D2C là gì? Lý do doanh nghiệp nên triển khai mô hình D2C

D2C là mô hình kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, với nhiều người khái niệm này vẫn còn khá xa lạ. Vậy thực chất D2C là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng D2C? Hãy cùng Chin Media tìm hiểu chi tiết thông qua những nội dung dưới đây nhé!

Khái niệm D2C là gì?

D2C là cụm từ viết tắt từ “Direct to customer” (trực tiếp tới khách hàng). Đây là một hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán qua người mua thông qua website hoặc cửa hàng chính hãng mà không qua trung gian. Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng bao gồm: phát triển sản phẩm, sản xuất, thiết kế và marketing phân phối.

Trình tự của một D2C bắt đầu từ việc khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và mua hàng. Sau đó, nhân viên Call center (trung tâm chăm sóc khách hàng) gọi và xác nhận đơn đặt hàng.

Mô hình D2C là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Mô hình D2C là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Mô hình D2C được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Hình thức trực tuyến: Thông qua website hoặc các sàn thương mại điện tử.
  • Hình thức giao tiếp trực tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm/ dịch vụ qua những buổi hội thảo, workshop,…
  • Hình thức offline ở cửa hàng: Doanh nghiệp mở các cửa hàng, showroom để bán sản phẩm cho khách hàng.

Lý do doanh nghiệp nên triển khai mô hình D2C là gì?

Có thể áp dụng đa lĩnh vực

Mô hình Direct to customer có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm: thời trang, làm đẹp, thực phẩm – đồ uống, đồ gia dụng, công nghệ – điện tử và các mặt hàng tùy chỉnh (trang sức, nội thất, sản phẩm thủ công). Đây cũng là những ngành nghề được áp dụng phổ biến và đạt hiệu quả tốt trên thị trường hiện nay.

Cơ sở để nâng cao chất lượng

Khi áp dụng mô hình D2C, doanh nghiệp có thể làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm từ khâu sản xuất, vận hành cho tới phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng mà không có sự can thiệp từ bên thứ ba. Từ đó, bạn có thể phân phối sản phẩm tới họ nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí hơn.

Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/ dịch vụ khi tới tay khách hàng luôn ở mức tốt nhất. Nhờ vậy, bạn không chỉ thúc đẩy được doanh số bán hàng mà còn xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

D2C giúp doanh nghiệp có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ.
D2C giúp doanh nghiệp có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Thông qua những trải nghiệm trực tiếp và tiếp cận gần với người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng, củng cố và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và có những thay đổi kịp thời để phù hợp với xu thế và thị hiếu của người tiêu dùng.

Mặt khác, với mô hình kinh doanh D2C, doanh nghiệp còn có thể kết nối với nhiều khách hàng trên toàn thế giới và mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Giảm bớt chi phí trung gian

Khi loại bỏ bên thứ ba là các nhà buôn và đơn vị phân phối trong khâu vận hành, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để đầu tư vào hoạt động marketing để thu hút và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí trung gian khi triển khai D2C.
Doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí trung gian khi triển khai D2C.

Tăng khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các thông tin về khách hàng bao gồm: Hành vi đã đưa họ tới trang website, sản phẩm mà họ quan tâm, các trang mà họ truy cập, nhu cầu về sản phẩm, nhu cầu thanh toán,…

Doanh nghiệp càng nhận được nhiều thông tin về khách hàng thì càng thấu hiểu họ hơn. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Quản lý tốt hoạt động kinh doanh

Việc không sử dụng bên thứ ba nào mà tập trung vào nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tạo ra điều kiện để doanh nghiệp quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh tại các website hoặc cửa hàng. Tình hình kinh doanh được nhắc đến ở đây bao gồm các yếu tố: lượng hàng hóa bán ra trong ngày, doanh thu và các chi phí phát sinh khác.

Đồng thời, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả bán ra của các sản phẩm và đưa ra kế hoạch sản xuất cũng như phát triển phù hợp trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thu hồi vốn và nguồn cung cho thị trường.

Doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn nhờ D2C.
Doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn nhờ D2C.

Khảo sát thị trường hiệu quả

Các doanh nghiệp thường sử dụng D2C như một bước đầu tiên để khảo sát tình hình thị trường. Mục đích là để giảm bớt các rủi ro cho các chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo tại các đại lý và kênh phân phối. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu thập được các nhận xét, phản hồi chính xác từ người dùng trực tiếp thay vì phải tốn thời gian, công sức để nghiên cứu và tìm hiểu về thị hiếu người tiêu dùng.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin quan trọng để lý giải về khái niệm D2C là gì cùng những ưu điểm của mô hình này mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Chin Media hy vọng rằng, mọi người có thể áp dụng hiệu quả mô hình này cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn nhớ theo dõi chuyên mục Blog thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị về lĩnh vực marketing nhé!

Uncategorized