Branding strategy là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thành công

Sự thành công của một thương hiệu bắt nguồn từ nhiều yếu tố, một trong số đó là nhờ vào việc xây dựng Branding strategy. Vậy cụ thể Branding strategy là gì? Cùng đọc tiếp bài viết của Chin Media để tìm hiểu khái niệm và các bước xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công.

Branding strategy là gì?

Branding strategy (chiến lược thương hiệu) là một phần không thể thiếu khi bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh. Ở bước này, bạn cần vạch ra những cách làm mà công ty của bạn sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu là có chỗ đứng trên thị trường, trở thành một cái tên đáng nhớ trong mắt người tiêu dùng để họ quyết định mua hàng của bạn thay vì các doanh nghiệp khác.

branding strategy là gì
Xây dựng Brand strategy là phần quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh

Lưu ý rằng chiến lược thương hiệu không chỉ bao gồm các yếu tố như sản phẩm, logo, slogan, trang web hay tên thương hiệu mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố vô hình khác có thể khiến cho người tiêu dùng nhớ đến bạn mỗi khi muốn mua hàng.

Tầm quan trọng của Branding strategy là gì?

Một chiến lược thương hiệu tốt có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn như thế nào? Sau đây là một vài chức năng cơ bản của một Branding strategy:

  • Tạo nên sự khác biệt giữa bạn với đối thủ cạnh tranh trên thị trường;
  • Xây dựng niềm tin và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của bạn;
  • Truyền đạt giá trị của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng, từ đó giúp bạn cải thiện chiến lược giá của mình;
  • Tạo nền tảng vững chắc để bạn mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh trong tương lai.
branding strategy là gì
Chiến lược thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng

Tóm lại, branding strategy được xây dựng và thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp với nhu cầu của người tiêu dùng trong một môi trường kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay. Từ đó, bạn sẽ có được lòng tin và vị thế trong lòng người mua tốt hơn so với các đối thủ khác.

6 bước xây dựng branding strategy thành công

Chin Media vừa giải thích cho bạn Branding strategy là gì và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là 6 bước giúp bạn có thể xác định và vạch ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

branding strategy là gì
Các bước xây dựng Brand strategy

1. Xác định sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu là những mục đích và triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến thông qua việc tạo ra trải nghiệm mua sắm chất lượng cho khách hàng. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi dưới đây để xác định sứ mệnh thương hiệu của mình:

  • Điều gì truyền cảm hứng cho bạn để bạn phát triển thương hiệu này?
  • Bạn muốn thương hiệu của mình tạo ra tác động gì cho xã hội hoặc ít nhất là trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh?
  • Bạn muốn mang lại trải nghiệm gì và như thế nào cho khách hàng? 
  • Bạn muốn thương hiệu của mình đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của khách hàng?

2. Xác định tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu trong branding strategy là gì? Tầm nhìn thương hiệu mô tả những mục tiêu dài hạn, là một viễn cảnh mà bạn muốn thương hiệu của mình trở thành trong tương lai. Tầm nhìn này sẽ bao gồm những thành tựu mà bạn muốn doanh nghiệp sẽ đạt được và mức độ hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường.

Để có thể xác định và mô tả cụ thể hơn tầm nhìn thương hiệu, bạn hãy tưởng tượng và suy nghĩ về những gì có thể xảy ra với thương hiệu của bạn trong 5 hoặc 10 năm nữa. Bước này giúp bạn có định hướng tốt hơn về quá trình kinh doanh của mình, làm tiền đề cho việc lên kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn ngắn trong tương lai. 

3. Xác định giá trị thương hiệu

Khi sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu đã được bạn vạch ra rõ ràng, bước tiếp theo mà bạn cần làm là xác định các giá trị. Giá trị thương hiệu là câu trả lời cho câu hỏi “hương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?”, nói một cách rõ hơn là nó mô tả cách thức thương hiệu của bạn hoạt động trên thị trường để thu hút khách hàng.

Dưới đây là một vài ví dụ về giá trị thương hiệu bạn có thể tham khảo:

  • Sự đồng cảm và lòng trắc ẩn (kinh doanh quán ăn chay, các đơn vị gây quỹ tình nguyện,…);
  • Đam mê và nhiệt huyết (kinh doanh thời trang, ăn uống,…);
  • Sự kiên trì và sức chịu đựng (kinh doanh giày thể thao, các dụng cụ rèn luyện sức khỏe,…);
  • Độ tin cậy và tính toàn vẹn (kinh doanh thực phẩm chức năng,…).

>>> Xem thêm: Những cách cơ bản gia tăng giá trị thương hiệu

4. Xác định định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là yếu tố giúp khách hàng cũ phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác trong ngành và thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. Vậy cách giúp bạn có thể xác định yếu tố này trong branding strategy là gì?

Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau để xác định định vị thương hiệu của bạn:

  • Điều gì làm cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn trở nên độc đáo so với sản phẩm của doanh nghiệp khác? 
  • Những khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến sẽ cảm nhận và phản ứng thế nào với những điểm khác biệt này trên sản phẩm của bạn?
  • Họ sẽ cảm thấy tin tưởng như thế nào về sản phẩm của bạn trước khi sử dụng?

5. Phát triển tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu mô tả cách mà bạn sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp của bạn đến với thế giới thông qua các phương thức như quảng cáo trả phí, email marketing, website,…

6. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu khi kinh doanh đó là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện sẽ bao gồm tất cả những gì gắn liền với thương hiệu của bạn, phổ biến nhất là logo, slogan, phông chữ, màu sắc, giọng nói, âm nhạc, hình ảnh xuất hiện trên TVC,…

Tổng kết

Giống như một kiến ​​trúc sư vạch ra kế hoạch trước khi bắt đầu xây dựng một ngôi nhà, thì người kinh doanh cũng cần xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin về Branding strategy là gì và các bước xây dựng chiến lược thương hiệu mà Chin Media vừa gửi đến đã cung cấp cho bạn những kiến thức thật hữu ích để ứng dụng trong quá trình kinh doanh.

Để khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị về marketing, hãy truy cập vào website của Chin Media để đọc nhiều bài viết thú vị khác!

Digital Marketing Facebook Marketing Google Marketing Social Media Marketing