5 RỦI RO CẦN BIẾT KHI TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH INFLUENCER MARKETING

Influencer marketing đã trở thành một trong những xu hướng hot nhất trong vài năm trở lại đây. Trong năm 2018, có đến 81% Marketer đã báo cáo rằng việc sử dụng Influencer nhằm thúc đẩy kế hoạch Marketing là một chiến lược hiệu quả.

Tuy nhiên, thương hiệu không thể tránh khỏi những rủi ro khi làm việc với Influencer. Hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm hiểu xem 5 vấn đề khi triển khai Influencer Marketing là gì nhé!

1. Mức độ tương tác của Influencer trên Instagram chưa cao

Khi mạng xã hội cho phép nhiều người đạt được mức độ nổi tiếng nhất định, thì danh tiếng của Influencer cũng sẽ nhanh chóng bị bão hòa theo thời gian. Khán giả không thể liên tục theo dõi tất cả nội dung (đặc biệt là nội dung được tài trợ) đến từ những Influencer mà họ yêu thích.

Khi khán giả cảm thấy khó chịu vì quá nhiều nội dung được tài trợ xuất hiện trên news feed, họ sẽ tự mình giảm đi mức độ tương tác với cả Influencer và thương hiệu, điều này được phản ánh trong các nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ tương tác trên Instagram đang giảm dần theo thời gian.

Mobile Marketer đã báo cáo rằng: “Tỷ lệ tương tác cho các bài đăng được tài trợ đã giảm từ 4% xuống còn 2,4% trong Quý 1 năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ của các bài đăng không được tài trợ đã giảm từ 4,5% xuống còn 1,9%.”

Influencer trên Instagram (Ảnh: socialcaptain.com)

Influencer trên Instagram (Ảnh: socialcaptain.com)

Vậy làm thế nào các Marketer có thể giải quyết vấn đề khó khăn này? Thay vì làm việc với những Influencer có lượng người theo dõi quá lớn, các doanh nghiệp và thương hiệu đã bắt đầu cân nhắc tới Nano Influencer, những người có thể tương tác nhiều hơn với khán giả và có khả năng hình thành cộng đồng chặt chẽ, nhờ đó, có thể truyền cảm hứng và thu hút sự tương tác hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Mobile Marketer cũng đã công bố một kết quả báo cáo rằng: “Tỷ lệ tương tác của những Influencer trên Instagram có ít nhất 10.000 người theo dõi vẫn ổn định ở mức khoảng 3,6% trên toàn thế giới. Những Influencer sở hữu 5.000 đến 10.000 người theo dõi có tỷ lệ tương tác là 6,3% và Influencer có 1.000 đến 5.000 người theo dõi có tỷ lệ cao nhất là 8,8%”.

Như vậy, khi lựa chọn Influencer để hợp tác, hãy tập trung vào khả năng tương tác hơn là nhận diện tên tuổi.

2. Việc hợp tác và nội dung không xác thực

Trên thực tế, không phải lúc nào Influencer cũng sử dụng (hoặc thậm chí thích) các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quảng bá trên mạng xã hội. Mặc dù có nhiều thương hiệu dường như không quan tâm đến việc quảng bá có xuất phát từ yếu tố xác thực hay không, nhưng nếu khán giả phát hiện ra những nội dung quảng của Influencer là không xác thực, thì cả thương hiệu và Influencer đều mất uy tín.

Một nghiên cứu từ Bazaarvoice đã đưa ra kết quả rằng, 47% khách hàng cảm thấy mệt mỏi vì nội dung của Influencer có vẻ không chân thực và 62% khách hàng tin rằng những nội dung quảng bá có thể tận dụng lợi thế của khán giả sẽ gây ấn tượng tốt hơn.

Influencer cần tạo nội dung chất lượng và liên quan đến thương hiệu (Ảnh: tribegroup.co)

Influencer cần tạo nội dung chất lượng và liên quan đến thương hiệu (Ảnh: tribegroup.co)

Phương pháp tốt nhất là nên hợp tác với những Influencer đã từng sử dụng và yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn trước khi tham gia một giao dịch chứng thực. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo rằng mình đang hợp tác với những người có mối liên hệ thực sự với thương hiệu.

