3 chìa khóa vàng thực hiện trade marketing dược thành công
Nếu bạn đang làm marketing cho ngành dược phẩm thì 3 bí kíp trade marketing dược mà Chin Media sắp giới thiệu sau đây hứa hẹn sẽ cực kỳ hữu ích với bạn. Cùng khám phá xem những bí kíp đó là gì và một số khái niệm liên quan để áp dụng cho công việc của mình hiệu quả hơn nhé.
Trade marketing là gì?
Trade marketing là một chiến lược tiếp thị được thiết kế đặc biệt để tập trung vào việc tương tác với các đối tác thương mại của một doanh nghiệp, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, nhà phân phối hoặc các đại lý nhỏ lẻ.
Mục tiêu chính của việc thực hiện trade marketing trong kinh doanh là tối ưu hóa hiệu suất bán hàng. Mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa thông qua các hoạt động như quảng cáo tại địa điểm bán hàng, chương trình khuyến mãi, cách trưng bày sản phẩm, hỗ trợ tư vấn bán hàng và các biện pháp khác nhằm tăng cường quan hệ và tạo ra giá trị cho các đối tác thương mại của doanh nghiệp.
Trade marketing thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp có chuỗi cung ứng phức tạp, có sự đề cao sự hợp tác giữa các bên liên quan để cùng nhau đạt được thành công chung trong thị trường. Đối với ngành dược, việc thực hiện trade marketing cũng sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các đơn vị phân phối như nhà thuốc, bệnh viện,…
Một số hoạt động của trade marketing dược
Trong ngành dược phẩm, trade marketing sẽ tập trung vào các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm dược phẩm đến các đối tác thương mại như nhà thuốc, chuỗi cửa hàng dược phẩm, bệnh viện,… Mục tiêu của trade marketing dược phẩm là tối ưu hóa hiệu suất bán hàng, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về sản phẩm trong cộng đồng y tế thông qua các hoạt động như:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin sản phẩm: Nhà sản xuất cần cung cấp thông tin về sản phẩm dược phẩm, tác dụng, cách sử dụng và cảnh báo về tác dụng phụ cho các nhà thuốc và nhà y tế.
- Đào tạo và hỗ trợ: Doanh nghiệp có thể cung cấp các hoạt động đào tạo và hỗ trợ cho nhân viên nhà thuốc, nhân viên y tế về sản phẩm để họ có thể cung cấp thông tin và tư vấn chính xác cho khách hàng.
- Quản lý thương hiệu trong điểm bán hàng: Doanh nghiệp xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực tại nơi bán hàng thông qua việc thiết kế khu trưng bày sản phẩm, bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông trong điểm bán hàng.
- Quản lý chính sách giá và chương trình khuyến mãi: Bạn nên thiết lập và thực thi các chính sách giá cạnh tranh và chương trình khuyến mãi để kích thích việc mua hàng.
Nhìn chung, việc thực hiện trade marketing dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác thêm mạnh mẽ, tối ưu hóa việc phân phối sản phẩm và đảm bảo người tiêu dùng hiểu đủ và đúng về sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
>>> Tham khảo thêm: Chiến lược pharmaceutical digital marketing and social media hiệu quả 2024
Bí kíp thực hiện trade marketing dược hiệu quả
Việc thực hiện trade marketing dược là vô cùng cần thiết nhưng không phải marketer nào cũng có thể áp dụng hiệu quả để đạt mục tiêu nhanh chóng. Cùng Chin Media tìm hiểu ngay 3 bí kíp sau đây để tối ưu quá trình thực hiện của bạn:
Biến các điểm bán hàng trở thành kênh truyền thông hữu hiệu cho sản phẩm
Điểm bán không chỉ là nơi để thực hiện giao dịch mua hàng mà còn đóng vai trò quan trọng đối ảnh hưởng đến nhận thức, thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, nếu có thể tận dụng các điểm bán hàng để thực hiện trade marketing dược thì bạn đã nắm được thành công bước đầu.
Thực tế, điểm bán gần như là “điểm chạm” cuối cùng trên hành trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng bởi đây là nơi mà sản phẩm và khách hàng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Một vấn đề nhỏ tại điểm bán có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng, quan trọng hơn là có thể thay đổi toàn bộ quyết định mua hàng của họ.
Đối với nơi bày bán hàng, bộ phận trade marketing dược cần lên kế hoạch rõ ràng cho việc trưng bày sản phẩm tại điểm bán, thông tin tư vấn của nhân viên bán hàng, hình ảnh của các sản phẩm (nếu cần), mức giá niêm yết,… Tất cả các yếu tố này đều vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng.
Đặc biệt, khách hàng trong ngành dược thường cần đến sự tư vấn của nhân viên bán hàng về công dụng, liều dùng,… của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Vì vậy, khi thực hiện trade marketing dược thì bạn cũng cần chú ý đến đội ngũ bán hàng tại điểm bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thiết kế và cho in ấn các ấn phẩm như tờ rơi, leaflet, poster, banner, biển quảng cáo,… để thu hút thị giác khách hàng.
Xác định đúng đối tượng khách hàng của trade marketing dược
Để triển khai trade marketing dược hiệu quả thì việc xác định đúng đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Trong ngành này, khách hàng chủ yếu được chia thành hai nhóm: Nhóm khách hàng là người tiêu dùng cá nhân (mua hàng số lượng ít, nhỏ lẻ) và các bên phân phối (như bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc,…).
Quá trình mua hàng và các đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng này đều có sự khác biệt rõ ràng như sau:
- Người tiêu dùng cá nhân thường quyết định mua hàng dựa trên thương hiệu dược phẩm, công dụng, gợi ý từ người dùng cũ, giá cả,…
- Bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám thường chọn nhà cung cấp các sản phẩm dược dựa trên thương hiệu, công dụng, các chính sách công nợ, tốc độ xoay vòng vốn, chương trình khuyến mãi, chiết khấu, các chính sách hỗ trợ kênh (như tài trợ lắp biển hiệu, banner, hỗ trợ chăm sóc khách hàng,…),…
Do đó, để thành công trong việc triển khai trade marketing dược thì các doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng, từ đó phát triển các chiến lược phù hợp.
Nâng cao chất lượng trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua dược phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược trade marketing dược. Khi khách hàng có một quá trình mua hàng dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả thì họ sẽ có thêm sự tin tưởng và yêu thích đối với thương hiệu.
Các trade marketer có thể cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các điểm bán để thiết kế và áp dụng một vài hoạt động như hỗ trợ các phương tiện thanh toán thẻ đa dạng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng, thiết kế tủ trưng bày bắt mắt, trình chiếu TVC tại điểm bán,…
>>> Tham khảo thêm: Chiến lược sales and marketing in pharmaceutical industry hiệu quả 2024
Tổng kết
Trong bối cảnh ngành dược đang ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, việc thực hiện trade marketing dược đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội hợp tác và thành công trên thị trường.
Việc hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, thực hiện truyền thông hiệu quả tại các địa điểm bán hàng kết hợp với việc tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng cho người tiêu dùng là những yếu tố quyết định sự thành công của trade marketing trong ngành dược.
Chin Media hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về marketing trong ngành dược phẩm. Hãy truy cập ngay vào Blog để đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về marketing.