HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ 5 CHIẾN LƯỢC INFLUENCER MARKETING THẤT BẠI TRÊN THẾ GIỚI?

Đối với các doanh nghiệp muốn tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, Influencer Marketing đã trở thành một chiến thuật hiệu quả và cực kỳ phổ biến. Influencer Marketing có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu và thậm chí tăng doanh số bán hàng chỉ trong vài tháng, vài tuần thậm chí là vài ngày.

Nếu được thực hiện đúng, các chiến dịch influencer marketing có thể mang lại ROI đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề khi kết hợp với những người ảnh hưởng trên mạng xã hội. Để mối quan hệ hợp tác diễn ra thành công và suôn sẻ, tầm nhìn chung, sự tôn trọng và giao tiếp cởi mở là các yếu tố quan trọng nhất. Nhiều chiến dịch influencer marketing không thành công vì những yêu cầu này không được đáp ứng.

Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 chiến lược influencer marketing thất bại trên thế giới để học hỏi từ những sai lầm của họ và tránh mắc phải trong tương lai.

1. Khi các nguyên tắc bị phá vỡ

Cả thương hiệu và influencer đều cần hành động có trách nhiệm trong việc quảng cáo sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng nếu sản phẩm liên quan tới sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu các quy tắc và quy định bị phá vỡ, chính thương hiệu và người nổi tiếng đều phải trả một cái giá cực kỳ đắt.

Một trong những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với mức Cát-xê cao ngất ngưởng tại thời điểm hiện tại là Kim Kardashian đã bỏ qua các quy tắc khi hợp tác với Duchesnay. Cô đã đăng một bức ảnh selfie trên Instagram để quảng cáo loại thuốc chống ốm nghén của họ, Diclegis.

Bài đăng gây tranh cãi của Kim (cre: shanebarker)

Bài đăng gây tranh cãi của Kim (cre: shanebarker)

Bài đăng của Kim đã thu hút sự chú ý của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và họ phản đối việc Kim chỉ quan tâm ca ngợi sản phẩm mà không nêu rõ các rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng loại thuốc này trong bài đăng của cô. Họ yêu cầu rằng bài đăng phải phản ánh chính xác những hạn chế và rủi ro của thuốc.

FDA cảnh báo rằng Duchesnay sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý nếu nội dung không được sửa chữa hoặc xóa đi. Sau đó, Kim Kardashian đã phải gỡ bài đăng xuống và thay bằng một bài đăng khác, trong đó đã thêm những rủi ro liên quan đến việc sử dụng Didegis.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả Kim và thương hiệu Duchesnay. Để tránh điều này, tốt hơn nên tiết lộ tất cả các tác dụng phụ hoặc khuyến cáo về sản phẩm một cách rõ ràng ngay cả trong các bài đăng quảng cáo. Điều này đặc biệt đúng đối với các loại thuốc vì thuốc có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe người tiêu dùng.

2.  Cách truyền tải thông điệp không rõ ràng

Người tiêu dùng hiện nay khá nhạy cảm với những bài quảng cáo quá mức trên các phương tiện truyền thông xã hội của người nổi tiếng nếu họ không nhận được mục đích gì từ việc xem quảng cáo đó. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là các chiến lược quảng cáo này được ưa chuộng hơn. Lấy ví dụ về chiến dịch marketing toàn cầu của Snickers.

Trong nhiều năm, Snickers đã sử dụng slogan “Bạn không phải là bạn khi bạn đói”. Năm 2012, khi hợp tác với Katie Price và Ian Botham, họ quyết định sử dụng nghĩa đen của slogan này để quảng bá thương hiệu của mình.

Hầu hết các bài đăng trước đây của Katie Price trên Twitter đều mang tính phi chính trị, chủ yếu tập trung vào thời trang. Đối với chiến dịch, cô ấy bắt đầu đăng những dòng tweet liên quan đến chính trị và kinh tế. Tương tự như vậy, Ian Botham, người có các tweet xoay quanh cricket, bắt đầu tweet về việc học cello. Các dòng tweet của họ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm trên Twitter.

