng khi họ có nhu cầu và không mang tính bắt buộc. Đặc biệt, thức ăn và đồ uống được cung cấp miễn phí với mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng hơn là việc thu về lợi nhuận.

Phân chia theo cách phục vụ

Có phục vụ

Đây là loại hình kinh doanh F&B phổ biến, đặc biệt là tại Việt Nam. Sau khi khách hàng ngồi vào bàn, sẽ có nhân viên đến nhận order, mang thức ăn lên và dọn dẹp bàn sau khi khách hàng ăn xong. Thông thường, giá dịch vụ phục vụ của nhân viên sẽ được bao gồm trong giá thức ăn, vì vậy khách hàng không cần trả thêm phí khác.

Bồi bàn sẽ nhận order và mang món ăn lên cho khách hàng
Bồi bàn sẽ nhận order và mang món ăn lên cho khách hàng

Chúng ta cũng có thể bắt gặp loại hình kinh doanh F&B có phục vụ trên máy bay hoặc xe lửa. Thức ăn sẽ được nấu chín, sau đó đặt lên xe đẩy và người phục vụ sẽ mang đến khắp các chỗ ngồi, sau đó đưa nó cho khách hàng có nhu cầu thưởng thức.

Ngoài ra, tại các khách sạn, việc khách hàng order món ăn và được nhân viên mang đến tận phòng cũng sẽ được xếp vào loại hình kinh doanh này. Thức ăn và đồ uống có thể miễn phí hoặc trả phí.

Tự phục vụ

Hình thức tự phục vụ chủ yếu được tìm thấy ở các nhà ăn trong các xí nghiệp và các cửa hàng buffet. Khách hàng sẽ tự lấy khay đựng thực phẩm, ly uống nước,… và tự mình lựa chọn thức ăn và đồ uống được trưng bày sẵn. Sau khi sử dụng xong dịch vụ, khách hàng sẽ thanh toán tại quầy thu ngân.

Khách hàng tự lấy thức ăn cho mình
Khách hàng tự lấy thức ăn cho mình

Đa phần các cửa hàng hoạt động theo hình thức tự phục vụ này sẽ cung cấp cho khách hàng thực đơn phong phú và có thể bao gồm cả đồ tráng miệng. Các phần ăn trong loại hình này sẽ không giới hạn, nghĩa là bạn có thể lấy thức ăn nhiều lần, chỉ cần đảm bảo không để dư quá nhiều đồ ăn thừa. Tại một số cửa hàng, nếu đồ ăn thừa quá nhiều, khách hàng có thể bị phạt trả thêm khoản phí gọi là “phí môi trường”.

Phục vụ hỗ trợ

Có hai hình thức hoạt động chính cho cách doanh nghiệp kinh doanh F&B theo loại hình phục vụ hỗ trợ:

  • Khách hàng lấy thức ăn thông qua hình thức tự phục vụ, sau đó một số món ăn (do tính chất đặc biệt không thể trưng bày ngoài ngôi trường thông thường) sẽ được nhân viên phục vụ mang ra bàn ăn.
  • Tại một số cửa hàng cao cấp, khách hàng có thể được tự tay thực hiện một số bước để hoàn thiện món ăn của mình dưới sự hướng dẫn của đầu bếp.

Tổng kết

Những nội dung phía trên đã mang đến cho bạn các thông tin tổng quan về F&B viết tắt của từ gì, lĩnh vực F&B là gì,… Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn về các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Từ đó bạn sẽ có được những gợi mở về hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Để khám phá nhiều kiến thức hơn về marketing, truy cập ngay website của Chin Media và tìmđọc thêm nhiều bài viết thú vị bạn nhé!

Uncategorized