Hình thức performance marketing và branding marketing hiệu quả

Đối với những ai thường xuyên quan tâm đến lĩnh vực marketing thì có lẽ 2 thuật ngữ performance hay branding marketing đã không còn quá xa lạ. Đây là 2 hình thức tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhất đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong bài viết này, Chin Media sẽ mang đến bạn một số hình thức performance marketing và branding marketing hiệu quả nhất!

Performance marketing và branding marketing là gì?

Trước khi điểm qua những hình thức cụ thể, bạn hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của 2 hình thức performance marketing và branding marketing ở nội dung bên dưới.

Performance marketing

Performance marketing hay “Tiếp thị hiệu suất” là mô hình tiếp thị tập trung vào việc đo lường và tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch marketing dựa trên những kết quả cụ thể mong muốn, thay vì chỉ đơn thuần là lượt hiển thị quảng cáo hay số lượng người tiếp cận. Đặc điểm nổi bật của performance marketing có thể kể được đo lường thông quá các yếu tố như:

  • Thanh toán theo hiệu quả: Nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho nhà xuất bản/đối tác liên kết khi đạt được mục tiêu cụ thể.
  • Chuyển đổi: Khách hàng mua hàng, đăng ký tài khoản, tải ứng dụng.
  • Leads: Khách hàng tiềm năng để lại thông tin liên lạc.
  • Lượt nhấp chuột: Người dùng nhấp vào quảng cáo và truy cập trang web.
  • Tính minh bạch: Mọi hoạt động marketing đều được theo dõi và đo lường một cách chi tiết, giúp nhà quảng cáo dễ dàng đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch.
  • Tối ưu hóa chi phí: Nhờ tính minh bạch và đo lường hiệu quả, nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa ngân sách marketing, chỉ tập trung chi tiêu cho những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Linh hoạt: Performance marketing có thể áp dụng cho nhiều kênh marketing khác nhau như: quảng cáo trực tuyến, marketing liên kết, email marketing, SEO.
performance marketing và branding marketing
Performance marketing.

Branding marketing

Branding marketing hay “Tiếp thị thương hiệu” là chiến lược tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Những hoạt động chính của branding marketing gồm có:

  • Xây dựng chiến lược thương hiệu: Bạn cần xác định giá trị cốt lõi, thông điệp thương hiệu, đối tượng mục tiêu.
  • Thiết kế nhận diện thương hiệu: Logo, slogan, bộ nhận diện thương hiệu.
  • Truyền thông thương hiệu: PR, quảng cáo, marketing nội dung.
  • Quản lý trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp nên tạo dựng trải nghiệm tích cực cho khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc với thương hiệu.
  • Quản lý danh tiếng thương hiệu: Marketers theo dõi và quản lý danh tiếng thương hiệu trên thị trường.

>>>Xem thêm: Branding strategy là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thành công.

Những hình thức brand and performance marketing hiệu quả nhất

Việc lựa chọn hình thức brand và performance marketing hiệu quả nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu chiến dịch, đối tượng mục tiêu, ngân sách, sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, dựa trên xu hướng thị trường và hiệu quả thực tế, một số hình thức performance và branding marketing nổi bật sau đây có thể mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.

Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)

Với hình thức này, các doanh nghiệp hợp tác với các nhà xuất bản (publishers) để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Nhà xuất bản đăng tải các liên kết quảng cáo trên trang web, blog, mạng xã hội hoặc các kênh khác và doanh nghiệp sẽ phải trả hoa hồng cho nhà xuất bản khi khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn, ví dụ như mua hàng.

Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Search engine marketing – SEM)

Search engine marketing sẽ gồm hai phương pháp chính là quảng cáo trả tiền trên kết quả tìm kiếm (Search Advertising) và Quảng cáo hiển thị (Display Advertising).

  • Quảng cáo trả tiền trên kết quả tìm kiếm: Doanh nghiệp đấu giá để quảng cáo của họ xuất hiện ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google, Bing khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan.
  • Quảng cáo hiển thị: Doanh nghiệp hiển thị quảng cáo dạng banner, text, video trên các trang web, ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến khác.