Một số người theo dõi thậm chí suy đoán rằng tài khoản của Katie và Ian có thể đã bị hack. Tuy nhiên, sau một loạt các tweet như vậy, họ đã tiết lộ mục đích cuối cùng với một bức ảnh “liên quan” khi selfie với thanh Snickers và dùng caption “Bạn không phải là bạn khi bạn đói”.

Những dòng tweet gây tranh cãi (cre: shanebarker)

Những dòng tweet gây tranh cãi (cre: shanebarker)

Vì những bài đăng trong cả chiến dịch rất không liên quan đến nội dung quảng cáo, một số người dùng twitter đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chúng. Sau đó, Cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo của Anh đã tiến hành một cuộc điều tra về chiến dịch quảng cáo này. Mặc dù chiến dịch đã được xóa, nhưng thương hiệu và hình ảnh của những liên quan đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ chiến dịch này, hãy luôn nhớ rằng, điều bạn cần quan tâm nhất chính là biết được khách hàng của bạn là ai và họ muốn gì. Dựa trên điều này, hãy điều chỉnh chiến dịch influencer marketing để kết nối tốt hơn với người dùng của mình.

3. Những chiến dịch quảng cáo copy – paste

Như đã biết, người tiêu dùng hiện nay đều rất nhạy với các bài post quảng cáo, đặc biệt là của những người nổi tiếng. Cái hay của thương hiệu là làm thế nào để kết hợp với các influencer một cách hiệu quả để người dùng dù biết đó là quảng cáo nhưng vẫn chấp nhận và vui vẻ sử dụng sản phẩm. Yếu tố cốt lõi bạn cần xây dựng được là sự chân thật và uy tín.

Bootea, một thương hiệu bán các sản phẩm tập thể dục và giải độc, đã hợp tác với Scott Disick, một nhân vật nổi lên từ loạt phim truyền hình thực tế “Keeping Up with the Kardashians”.

Trong một bài đăng quảng bá, Scott Disick đã bị follower lên án vì sử dụng nội dung hướng dẫn từ website của công ty để đăng lên tài khoản cá nhân của mình. Thậm chí không thay đổi các dấu mốc thời gian xuất hiện trong nội dung nguyên bản.

Không chỉ riêng trường hợp này, siêu mẫu Naomi Campbell cũng từng mắc phải lỗi tương tự khi đăng một bức ảnh trên Instagram với một đôi giày Adidas. Trong phần chú thích, cô đã quên chỉnh sửa phần nội dung của team marketing của Adidas.

Lỗi copy – paste của Naomi Campbell (cre: shanebarker)

Lỗi copy – paste của Naomi Campbell (cre: shanebarker)

Cả hai chiến dịch trên đều bị ảnh hưởng vì một sai lầm không đáng có này. Những người theo dõi đã chế nhạo cả thương hiệu và cả influencer vì chiêu trò quảng cáo lộ liễu này. Vì vậy, với vai trò là thương hiệu đề nghị hợp tác, bạn nên cung cấp đủ thông tin chi tiết cho các influencer để họ thỏa sức sáng tạo thay vì yêu cầu họ đăng tải một nội dung nhất định do công ty soạn sẵn.

4. Sử dụng các vấn đề xã hội một cách thiếu tế nhị

Các vấn đề nổi bật trong xã hội như nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, môi trường luôn là chủ đề đầy cảm hứng được sử dụng khá thường xuyên trong các chiến dịch quảng cáo trên toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu lại có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau và nhiều doanh nghiệp đã phải nhận một bài học đáng nhớ lớn vì bất cẩn khi sử dụng các vấn đề xã hội.

