Những số liệu thống kê về TikTok Marketing 2020 nhà tiếp thị nên biết
Bạn bắt gặp bao nhiêu video TikTok trên trang mạng xã hội của mình mỗi ngày? Câu trả lời có thể là vô số. Không có gì ngạc nhiên nếu bạn hoặc ít nhất một người thân thiết với bạn là người dùng nền tảng này trong giai đoạn COVID-19, vì thế có thể xem TikTok đã trở thành một giải pháp giải trí tuyệt vời dành cho họ.
Xu hướng TikTok Marketing 2021 sẽ thay đổi thế nào (Ảnh: w3-lab.com)
Đánh giá chung về tốc độ tăng trưởng của TikTok
Theo dữ liệu mới nhất, TikTok có 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 4 năm 2020.
Nền tảng video ngắn này đứng thứ 7 trong số các nền tảng truyền thông xã hội có lượng người dùng hoạt động hàng tháng cao nhất. Khoảng 150 triệu người dùng đang hoạt động này đến từ Trung Quốc. Mặc dù Facebook vẫn giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng nhưng phải mất 4 năm mạng xã hội lớn nhất mới đạt mốc 800 triệu người dùng.
Theo ước tính của Sensor Tower Store Intelligence, TikTok đã được tải xuống từ Google Play và App Store hơn 2 tỷ lần tính đến Quý 1 năm 2020; 1,5 tỷ lượt tải xuống trong Quý 4 năm 2019, sự gia tăng đột biến được cho là do đại dịch COVID-19.
TikTok có hơn 2 triệu lượt tải lên video hàng ngày. Người ta ước tính rằng có khoảng 1 tỷ lượt xem video mỗi ngày trên nền tảng.
TikTok được xem như một kênh giải trí mới
Một trong những lý do khiến TikTok liên tục nhận được nhiều lượt nhấp chuột và trở thành nền tảng hàng đầu như vậy là khả năng khiến mọi người cảm thấy như họ đang xem một chương trình truyền hình mới:
Điều thực sự làm nên sự khác biệt của các thẻ hashtags trên TikTok là chúng được dùng để nhóm các video có nội dung tương tự nhau, giúp người dùng có thể tìm và xem liên tục trong nhiều giờ liền.
Hashtags cũng được sử dụng để tạo và tham gia các thử thách. Một trong những video phổ biến nhất là #RaindropChallenge, có hơn 986 triệu lượt xem. Trong khi đó, thử thách #InMyFeelings đình đám khác đã mang lại hơn 5 triệu lượt tải lên TikTok.
Tiếp thị bằng nền tảng TikTok (Ảnh: tiktok.com)
Nhiều thương hiệu và công ty đã nhận ra tiềm năng của TikTok trong việc giúp họ nâng cao nhận thức về thương hiệu. Với số lượng lớn người dùng sử dụng nền tảng này, cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn là khá cao.
Các thương hiệu có thể thúc đẩy sự phổ biến của các thẻ hashtags bằng cách tạo ra các thách thức mang nhãn hiệu của riêng họ hoặc cộng tác với Influencers để tạo những thử thách hấp dẫn người dùng.
TikTok có khả năng tiếp cận mọi lứa tuổi, không chỉ Gen Z
Không nghi ngờ gì nữa khi TikTok đã thu hút được sự chú ý của hầu hết giới trẻ, đặc biệt là Gen Z. Để có cái nhìn cụ thể hơn về nhân khẩu học người dùng TikTok và cách ứng dụng này đang hướng tới trở thành một nền tảng cho mọi lứa tuổi, hãy tìm hiểu một số thống kê sau đây:
- 41% người dùng TikTok thuộc Thế hệ Z hoặc những người trong độ tuổi từ 16 đến 24. Sự phổ biến của ứng dụng trong giới trẻ không gây ngạc nhiên, vì nền tảng này được thiết kế chủ yếu hướng vào nhóm khán giả trẻ. Đánh giá về cách TikTok tăng vọt về danh tiếng, chúng ta có thể nói rằng những người sáng tạo hiểu rõ nhân khẩu học này hơn các đối thủ cạnh tranh của họ.
- Theo dữ liệu mới nhất cho thấy 60% người dùng TikTok từ 16 đến 24 tuổi, 26% từ 25-44 tuổi và 14% trên 44 tuổi.
TikTok trở thành một thói quen giải trí hàng ngày
Để hiểu đầy đủ về cách TikTok đã thu hút thành công sự chú ý của người dùng trực tuyến và trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, những thông số dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phù hợp:
- Người dùng dành trung bình 52 phút mỗi ngày trên TikTok, 90% người dùng TikTok truy cập ứng dụng mỗi ngày
- Người dùng thưởng thức TikTok theo nhiều cách khác nhau. Theo dữ liệu từ GlobalWebIndex, 68% người dùng chỉ đơn giản là xem video của người khác, trong khi 55% tải video của chính họ lên.
- Người dùng mở ứng dụng ít nhất 8 lần một ngày và thời gian trung bình người dùng dành cho mỗi phiên là 5 phút.
TikTok mở ra tiềm năng cho lĩnh vực thương mại điện tử
Năm 2020 cùng với những lệnh giãn cách xã hội đã làm tăng nhu cầu mua sắm qua mạng trực tuyến, cũng chính lý do này mà lĩnh vực thương mại điện tử bắt đầu nhận thấy nhiều tiềm năng phát triển khi kết hợp với các nền tảng quảng cáo:
Ứng dụng TikTok vào lĩnh vực thương mại điện tử (Ảnh: pymnts.com)
Tính năng mua sắm trong ứng dụng này được đặt tên là “Hashtag Challenge Plus” cho phép người dùng xem qua các sản phẩm liên quan đến hashtag được tài trợ mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.
Ứng dụng cũng bắt đầu cho phép người dùng thêm liên kết đến các cửa hàng trực tuyến hoặc các trang web khác vào hồ sơ thông tin trên app. TikTok cũng đã cung cấp cho người tạo nội dung cách hướng người xem và người theo dõi đến các trang web mua sắm mà họ chọn. Tính năng quảng cáo mới này cho phép những người có ảnh hưởng thêm nút CTA để kêu gọi hành động như “Mua ngay”, “Tìm hiểu ngay”, … vào video của họ.
Việc được xác minh bằng TikTok cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì nền tảng này đã bổ sung thêm tính năng xác nhận cho thương hiệu, tăng độ tin cậy với khán giả.
Với những tính năng này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng rộng hơn, đặc biệt nếu họ đang nhắm mục tiêu đến GenZ và Millennials.
Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết!
Đừng quên theo dõi blog Chin Media các bài viết về digital marketing để cập nhật những công cụ quảng cáo mà các nhà tiếp thị thường sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng nhé!
Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing tổng thể, đừng ngần ngại liên hệ với Chin Media.