Tiếp thị trên mạng xã hội (Social Media Marketing)

Với hình thức này, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok. Để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu của mình, marketers có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo bài đăng, quảng cáo video, quảng cáo nhắm mục tiêu.

Quảng cáo trả phí theo lượt nhấp chuột (Pay-Per-Click – PPC)

Đây là một hình thức marketing performance rất phổ biến, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. PPC thường được sử dụng cho các chiến dịch marketing nhằm thu hút lưu lượng truy cập vào trang web hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi.

performance marketing và branding marketing
Quảng cáo trả phí theo lượt nhấp chuột – PPC.

Quảng cáo hiển thị theo lượt hiển thị (Pay-Per-Impression – PPI)

Với hình thức quảng cáo PPI, doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lần quảng cáo của họ được hiển thị cho người dùng. PPI thường được sử dụng cho các chiến dịch marketing nhằm tăng nhận thức thương hiệu.

Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Doanh nghiệp tạo và chia sẻ nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng của mình. Nội dung mà đội ngũ content marketing có thể xây dựng bao gồm bài viết blog, infographic, video, ebook.

>>>Xem thêm: Dynamic content là gì? Cách triển khai dynamic content hiệu quả

Xây dựng nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Brand Identity – Nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố thể hiện bản sắc thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Nhận diện thương hiệu bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình.

Yếu tố hữu hình

  • Logo: Biểu tượng đại diện cho thương hiệu, thường được thiết kế độc đáo và dễ nhớ.
  • Màu sắc: Những gam màu chủ đạo thống nhất cho tất cả các ấn phẩm và tài liệu của thương hiệu.
  • Phông chữ: Phông chữ phải phù hợp với phong cách và thông điệp thương hiệu.
  • Khẩu hiệu: Ngắn gọn, súc tích và thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • Bao bì: Bao bì sản phẩm cần có thiết kế bắt mắt và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Yếu tố vô hình

  • Giá trị cốt lõi: Những nguyên tắc và niềm tin mà thương hiệu đề cao.
  • Tính cách thương hiệu: Cách thức thương hiệu thể hiện bản thân với khách hàng, có thể là thân thiện, chuyên nghiệp, sáng tạo.
  • Câu chuyện thương hiệu: Lịch sử, sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu để kết nối với khách hàng ở mức độ cảm xúc.
  • Trải nghiệm thương hiệu: Cảm nhận mà khách hàng có được khi tương tác với thương hiệu, bao gồm dịch vụ khách hàng, quy trình bán hàng.

Truyền thông thương hiệu (Brand communication)

Brand communication là hệ thống những hoạt động được thực hiện nhằm mang đến thông điệp và bản sắc của thương hiệu đến công chúng mục tiêu. Nói cách khác, brand communication là cách thức mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng về thương hiệu của mình với các mục tiêu như sau:

  • Tăng nhận thức thương hiệu: Truyền thông thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.
  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu: Brand communication giúp thương hiệu có hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành thương hiệu: Chiến dịch truyền thông thương hiệu sẽ khuyến khích khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Triển khai Brand communication sẽ giúp doanh nghiệp khuyến khích khách hàng tiềm năng tìm hiểu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

Trải nghiệm thương hiệu (Brand experience)

Brand experience (Trải nghiệm thương hiệu) là tổng hợp các cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của khách hàng khi họ tương tác với thương hiệu ở mọi điểm tiếp xúc. Nói cách khác, thông qua brand experience, doanh nghiệp có thể biết được những gì khách hàng cảm nhận, trải nghiệm và ghi nhớ về thương hiệu, bao gồm:

  • Trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
  • Môi trường mua sắm.
  • Quảng cáo và truyền thông.
  • Dịch vụ khách hàng.
performance marketing và branding marketing
Brand experience giúp doanh nghiệp nhận biết được những trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như môi trường mua sắm.

Tổng kết

Performance marketing và branding marketing là hai chiến lược bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp cần kết hợp cả hai chiến lược này để đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả. Thông qua những nội dung mà bài viết đem lại, hy vọng bạn sẽ cân nhắc để có được những hình thức marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu cần tìm hiểu thêm các thông tin về digital marketing, bạn có thể truy cập vào chuyên mục Blog của Chin Media nhé!

Uncategorized