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng nên tạo điều kiện tốt nhất để Influencer có thể tự chủ trong việc tạo bản Copy, hình ảnh hoặc Video cho nội dung được tài trợ.

3. Các quy định của FTC

Cũng giống như tính xác thực, các Marketer hiện nay cũng nên nhận thức được những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt nếu nội dung được tài trợ của mình bị đánh giá là độc hại hoặc gây hiểu lầm.

Vào tháng 4 năm 2017, FTC đã tiết lộ trong một thông cáo rằng họ đã gửi hơn 90 bức thư cho các Influencer và đề nghị các Influencer nên tạo ra những nội dung thật sự chất lượng, thể hiện rõ mối quan hệ giữa họ với các thương hiệu khi quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội. Cụ thể, Influencer có thể sử dụng #Hashtag có liên quan đến brand, sử dụng công cụ tích hợp để đánh dấu bài đăng là trả phí, tuân thủ đầy đủ các quy tắc…

Các thương hiệu cần tuân thủ đầy đủ những quy tắc của FTC (Ảnh: ethos-marketing.com)

Các thương hiệu cần tuân thủ đầy đủ những quy tắc của FTC (Ảnh: ethos-marketing.com)

Các thương hiệu và Influencer đôi khi sẽ do dự khi sử dụng Hashtag và các công cụ gắn nhãn nhằm tránh thu hút sự chú ý đến tính chất trả phí của nội dung, nhưng tốt hơn hết là bạn nên nhấn mạnh và tuân thủ các nguyên tắc do FTC đề ra.

4. Xung đột đạo đức

Trên thực tế, Influencer là những người nổi tiếng và được mến mộ, nhưng họ cũng là những cá nhân có nhiều khả năng tạo ra tranh cãi và khiến đối tác thương hiệu bị mất uy tín. Vì vậy, các Marketer phải thật lưu ý đến vấn đề này trong quá trình hợp tác.

Các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc đưa ra điều khoản chấm dứt hợp tác với một Influencer nếu họ vi phạm vào những điều khoản đạo đức hoặc thực hiện hành vi nào đó đi ngược lại với giá trị thương hiệu. Nhưng ở một mức độ nào đó, các Marketer cũng phải biết rằng mình đang đầu tư vào ai bằng cách kiểm tra mức độ uy tín cũng như những vấn đề đạo đức xoay quanh tính cách, lối sống, thành tích… có liên quan đến Influencer đó.

5. Lượng người theo dõi không xác thực

Các Marketer cũng nên cảnh giác với những Influencer đã sử dụng tiền để mua số lượng người theo dõi hoặc sử dụng tỷ lệ bot để tạo nên số lượng người theo dõi ảo. Trong một cuộc khảo sát về Influencer do Hit Search thực hiện, “98% người được hỏi đã thừa nhận rằng mình đã từng phát hiện số lượng người theo dõi trên Instagram của một cá nhân nào đó tăng lên theo cách không tự nhiên hoặc tăng lên quá nhanh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn”

Tình trạng người theo dõi ảo đã không còn là vấn đề hiếm gặp (Ảnh: curemedia.com)

Tình trạng người theo dõi ảo đã không còn là vấn đề hiếm gặp (Ảnh: curemedia.com)

Một lần nữa, các Marketer cần phải nhớ rằng: không nên tập trung quá nhiều vào số lượng người theo dõi, mà hãy chú trọng nhiều hơn vào chất lượng của sự tương tác. Influencer sở hữu càng nhiều người theo dõi sẽ đồng nghĩa với việc có nguy cơ người theo dõi giả mạo cũng cao hơn.

Nếu bạn lo lắng về vấn đề này, hãy sử dụng các công cụ phân tích người theo dõi như HypeAuditor hoặc IG Audit…

Influencer Marketing có thể trở thành một công cụ cực kỳ có lợi cho các Marketer, nhưng điều quan trọng mà bạn cần lưu ý chính là các yếu tố khiến cho chiến dịch Influencer có thể gặp phải khó khăn và trở ngại. Hãy chú ý đến 5 rủi ro này khi làm việc với họ nhằm đảm bảo hiệu quả của chiến dịch và bảo vệ thương hiệu của bạn.

Tham khảo thêm các bài viết khác từ Blog Chin Media để thu thập nhiều thông tin thú vị nhé!

Influencer