Google Display Network: khái niệm, vai trò đối với chiến dịch hiển thị
Google là một trong những nền tảng có lượng người truy cập khủng nhất hiện nay. Google Display Network (GDN) giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn đến gần với khách hàng mục tiêu của mình trong thị trường khổng lồ này. Vậy GDN là gì? GDN đóng vai trò như thế nào trong các chiến dịch hiển thị? Hãy cùng Chin Media tìm câu trả lời qua bài viết.
Google Display Network là gì?
Google Display Network (GDN)
Google Display Network (GDN) là một hệ thống mạng lưới các website trên internet. Các website này là đối tác của Google, cho phép nhà quảng cáo thông qua Google để đặt quảng cáo banner về sản phẩm, dịch vụ của mình lên các website đó.
Google Display Network và Google Search Network
Google Adwords (Google Ads) có hai hệ thống quảng cáo gồm Google Search Network và Google Display Network. Do đó, chúng ta cần phân biệt rõ hai hệ thống này.
Google Search Network là dạng quảng cáo trả phí trực tuyến, đặt ads ở vị trí người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi họ tìm kiếm từ khóa liên quan. Trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic đồng thời có thêm nội dung CTA (call to action) so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.
Google Display Network chèn ads vào những website được tuyển chọn. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức tại những website này. Google ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.
Phương thức hoạt động GDN là gì?
Phương thức hoạt động của GDN
Quảng cáo theo ngữ cảnh
Quảng cáo theo ngữ cảnh là thủ thuật dựa trên từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đã chọn để tăng cơ hội hiển thị ads trên website, app có nội dung liên quan. Dựa trên nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc liên kết và cấu trúc trang Google sẽ xác định website được đặt quảng cáo có phù hợp hay không. Nếu từ khóa hay chủ đề của bạn trùng với chủ thể của website thì Google ads sẽ chọn website đó đăng quảng cáo của bạn.
Chọn chính xác website
Với Placement Targeting, người chạy quảng cáo có thể chọn website, video và app từ hệ thống website của Google Display Network để hiển thị quảng cáo. Cách thức này khác quảng cáo theo ngữ cảnh ở chỗ Google sẽ không tự động chọn website theo từ khóa hay chủ đề.
Vai trò của Google Display Network
Tiếp cận người dùng
Hiện nay có hơn 2 triệu website đăng ký GDN và lượng người truy cập đến những website này vô cùng lớn. Thông qua GDN giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, không chỉ tăng hiệu quả branding mà còn thúc đẩy conversion rate.
Giảm bớt chi phí
Một trong những vai trò quan trọng của Google Display Network đối với chiến dịch hiển thị (display campaign) là giảm bớt chi phí cost per click (CPC). Các quảng cáo hiển thị thông qua GDN có mức giá thấp hơn và bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đạt được mục tiêu marketing mong muốn.
Nhiều mức giá để chọn lựa
GDN có nhiều mức giá
Với các chiến dịch quảng cáo, bạn đã quá quen thuộc với chỉ số PPC (pay per click). Tuy nhiên, khi sử dụng GDN, bạn có thể chọn sang hình thức CPM (cost per mile). CPM được tính dựa trên lượt view nên chi phí được giảm bớt, đây là yếu tố giúp bạn tối ưu ROI cho doanh nghiệp của mình.
Quảng cáo bằng hình ảnh
Quảng cáo thông qua hình ảnh đang là hình thức quảng cáo đạt hiệu quả nhất hiện nay. Phân tích hành vi người dùng cho thấy họ thường bị thu hút và đưa ra các hành động tương tác hoặc mua hàng khi nhìn thấy những hình ảnh bắt mắt. Khi sử dụng Google Display Network giúp tăng CTR và conversion rate cho doanh nghiệp.
Remarketing Ads hiệu quả
Với GDN, website của bạn sẽ tracking user thông qua Cookies và hiển thị quảng cáo khi người dùng truy cập đến website. Theo đấy, bạn có thể thiết lập chiến dịch remarketing ads với những người dùng này vì họ sẽ là những khách hàng tiềm năng của bạn.
Remarketing giúp thương hiệu của bạn ghi dấu trong lòng khách hàng, là một chiến thuật quảng bá thương hiệu hiệu quả. Ngoài ra, khi quảng cáo nhiều lần tạo nên nhiều điểm chạm giúp tăng CTR và conversion.
Hạn chế của GDN
Không thể kiểm soát hiển thị Ads
Bất lợi đầu tiên là bạn không thể kiểm soát website nào sẽ hiển thị Ads của bạn.
Google luôn nỗ lực đặt Ads ở những website liên quan nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi lúc Ads của bạn sẽ hiển thị trên website xấu. Mặc dù có thể ngăn chặn website nào sẽ đăng quảng cáo nhưng bạn phải tự add thủ công trong phần cài đặt chiến dịch.
Điều này có nghĩa là bạn phải tự kiểm tra 2 triệu website để Ads không xuất hiện trên những website độc hại, khiến không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà còn đem về nguồn traffic kém chất lượng.
Ads không liên quan đến website
Do không thể kiểm soát website đăng quảng cáo nên bạn sẽ gặp phải vấn đề khác là sự liên quan.
Google cũng không ngừng đánh giá nội dung của website để hiển thị Ads phù hợp với nội dung đó. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng được vậy!
Tương tự thì cách duy nhất là bạn tự ngồi lọc và loại bỏ những trang web không liên quan trong cài đặt chiến dịch. Còn không thì cách tốt nhất là mua banner từ chính website mà bạn muốn.
Google Display Network là nền tảng giúp marketers tối ưu hiệu quả của các chiến dịch hiển thị. Tận dụng mạng lưới này giúp bạn đạt được những chiến dịch marketing và tối ưu ROI cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn tối ưu hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, đừng bỏ qua mạng lưới này.
Chin Media chúc bạn thành công với các display campaign của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập đến chuyên mục Tin tức để đón đọc nhiều kiến thức marketing hữu ích!