Healthcare là gì? Cách healthcare marketing hiệu quả 2024

Với một nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh như hiện nay, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành này nói chung cũng đang dần quan tâm hơn đối với healthcare marketing bởi hiệu quả mà nó đem lại. Cùng Chin Media khám phá healthcare là gì? Cách healthcare marketing hiệu quả 2024 qua nội dung dưới đây.

Healthcare là gì? 

Healthcare được phiên âm tiếng việt là chăm sóc sức khỏe. Khái niệm này được hiểu đơn giản là các chuyên gia y tế và các lĩnh vực có liên quan khác cải thiện sức khỏe người bệnh thông qua việc chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị những thương tích, bệnh tật và suy yếu về thể chất lẫn tinh thần ở con người. Healthcare bao gồm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary care), chăm sóc sức khỏe thứ cấp (Secondary care), chăm sóc sức khỏe bậc 3 (Tertiary care), chăm sóc sức khỏe bậc 4 (Quaternary care), chăm sóc sức khỏe tại nhà và cộng đồng (Home and community care). Healthcare là gì?  Ngày nay để hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe có điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và bệnh nhân, khái niệm healthcare marketing ra đời. Vậy marketing healthcare là gì? Tiếp thị chăm sóc sức khỏe (healthcare marketing) giúp tạo ra thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quảng bá cho thương hiệu đó với mục tiêu thu hút nhiều bệnh nhân mới.

healthcare là gì?
Healthcare là gì?

Tại sao healthcare marketing lại quan trọng?

Tầm quan trọng của marketing healthcare là gì? Tiếp thị chăm sóc sức khỏe có nhiều lợi từ cả góc độ kinh doanh và cải thiện mối quan hệ giữa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân. Cùng Chin Media điểm qua một số lợi ích mà healthcare marketing mang lại dưới đây: 

  • Tăng phạm vi tiếp cận bệnh nhân của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng tiếp thị kỹ thuật số.
  • Hỗ trợ cập nhật cho bệnh nhân những tin tức và thông tin mới nhất về dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Thu hút bệnh nhân mới cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Giữ chân bệnh nhân đã từng sử dụng dịch vụ bằng các phương pháp theo dõi sức khỏe định kỳ.
healthcare là gì?
Tại sao healthcare marketing lại quan trọng?

Các loại hình healthcare marketing hiện nay

Các loại hình marketing healthcare là gì? Healthcare marketing ngày nay được chia thành 2 loại chính là tiếp thị chăm sóc sức khỏe truyền thống và tiếp thị chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số.  Tiếp thị chăm sóc sức khỏe truyền thống thường đề cập đến việc sử dụng các hình thức truyền thông cũ hơn, bao gồm:

  • Tiếp thị trực tiếp
  • In quảng cáo
  • Tờ rơi
  • Tiếp thị qua điện thoại
  • Truyền miệng
  • Quảng cáo trên truyền hình
  • Quảng cáo trên đài phát thanh

Tiếp thị chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số ngày nay được sử dụng các hình thức qua internet, bao gồm:

  • Truyền thông xã hội
  • Thư điện tử quảng cáo (Email marketing)
  • Website
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (Pay-per-click ads)
  • Tiếp thị nội dung (Content marketing)
  • Tiếp thị có ảnh hưởng (Influencer marketing)
  • Quảng cáo bằng video

Điểm khác biệt giữa 2 hình thức tiếp thị healthcare là gì? Ưu điểm của tiếp thị kỹ thuật số so với tiếp thị truyền thống là tính hiệu quả của nó dễ theo dõi hơn. Cụ thể nếu 1 dịch vụ chăm sóc sức khỏe gửi bưu thiếp đến những bệnh nhân tiềm năng qua đường bưu điện, họ không có cách nào biết được có bao nhiêu người đã xem hay nhận được chúng. Mặc khác khi sử dụng tiếp thị kỹ thuật số, bạn có thể theo dõi các chỉ số hiệu suất qua số lần nhấp chuột, lượt chuyển đổi hay lượt xem. 

healthcare là gì?
Sử dụng Email marketing giúp quá trình tiếp thị chăm sóc sức khỏe trở nên hiệu quả hơn

Các bước giúp chiến lược healthcare marketing hiệu quả

Các bước giúp tăng độ hiệu quả chiến lược marketing healthcare là gì? Cùng Chin Media tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

Phát triển thương hiệu đồng bộ

Tạo ra thương hiệu xác thực và đồng bộ là bước đầu tiên giúp chiến lược healthcare marketing của bạn trở nên hiệu quả. Hiện nay, người dùng có khá nhiều sự lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cho nên, để xây dựng thương hiệu thu hút được khách hàng bạn cần nêu bật điểm khác biệt của thương hiệu mình so với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Ví dụ về các thành phần nhận diện thương hiệu thường thấy là phong cách phục vụ của nhân viên, môi trường cung cấp dịch vụ và những gì mà bệnh nhân trải nghiệm được. Từ đó, thương hiệu của bạn có thể chuyển những thành phần nhận diện trên thành câu khẩu hiệu mang nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp của mình để có thể truyền tải thông điệp một cách đồng bộ trong quá trình tiếp thị.

