PHÂN TÍCH BÁO CÁO XU HƯỚNG TIÊU DÙNG PHỔ BIẾN TRÊN FACEBOOK SHOPPING

Năm 2021, việc bắt kịp một số xu hướng tiêu dùng có thể giúp doanh nghiệp phát triển và thích nghi trong giai đoạn nhạy cảm do hậu quả của đại dịch đang diễn ra. Đối với các sản phẩm thiết yếu như đồ gia dụng và đồ chăm sóc cá nhân, doanh số bán hàng đã chứng kiến mức tăng trưởng chưa từng có.

Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật một số thống kê về báo cáo mua sắm trên Facebook với các yếu tố chính dẫn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong năm 2020, từ đó doanh nghiệp có thêm nhiều hướng dẫn để xây dựng chiến lược hiệu quả.

Phân tích xu hướng Facebook Shopping năm 2020 (Ảnh: w3-lab.com)

Phân tích xu hướng Facebook Shopping năm 2020 (Ảnh: w3-lab.com)

Báo cáo mua sắm trên Facebook: Tiêu chí mua hàng của người tiêu dùng tại cửa hàng

  1. Giá tốt nhất: Theo báo cáo, 74% người tiêu dùng nói rằng họ tập trung vào việc có được mức giá tốt nhất cho các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và 61% nói rằng họ đang tích cực tìm kiếm các giao dịch ưu đãi và phiếu giảm giá. Vì vậy, cho dù người tiêu dùng đang mua tại cửa hàng hay trực tuyến, giá cả vẫn là yếu tố số một trong quá trình quyết định mua hàng.
  2. An toàn và luôn có sẵn: Theo báo cáo, 71% đồng ý rằng cần có một môi trường an toàn để họ mua sắm và tình trạng hàng hoá phải luôn có sẵn bất cứ thời điểm nào. Có đến 68% cho rằng điều quan trọng đối với các nhà bán lẻ là phải có sản phẩm mà họ quan tâm trong kho.
  3. Dịch vụ khách hàng ở mức 63%: Vào năm 2020, việc đưa ra chính sách hoàn trả liền mạch và cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp đã và đang ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm tại cửa hàng.

Báo cáo mua sắm trên Facebook: Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng

Phân tích xu hướng mua sắm trực tuyến (Ảnh: lyfemarketing.com)

Phân tích xu hướng mua sắm trực tuyến (Ảnh: lyfemarketing.com)

  1. Giá cả: Vẫn là tiêu chí mua hàng quan trọng nhất của người tiêu dùng.
  2. Độ tin cậy: Chất lượng của sản phẩm được bán trực tuyến quan trọng hơn nhiều so với khi mọi người đang mua sắm tại các cửa hàng, tỷ lệ này chiếm 70% tiêu chí của người mua trực tuyến. Mọi người có nhiều khả năng quay lại trang web của bạn hơn nếu bạn có một kho sản phẩm tốt. Tại các cửa hàng, bạn có cơ hội xem sản phẩm, kiểm tra,…Trong khi nếu lựa chọn mua sắm online, bạn đang đưa ra quyết định dựa trên hình ảnh kỹ thuật số được tạo một cách chỉn chu, mô tả được trau chuốt kỹ lưỡng và đôi khi là những đánh giá tích cực từ phía khách hàng.
  3. Chính sách hoàn trả: 68% tiêu chí mua hàng đầu của người tiêu dùng dựa trên chính sách hoàn trả. Nếu có một sản phẩm bị lỗi hoặc nếu sản phẩm bạn nhận được không giống hệt như trong ảnh, thì bạn có thể dễ dàng trả lại sản phẩm đó.
  4. Thời gian giao hàng: đi kèm với chính sách hoàn trả ở mức 68%. Hầu hết người tiêu dùng tránh mua bất cứ sản phẩm trực tuyến mà mất hơn hai tuần để nhận được chúng. Trong một số trường hợp, khách hàng thậm chí sẵn sàng trả một mức phí cao hơn để nhận được hàng sớm hơn.
  5. Sự tiện lợi: Ngoài chính sách đổi trả và thời gian giao hàng, yếu tố tiếp theo là sự thuận tiện cũng chiếm tỷ lệ khá cao 68%. Ngày nay khi việc tiếp cận thành công khách hàng đã trở nên rất khó khăn, trải nghiệm trực tuyến được tạo ra sau đó phải trôi chảy liền mạch: từ thông tin sản phẩm, lựa chọn, giỏ hàng và thanh toán.

Tầm quan trọng của việc hiểu hành vi của người tiêu dùng đối với nhà quảng cáo

1. Thích ứng với xu hướng mua sắm mới

Tiêu chí mua sắm của người tiêu dùng hiện nay đang thay đổi một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp nên cố gắng thích nghi với những biến động này vì những diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu tích cực hơn.

Việc nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng và bắt đầu suy nghĩ về cách bạn có thể xây dựng dịch vụ khách hàng tốt hơn sẽ chính là những điều kiện giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số giải pháp để cải thiện có thể kể đến như:

  1. Làm thế nào để giao hàng nhanh hơn: trong 2 giờ, 3 giờ, trong ngày,…?
  2. Làm thế nào để tạo ra chính sách hoàn trả giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng?

2. Tạo thông điệp marketing phù hợp với hành vi khách hàng của bạn

Ngày nay liệu doanh nghiệp đã biết rằng người tiêu dùng có đang quan tâm đến độ tin cậy hay không. Chẳng hạn như bạn có thể tạo nhiều video tiếp thị hơn để chứng minh cách người tiêu dùng sử dụng và kiểm tra. Ngoài ra, nên đảm bảo rằng bạn luôn có sẵn hàng để người tiêu dùng biết rằng họ có thể mua hàng của bạn một cách dễ dàng bất cứ lúc nào.

Điều này cuối cùng giúp tăng sự tin tưởng và niềm tin vào độ tin cậy của sản phẩm của bạn. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn đang chiếm lợi thế trong khu vực địa phương và có đội ngũ giao hàng trong ngày, hãy tập trung vào việc quảng bá thông điệp này đến khách hàng.

3. Tập trung vào Long-term Value

Long-time value là thuật ngữ chỉ giá trị lâu dài, là thước đo tiếp thị được sử dụng để xác định mức độ quý giá của khách hàng đối với cửa hàng của bạn. Khi bạn đang kinh doanh trực tuyến, bạn có thể bỏ qua một số xu hướng mua sắm này để tiết kiệm một số tiền.

Ví dụ, một số cửa hàng thương mại điện tử có chính sách đổi trả rất ngắn như 7 ngày, và trong một số trường hợp xấu nhất, không có chính sách đổi trả nào cả. Nếu mọi người thấy bạn có chính sách hoàn trả tốt, thì điều đó có thể sẽ dẫn đến doanh số bán hàng nhiều hơn trong ngắn hạn và tạo niềm tin hơn cho cơ sở khách hàng của bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!

Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.

Social Media Marketing