eSOLs và những tác động tới làn sóng influencer marketing

Thị trường influencer marketing trong thời gian gần đây chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của eSOLs. Đây được xem là một yếu tố quan trọng giúp nhãn hàng định hình cách thức mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết hơn về eSOLs và những tác động của đối tượng này tới thị trường influencer marketing, bạn hãy tham khảo ngay những nội dung dưới đây của Chin Media nhé!

eSOLs là gì?

eSOLs là viết tắt của từ Eselling Opinion Leaders, thuật ngữ mới trong lĩnh vực influencer marketing ở giai đoạn 3.0. Theo đó, eSOLs được biết là các cá nhân và tổ chức có khả năng giới thiệu sản phẩm hoặc bán sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng thông qua nền tảng trực tuyến.
Khi eSOLs hợp tác với nhãn hàng hoặc công ty, họ có thể làm việc theo mô hình chia sẻ doanh thu, hoa hồng hoặc đại lý dựa trên các luồng công việc cá nhân. Họ nhận trách nhiệm và cùng với nhãn hàng trong việc khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng thông minh.
eSOLs được nhận định là xu hướng mới mà các chuyên gia hoặc chủ thương hiệu lựa chọn với mục đích gia tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số.

eSOLs là cá nhân có khả năng giới thiệu sản phẩm tới khách hàng qua nền tảng trực tuyến.
eSOLs là cá nhân có khả năng giới thiệu sản phẩm tới khách hàng qua nền tảng trực tuyến.

Influencer marketing biểu hiện như thế nào trong giai đoạn 3.0?

Trong kỷ nguyên số, influencer thể hiện được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình khi các nền tảng mạng xã hội đã và đang tạo ra nhiều hình thức mua sắm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các quy định giãn cách xã hội đã góp phần khiến cho hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung có nhiều thay đổi.
Đặc biệt, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và hình thức mua sắm livestream cũng dần trở nên phổ biến và được thúc đẩy bởi các nền tảng thương mại đối thoại như Zalo, Facebook Messenger và một số hình thức thanh toán trực tuyến.
Giai đoạn này, mọi người cũng được chứng kiến sự nổi lên của xu hướng “de-influencing”, đây là những người nổi tiếng phản ảnh về những điểm hạn chế của sản phẩm và khuyên mọi người không nên mua các sản phẩm với chất lượng không đảm bảo.
Vì thế, Influencer trong giai đoạn 3.0 cũng chú trọng hơn trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và xây dựng nội dung mang lại giá trị cho end-user. Mục đích là để mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững cho nhãn hàng. Do đó, các nhãn hàng đã sử dụng eSOLs để tối đa hóa lợi nhuận.

Influencer thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.
Influencer thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

Sự khác biệt giữa eSOLs và các KOLs và KOCs là gì?

Sự khác biệt giữa các nhà sáng tạo nội dung hay các KOL được thể hiện ở chỗ, KOL tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để thúc đẩy thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Trong khi đó, eSOLs lại tập trung chia sẻ những nội dung hữu ích, chân thực và tiết kiệm chi phí tới khách hàng để tăng doanh số bán hàng.
Cụ thể, eSOLs có thể hợp tác với các thương hiệu, nhận hoa hồng hoặc trở thành nhà bán lẻ cho thương hiệu đó. Bên cạnh đó, eSOLs phải hiểu rõ về thương hiệu và dùng những kiến thức của mình về thương hiệu để thuyết phục khách hàng chọn mua nó. Điều này cũng có nghĩa rằng, eSOLs có khả năng tận dụng sức ảnh hưởng của mình để tăng khả năng chuyển đổi người theo dõi thành khách hàng thực sự và xây dựng lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.
Vì thế, không ít nhãn hàng đã hợp tác với eSOLs để đưa ra các khuyến mãi nổi bật và thúc đẩy chiến dịch trên các trang mạng xã hội để đạt được sự bùng nổ về doanh số.

Khách hàng có thể chọn mua một sản phẩm vì lời giới thiệu của influencer.
Khách hàng có thể chọn mua một sản phẩm vì lời giới thiệu của influencer.

Tác động của eSOLs tới Influencer và Marketer?

Đối với Influencer

Trong giai đoạn 3.0, Influencer marketing thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa tới các end-user thông qua nhiều nền tảng khác nhau.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Influencer. Cơ hội vì nó tạo điều kiện để họ phát triển trong tương lai và có được nguồn thu nhập lớn hơn, trong trường hợp biết nắm bắt thời điểm, lựa chọn đúng nền tảng và phân phối nội dung phù hợp.
Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức không nhỏ với mỗi cá nhân. Bởi việc có quá nhiều nền tảng và Influencer khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn.

Đối với Marketer

Các Marketer có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch dễ dàng và hiệu quả hơn trong giai đoạn 3.0. Đồng thời, họ sẽ có được bức tranh tổng quát về mức độ hiệu quả mà Influencer đem lại trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Từ đó, Marketer sẽ đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp với Influencer trong tương lai.
Bên cạnh đó, marketer có thể lựa chọn eSOLs và trao nhiều trách nhiệm hơn về việc bán sản phẩm/dịch vụ để giảm bớt rủi ro liên quan đến Influencer Marketing. Cách này sẽ giúp marketer hạn chế tình trạng gian lận vì doanh số bán hàng thực tế là điều mà họ tập trung nhất lúc này. Đồng thời, khả năng tương tác và chuyển đổi mà eSOLs mang lại cho một nhãn hàng sẽ trở thành thước đo cho sự thành công của eSOLs.

Influencer là một nhân tố có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng cho nhãn hàng.
Influencer là một nhân tố có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng cho nhãn hàng.

Tổng kết

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật số và nhu cầu trong cuộc sống, xu hướng eSOLs là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Các nhãn hàng nên tận dụng điều này để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho mình.
Ngoài ra, để tìm kiếm thêm những thông tin thú vị khác về lĩnh vực marketing, bạn nhớ theo dõi tại chuyên mục Blog của Chin Media mỗi ngày nhé!

 

Uncategorized