Quảng cáo Pepsi của Kylie Jenner trong thời gian gần đây cũng hướng đến vấn đề sắc tộc. Trong quảng cáo, Kylie tham gia cuộc biểu tình Black Lives Matter. Khi cảnh sát ập tới để kiểm soát cuộc biểu tình, Kylie đã mời họ một lon Pepsi. Chiến dịch này đã gây nên một cuộc tranh cãi lớn vì đã tầm thường hóa cuộc biểu tình của cả thế giới.

Trong số những người chỉ trích chiến dịch có Bernice King, con gái của Martin Luther King Jr – nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964.

Trong một dòng tweet châm biếm, cô ấy viết, “Giá như bố biết về sức mạnh của #Pepsi.” Dòng Tweet này đã nhận được 147 nghìn lượt retweet và hơn 278 nghìn lượt thích. Phần bình luận có rất nhiều người yêu cầu Pepsi xóa đoạn quảng cáo này. Pepsi sau đó phải đứng ra xin lỗi và dừng phát sóng đoạn quảng cáo này.

Quảng cáo gây tranh cãi của Pepsi (cre: shanebarker)

Quảng cáo gây tranh cãi của Pepsi (cre: shanebarker)

Không chỉ các thương hiệu, mà ngay cả những người có ảnh hưởng cũng cần phải cẩn thận với loại nội dung mà họ đăng tải. Đặc biệt là khi đề cập đến một vấn đề xã hội, mỗi người đều cần đảm bảo thể hiện sự tôn trọng với mọi người. Nếu bạn muốn sử dụng nội dung hài hước, bạn phải cẩn thận gấp đôi vì đôi khi bạn sẽ vô tình thể hiện mình thiếu tôn trọng ai đó.

5. Không chuẩn bị kỹ càng

Hãy xem những gì đã xảy ra với Lễ hội Fyre – lễ hội được tổ chức tại Bahamas và được quảng bá là một lễ hội âm nhạc sang trọng. Các nhà tổ chức sự kiện hứa hẹn chỗ ở sang trọng và ẩm thực tinh tế. Ja Rule và Kylie Jenner là những influencer nổi tiếng đồng hành cùng sự kiện này từ những ngày đầu.

Giá vé lên đến 12.000 USD khiến người hâm mộ đặt nhiều kỳ vọng vào lễ hội hoành tráng này. Tuy nhiên, thực tế lại không hề giống với quảng cáo. Bạn tổ chức chỉ cung cấp những chiếc lều bình thường để ở và bữa trưa bao gồm bánh mì nướng và pho mát.

Du khách đã đăng tải nỗi thất vọng lên mạng xã hội như một làn sóng phản đối dành cho ban tổ chức. Ban tổ chức thậm chí đã phải hoàn lại rất nhiều vé vì họ không có đủ nơi ở cho những người chưa đến. Tất cả các chuyến bay đến đảo Exuma, nơi lễ hội đang diễn ra, đã bị hủy bỏ.

Cách tốt nhất để tránh điều này là lập kế hoạch chiến dịch của bạn một cách kỹ lưỡng. Đừng bán quá nhiều vé hay quảng cáo quá lố chỉ để thu hút người tiêu dùng. Hãy xác định đúng năng lực của bản thân thương hiệu để đưa ra những nội dung quảng cáo hợp lý sẽ mang lại hiệu quả hơn bao giờ hết.

Influencer marketing có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng. Nhưng không phải lúc nào khi bạn đầu tư cũng mang lại hiệu quả như vậy. Nếu bạn không lập kế hoạch tốt cho chiến dịch của mình, chiến dịch có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn, thậm chí hủy hoại danh tiếng thương hiệu của bạn.

Hy vọng những bài học trên sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn mới về influencer cũng như thông tin bổ ích giúp bạn tạo ra các chiến dịch marketing thành công. Đừng quên theo dõi Chin Media để cập nhật thêm nhiều nội dung hay và hữu ích về digital marketing nhé!

Influencer