Xây dựng website

Sau khi xác định và tạo dựng được cho mình thương hiệu, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến dịch tiếp thị chăm sóc sức khỏe (healthcare marketing campaign) bằng việc cải tiến website của mình. Ngày này, người dùng có xu hướng tìm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua hình thức trực tuyến. Điều này làm cho việc có một website thân thiện với người dùng trở nên quan trọng.  Có một website thân thiện với người dùng có nghĩa là website  được tối ưu hóa, thay đổi bố cục của trang để phù hợp nhất với người dùng nhằm tăng trải nghiệm của họ với website của bạn. Một website hoạt động tốt sẽ giúp giữ chân người dùng cũ và thu hút người dùng mới. Trải nghiệm người dùng bao gồm những thứ như nội dung, tốc độ tải trang, thiết kế và khả năng hoàn thành mục tiêu cho người dùng (chẳng hạn như chức năng đặt lịch hẹn). 

healthcare là gì?
Xây dựng website giúp chiến lược healthcare marketing hiệu quả

SEO 

Những dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều hy vọng cơ sở của họ sẽ xuất hiện ở vị trí hàng đầu khi bệnh nhân tìm kiếm trực tuyến về cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ dàng. Cụ thể để một website được xếp hạng cao trên Google, website đó phải được tối ưu hóa, đăng tải nội dung một cách thường xuyên và SEO từ khóa đến tìm kiếm của bệnh nhân.  SEO content là việc tạo ra các nội dung, các từ khóa liên quan đến healthcare marketing nhằm thu hút và giữ chân người dùng trên các công cụ tìm kiếm. Một bài viết chuẩn SEO content sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập và thứ hạng của website, tăng nhận biết và tin cậy của thương hiệu, tăng tỷ lệ chuyển đổi và trung thành. Ví dụ: “Tiêm chủng ngừa HPV gần tôi” là một cụm từ tìm kiếm có tính cạnh tranh cao. Các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe nỗ lực SEO từ khóa ấy cho website của họ nhiều nhất có thể để có thể xuất hiện ở vị trí cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm một cách tự nhiên, nghĩa là họ không phải trả tiền cho vị trí hàng đầu.   

healthcare là gì?
SEO giúp chiến lược healthcare marketing hiệu quả

Sử dụng quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search Ads)

Ngày nay người dùng có xu hướng sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cho nên việc quảng bá thương hiệu của bạn qua hình thức quảng cáo tìm kiếm kiếm có trả phí có thể giúp bạn tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hình thức quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột này có thể nhắm mục tiêu đến đối tượng cụ thể. Ví dụ như quảng cáo về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể được lọc theo vị trí và từ khóa. Điều này có nghĩa là người dùng trong phạm vi gần địa điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ được nhắm mục tiêu, từ đó họ sẽ tìm thấy tên thương hiệu của bạn trên đầu thanh tìm kiếm.

Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng

Một phần quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn là tìm kiếm các bài đánh giá. Khi người dùng tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì họ có xu hướng xem các xếp hạng hay các đánh giá do bệnh nhân trước đó về chất lượng của nhà cung cấp. Các đánh giá về dịch vụ của bạn càng tốt thì khả năng thu hút được nhiều bệnh nhân tiềm năng mới dựa trên danh tiếng của bạn càng cao. Bạn có thể xin các đánh giá từ bệnh nhân cũ để tạo dựng uy tín cho thương hiệu của mình. Những đánh giá này phải dễ dàng được người dùng tìm thấy khi tìm kiếm. Đồng thời bạn nên theo dõi thường xuyên những đánh giá ấy của bệnh nhân cũ, bởi nếu ai đó để lại đánh giá không tốt bạn nên phản hồi sớm và khuyến khích bệnh nhân liên hệ trực tiếp với cơ sở để được hỗ trợ. Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng thấy rằng thương hiệu của bạn có quan tâm đến trải nghiệm của bệnh nhân, liên tục cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và duy trì nhận thức tích cực về thương hiệu trực tuyến. 

healthcare là gì?
Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt giúp chiến lược healthcare marketing hiệu quả

Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media)

Phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị chăm sóc sức khỏe có thể đồng hành với nhau. Nhiều người dùng hiện nay có thể thấy những bài tiếp thị về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên mạng xã hội. Đồng thời, phương tiện truyền thông xã hội ngày nay cho phép các tổ chức chăm sóc sức khỏe kết nối với bệnh nhân của mình. Nhờ có phương tiện truyền thông xã hội mà tiếp thị chăm sóc sức khỏe có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng mới và trẻ. Nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã thành công trong việc sử dụng truyền thông xã hội để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ tiến sĩ Sandra Lee được biết đến với cái tên Bác sĩ Pimple Popper đã sử dụng những tài khoản mạng xã hội của mình (youtube, instagram, tiktok) của mình để quảng bá hoạt động khám da liễu của mình và thu hút khá nhiều bệnh nhân mới.  

Tổng kết

Ngày nay, việc áp dụng healthcare marketing trở thành điều tất yếu để duy trì và phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Healthcare marketing giúp các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể vượt trội hơn về mặt thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh và thu hút bệnh nhân tiềm năng mới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi healthcare là gì và nắm bắt các bước healthcare marketing hiệu quả. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập vào blog Chin Media để tham khảo thêm các kiến thức về kinh doanh lẫn marketing thú vị khác nhé.

Uncategorized Digital Marketing