Dynamic ads và những điều marketer cần làm để tối ưu quảng cáo động
Trong bối cảnh quảng cáo tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội như hiện nay, doanh nghiệp và marketer càng phải cân nhắc để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình một cách khéo léo. Cùng Chin Media tìm hiểu sâu hơn về dynamic ads thông qua nội dung dưới đây.
Thế nào là dynamic ads?
Dynamic ads được xem là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp và marketer do độ tương thích về chiến lược lẫn sản phẩm. Marketer hãy tìm hiểu khái niệm hình thức quảng cáo này ở nội dung ngay dưới đây.
Khái niệm dynamic ads
Dynamic ads còn được biết đến là quảng cáo động và có phần tương tự so với các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Messenger,… Tuy nhiên, quảng cáo động cho phép marketer tạo mẫu quảng cáo tự động sử dụng hình ảnh và thông tin chi tiết từ nguồn cấp dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp.
Dynamic ads sử dụng Facebook Pixel hoặc Facebook SDK để gia tăng khả năng tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu. Nói nôm na, hình thức quảng cáo này mang đến sự tiện lợi cho doanh nghiệp và marketer khi có thể tạo nội dung quảng cáo tùy chỉnh mà không cần thực hiện những thao tác remarketing hoặc retargeting thông thường. Doanh nghiệp và marketer chỉ cần tạo một template sử dụng chung và thông qua đó, trình duyệt sẽ tự động kết nối hình ảnh và nội dung từ kho dữ liệu.
Đọc thêm bài viết: Điểm qua các mạng xã hội phổ biến được truy cập nhiều nhất
Có thể nói rằng, dynamic ads dựa vào hành vi người dùng của tạo dựng trải nghiệm quảng cáo cá nhân hóa. Đó có thể là những sản phẩm từng xuất hiện trong lịch sử xem, thêm vào giỏ hàng hoặc đã từng được đặt mua. Vì vậy, quảng cáo này có khả năng tự động thay đổi nội dung và cách thức tiếp cận phù hợp với sở thích, nhu cầu của đối tượng mục tiêu ở từng giai đoạn cụ thể.
Các vị trí phổ biến của dynamic ads
Quảng cáo động thường được chú ý setup ở các vị trí sau:
- Facebook: nguồn cấp dữ liệu, marketplace, cột bên phải giao diện.
- Instagram: nguồn cấp dữ liệu, story.
- Messenger: trang chủ.
- Audience Network: native ads, banner ads, interstitial ads.
Dynamic ads phù hợp với đối tượng nào?
Quảng cáo động là hình thức quảng cáo phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ và quảng bá nhiều sản phẩm cùng lúc đến khách hàng mục tiêu. Vì vậy, để xác định xem dynamic ads có phù hợp với doanh nghiệp hay không, marketer có thể xem xét dựa trên số lượng và đặc tính sản phẩm, cụ thể như sau:
- Số lượng sản phẩm dưới 10 và hầu hết có đặc tính tương tự nhau: Marketer nên sử dụng carousel ads với độ hiển thị từ 2 – 10 sản phẩm.
- Số lượng sản phẩm từ 10 – 20 và hầu hết có đặc tính tương tự nhau: Marketer nên sử dụng carousel ads và lựa chọn chạy những mặt hàng nổi bật nhất.
- Số lượng sản phẩm trên 20, hoặc trên 10 sản phẩm nhưng đa dạng mẫu mã, chức năng: Marketer nên sử dụng dynamic ads.
Đọc thêm bài viết: Thuê chạy quảng cáo Google Adwords cần lưu ý những gì 2024?
Lợi ích của dynamic ads là gì?
Quảng cáo động có những lợi ích nhất định đối với doanh nghiệp và marketer, cụ thể như sau:
- Tiếp cận đối tượng tiềm năng hiệu quả hơn: Việc sử dụng dynamic ads, doanh nghiệp và marketer có thể nhận được dữ liệu chính xác hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tối ưu hóa chi phí dùng cho quảng cáo: Thay vì tốn chi phí cho việc setup từng quảng cáo đơn lẻ cho từng sản phẩm cụ thể, dynamic ads mang lại tiềm năng tiết kiệm chi phí quảng cáo khi chỉ tiếp cận với những khách hàng đã từng có tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc website doanh nghiệp.
- Tự động hoàn thiện quy trình bán hàng: Nhờ vào khả năng retargeting người dùng đã từng truy cập website hoặc phần mềm, ứng dụng di động của doanh nghiệp và nhắc nhở họ về những mặt hàng đã xem, đã thêm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán.
- Tự động cá nhân hóa quảng cáo: Dynamic ads hướng đến nhóm khách hàng quan tâm thật đến sản phẩm đồng thời xây dựng nên các quảng cáo cá nhân hóa, dựa trên hành vi và lịch sử truy cập của họ.
Hướng dẫn tối ưu hóa dynamic ads hiện nay
Để tối ưu hóa quảng cáo động, marketer nên lưu ý các mẹo sau:
- Danh mục sản phẩm nên được cập nhật thường xuyên: Dynamic ads truy xuất và tạo quảng cáo trực tiếp từ dữ liệu trên website đồng thời có sự liên quan mật thiết đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy, marketer hãy đảm bảo danh mục sản phẩm được cập nhật đầy đủ và chính xác.
- Kiểm tra Analytics để điều chỉnh ngân sách: Khi nhận thấy một số sản phẩm có phần kém hiệu quả về hiệu suất quảng cáo, marketer nên loại bỏ để tránh tổn thất chi phí vô ích.
- Thiết kế hình ảnh, ảnh động tương thích với thiết bị: Hiện nay, lượng người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập internet chiếm đại đa số. Vì vậy, marketer phải đảm bảo hình ảnh hiển thị trên các quảng cáo động phải luôn rõ ràng, đẹp mắt. Mặt khác, việc ưu tiên sử dụng ảnh động sẽ giúp tối ưu việc hiển thị nhiều góc độ của sản phẩm.
- Kiểm tra Pixel thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp marketer nắm được lượng chuyển đổi từ quảng cáo Facebook đến website doanh nghiệp.
- Kiểm tra tùy chọn quảng cáo: Việc này bao gồm các tùy chọn ngôn ngữ, tùy chỉnh quảng cáo để tương thích với các dịp lễ, Tết, ngày đặc biệt,…
Đọc thêm bài viết: Top 4 phần mềm tăng lượt truy cập website hiệu quả năm 2024
Tổng kết
Dynamic ads được xem là công cụ đắc lực dành cho doanh nghiệp và marketer trong bối cảnh tự động hóa lên ngôi. Thông qua bài viết này, marketer đã có những kiến thức tổng quan về quảng cáo động, nếu cần thêm thông tin, marketer có thể tham khảo tại những bài viết cùng chuyên mục tại blog của Chin Media.